WannaCry - Bài học về sự thiếu cảnh giác toàn cầu

Vụ tấn công mạng quy mô toàn cầu vừa qua của mã độc máy tính WannaCry là lời cảnh tỉnh cho các cơ quan an ninh mạng về sự cần thiết phải chuẩn bị phòng ngừa, ứng phó trước các loại mã độc ngày càng tinh vi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
wannacry bai hoc ve su thieu canh giac toan cau Phát hiện vụ tấn công mạng quy mô lớn hơn WannaCry
wannacry bai hoc ve su thieu canh giac toan cau Trung Quốc cảnh báo về loại virus máy tính mới

Cuộc tấn công quy mô lớn

Tuần trước, mã độc máy tính WannaCry đã bùng nổ trên hàng loạt hệ thống máy tính thế giới với tốc độ và quy mô chưa từng thấy. Loại mã độc này đã khai thác một lỗ hổng bảo mật trong phần mềm hệ điều hành Microsoft XP để lây lan sang hơn 150 quốc gia, lây nhiễm tới hơn 300.000 máy tính và khóa dữ liệu của người sử dụng phần mềm. Thủ phạm của các cuộc tấn công yêu cầu một khoản thanh toán Bitcoin trị giá 300 USD từ người bị nhiễm mã độc máy tính để đổi lấy việc mở khóa dữ liệu đó. Nếu không trả tiền chuộc sẽ dẫn đến việc hủy dữ liệu.

wannacry bai hoc ve su thieu canh giac toan cau
Mã độc WannaCry đã khiến nhiều cá nhân và doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề. (Nguồn: TechWorld)

Thông tin về sự tồn tại của lỗ hổng bảo mật được cho là nằm trong các tài liệu bị rò rỉ hồi tháng trước của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA). Trước đó, hồi tháng 3 năm nay, khi nhận ra hệ điều hành của mình có thể bị xâm nhập, Microsoft đã phát triển một bản vá lỗi cho phần mềm có tuổi đời 16 này và tung ra bản sửa lỗi miễn phí cho các hệ điều hành Microsoft XP cũ.

Việc sử dụng mã độc để khóa dữ liệu người dùng và tống tiền không phải một điều mới mẻ. Theo một cuộc khảo sát, trong vòng 1 năm kể từ tháng 6/2015 - 6/2016, hơn 50% các tổ chức được khảo sát đã bị trúng mã độc tống tiền. Riêng chỉ trong quý I/2016, hơn 209 triệu USD đã được thanh toán cho các tổ chức tin tặc. Mặc dù gần một nửa trong số các tổ chức chấp nhận trả tiền chuộc này đáng lẽ đã có thể phục hồi dữ liệu của họ.

Giải mã WannaCry

Ở thời điểm hiện tại, tất nhiên câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong tâm trí mọi người là: Ai đã làm ra việc này? Câu trả lời có thể sẽ mất vài ngày hoặc vài tuần để làm sáng tỏ và thậm chí cũng có thể không hoàn toàn rõ ràng.

Trong khi những manh mối vẫn đang được tìm kiếm, tình hình dường như vẫn mơ hồ. Cuộc tấn công không đặc biệt phức tạp, dựa trên một lỗ hổng bảo mật đã bị rò rỉ từ trước mà vốn không được thiết kế riêng cho cuộc tấn công này. Một loạt đối tượng từ các quốc gia, tội phạm tin tặc, cho đến các cá nhân… đều có thể quy trách nhiệm.

Hiện các cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan tình báo trên toàn cầu đang cố gắng làm sáng tỏ những bí ẩn. Dấu tích thời gian trên mã độc WannaCry là GMT+9 nên dẫn đến một số suy đoán về người tạo có thể đang ở vùng Viễn Đông. Bên cạnh đó, số lượng các cuộc tấn công tương đối lớn tại Nga chỉ ra rằng Nga hoặc ít nhất là các cơ quan chính phủ Nga không đứng sau vụ việc này.

Mặt khác, số tiền chuộc theo yêu cầu của tin tặc trong vụ mã độc WannaCry này cũng khá bất thường khi nhỏ hơn nhiều so với mức trung bình. Ước tính số tiền chuộc trung bình mà các thủ phạm tạo mã độc trong năm 2016 yêu cầu là 679 USD, trong khi con số này của mã độc WannaCry chỉ là 300 USD. Hơn nữa, sự xuất hiện của công cụ Kill Switch nổi tiếng hiện nay trong việc vô hiệu hóa mã độc cũng đặt ra nhiều nghi vấn. Sơ hở này là cố ý hay là một lỗi của thủ phạm?

wannacry bai hoc ve su thieu canh giac toan cau
Làm thế nào để người dùng ngăn chặn sự lây lan mã độc WannaCry? (Nguồn: National Interest)

Việc xem xét các nạn nhân mà mã độc WannaCry nhắm đến giúp cung cấp một điểm khởi đầu quan trọng trong việc giảm thiểu và ngăn chặn các cuộc tấn công như vậy trong tương lai. Theo thống kê hiện tại, các nạn nhân phần lớn là các doanh nghiệp và chính phủ. Tại Brazil có tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Petrobras, còn tại Nga, Đức và Tây Ban Nha, các hệ thống đường sắt đã bị ảnh hưởng bởi WannaCry. Tại Anh, đa số hệ thống chăm sóc sức khoẻ phải chuyển sang thực hiện ngoại tuyến. Trong khi ở Ấn Độ, nạn nhân là các công ty điện lực thì ở Trung Quốc, đối tượng mà WannaCry nhắm đến là hệ thống đường sắt, bệnh viện và các cơ quan chính phủ.

Rõ ràng, hầu như tất cả các cuộc tấn công của WannaCry đều liên quan đến cơ sở hạ tầng quan trọng của các quốc gia trong bối cảnh hầu hết các quốc gia này đang sử dụng phần cứng/phần mềm đã lỗi thời và các bản vá bảo mật không được cập nhật thường xuyên, ngay cả khi các cảnh báo về sự thiếu an toàn từ Microsoft đã được đưa ra trước đó.

Cần đề cao cảnