Vùng đất của hai “huyền thoại”

Trên chuyến xe tới Bạc Liêu, tôi cứ vẩn vơ nghĩ về những hình ảnh thiên nhiên kỳ thú mà nhà văn Đoàn Giỏi đã vẽ nên trong thiên truyện “Đất rừng phương Nam” mà quên mất rằng, đây là nơi ghi danh của hai con người huyền thoại. Một là cha đẻ của bản Dạ cổ hoài lang nức tiếng, một là tay chơi bậc nhất Nam kỳ lục tỉnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
vung dat cua hai huyen thoai

Dưới cái nắng chiều chói chang tháng Ba của Bạc Liêu, tôi tới tham quan Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892-1976). Sinh thời, ông sống và sáng tác nhạc trên chính mảnh đất này.

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh ra tại Long An. Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình ông phải bỏ quê, trôi dạt nhiều nơi trước khi định cư ở Bạc Liêu. Năm 15 tuổi, chàng trai Sáu Lầu theo thầy Lê Tài Khí học đờn kìm (đàn nguyệt). Thầy Tài Khí mù cả hai mắt, bị tật ở chân nhưng lại được trời phú cho ngón đàn điêu luyện. Nhờ siêng năng, ông Sáu Lầu nhanh chóng chơi thành thục các loại nhạc cụ.

Tham quan một vòng gian trưng bày các hiện vật về cuộc đời ông, tôi thầm nghĩ, để sáng tác một tuyệt phẩm như Dạ cổ hoài lang, nhạc sĩ Cao Văn Lầu chắc phải ở vào một hoàn cảnh đặc biệt lắm. Thấy bóng dáng hướng dẫn viên, tôi lập tức tiến đến hỏi về câu chuyện này.

Năm 1913, ông Sáu Lầu vâng lời cha mẹ mà lấy bà Trần Thị Tấn làm vợ. Hồi ấy, tuy chưa có sáng tác nào nổi danh nhưng ngón đàn của nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã nức tiếng gần xa. Gia đình nào có hội hè, giỗ chạp... cũng đều muốn rước ông tới chơi. “Lắm mối” là vậy nhưng gia đình ông vẫn nghèo bởi người ta đàn hát đâu phải để kiếm kế sinh nhai. Miệng ăn trong nhà trông chờ cả vào bà Tấn. Đêm đi bắt ba khía, ngày mang ra chợ bán rồi đi làm ruộng... Bà luôn tay luôn chân suốt ngày. Sự chịu thương chịu khó của bà rồi cũng khiến tâm hồn của ông Sáu Lầu lay động.

Ông bà sống với nhau mãi mà chẳng có con.“Tam niên vô tử bất thành thê”, ông bị buộc phải bỏ vợ để lấy người khác. Quá đau buồn, ông Sáu Lầu ôm đàn hàng đêm, đặt mình vào vị trí của người vợ mong nhớ chồng mà viết lên Dạ cổ hoài lang (Đêm nghe tiếng trống nhớ chồng).

Trong thời gian xa cách, ông vẫn giấu cha mẹ để lén lút gặp vợ. Sau vài tháng, vợ ông mang bầu, hai người lại được sum họp. Kể từ đó, hai ông bà sinh được bảy người con (năm trai, hai gái). Con trai trưởng của ông là Cao Kiến Thiết, từng là chuyên viên của Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ.

Ban quản lý khu lưu niệm cũng dành riêng một gian để trưng bày hình ảnh của những nghệ sĩ cải lương nổi danh. Một trong số đó là cô đào tài sắc Phùng Há (1911-2009) – nguyên nhân gây ra cuộc “Hắc – Bạch phân tranh” giữa Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (Hắc công tử) và Bạch công tử Mỹ Tho George Phước.

Vốn là người “nhiều chuyện”, ngay sau khi nghe đến giai thoại này, tôi lập tức tạm biệt cô hướng dẫn viên của Khu lưu niệm để tìm hiểu về chàng công tử thú vị này.

Đúng như kỳ vọng của tôi! Ngay từ bên ngoài, căn biệt thự của Công tử Bạc Liêu vẫn toát lên vẻ hoa mỹ, dù đã trải qua bao biến cố lịch sử. Công trình này được xây dựng năm 1919, do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Toàn bộ vật liệu xây dựng nên ngôi biệt thự này được chuyển về từ Pháp. Cụ thân sinh ra Hắc công tử là ông Hội đồng Trạch, chủ sở hữu 74 sở điền, với 110.000 hecta ruộng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Gia đình ông giàu đến nỗi, cứ khi trời nắng to là lại cho gia nhân đem tiền lên phơi trên sân thượng cho đỡ mốc.

vung dat cua hai huyen thoai

Ông Huy từng được gia đình cho sang Pháp du học. Ngày đón cậu Ba về Bạc Liêu, ông Hội đồng Trạch còn mua cả một chiếc xe hơi cho xứng với học hàm học vị của con trai. Tuy nhiên trên đường đi, ông mới vỡ lẽ rằng cậu Ba chỉ toàn ăn chơi trong suốt ba năm bên xứ người. Cậu mang về Việt Nam ba tấm bằng… lái xe hơi, lái máy bay và nhảy đầm.

Chưa nói đến chuyện đốt tiền (mỗi tờ trị giá vài cây vàng) để tìm chiếc hoa tai cho người đẹp trong rạp hát, độ ăn chơi của công tử Bạc Liêu được thể hiện ở hai chiếc giường mà cậu đóng riêng cho mỗi mùa. Mùa nóng, cậu nằm chiếc giường gỗ sưa có lát đá cẩm thạch. Mùa lạnh, cậu nằm chiếc giường đóng bằng gỗ giáng hương (mùi thơm của gỗ giáng hương làm cơ thể ấm lên). Trong phòng ngủ có đầy đủ bàn gương và một hộp lớn đựng son phấn để công tử... trang điểm mỗi khi ra khỏi nhà.

“Vua Bảo Đại có thứ gì, Công tử Bạc Liêu mua thứ đó”, cô hướng dẫn viên tại di tích này kể lại với chúng tôi như vậy. Biết vua được trang bị máy bay từ tiền ngân khố quốc gia, cậu Ba cũng tự mua cho mình một chiếc để tiện đi thăm ruộng. Một lần, cậu Ba mải bay mà quên để ý rằng máy bay hết xăng nên phải hạ cánh khẩn cấp xuống nước Xiêm La. Nhà nước Xiêm bắt giữ ông vì tội vượt biên bắt phạt 200 nghìn giạ lúa (khoảng 10kg vàng). Thương con, vợ chồng ông Hội đồng Trạch chấp nhận cho một đoàn ghe chở lúa qua nước bạn để chuộc quý tử.

Dù ăn chơi là thế nhưng Bạch công tử rất được lòng mọi người vì tính tình hào phóng, khoáng đạt. Đi thăm ruộng, nếu thấy ai quá nghèo, cậu sẵn sàng xóa luôn nợ cho họ. Khác với những công tử cùng thời thường khúm núm trước người Pháp, cậu Ba Huy luôn "toa–moa” sòng phẳng. Vì thế, trong mắt người Pháp cũng như giới giang hồ, cậu rất được nể trọng vì bản lĩnh, hơn thế nữa lại có vợ Tây (lấy trong thời gian đi du học) và thuê hẳn người Pháp làm công.

Tôi còn chưa kịp cất lời hỏi về giai thoại đốt tiền nấu chè, cô hướng dẫn viên ở đây đã “thanh minh” cho cậu Ba. Cô cho biết, giai thoại ấy là do người đời thêu dệt nên. George Phước có đưa ra lời thách thức nhưng Công tử Bạc Liêu từ chối khéo. Sau này, cậu có kể lại với con mình là ông Trần Trinh Đức rằng: “Tội gì mà đốt cả đống tiền để nấu chè. Chưa biết chừng Tây nó nghe chuyện bắt bỏ tù vì tội hủy hoại nhiều giấy bạc cũng nên”.

Trước khi kết thúc chuyến tham quan khu biệt thự, cô hướng dẫn viên cho biết, trong suốt cuộc đời, công tử Bạc Liêu đã tiêu hết… năm tấn vàng. Nghe đến đây, tôi thầm nghĩ: “Thế này thì trở thành huyền thoại là đúng rồi. Ăn chơi như vậy mới gọi là ăn chơi chứ!”

Bích Trâm

Đọc thêm

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Chương trình nhằm giúp các học viên cập nhật tình hình thế giới, chính sách đối ngoại của Việt Nam, vấn đề biển đảo, hội nhập kinh tế quốc tế.
ASEAN trong mắt các bạn trẻ

ASEAN trong mắt các bạn trẻ

Trong tiến trình hướng tới tương lai khu vực, thanh niên là động lực then chốt thúc đẩy hiện thự́c hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025...
Cơ hội nào cho doanh nghiệp ASEAN trong thời đại số?

Cơ hội nào cho doanh nghiệp ASEAN trong thời đại số?

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác để chia sẻ về việc nắm bắt thời cơ trong thời đại số.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
Con trai nhà Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dance sport thế giới hạng thiếu nhi

Con trai nhà Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dance sport thế giới hạng thiếu nhi

Ngày 23/4, Kubi nhà Khánh Thi - Phan Hiển và bạn nhảy Linh San lần thứ hai vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship 2024.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động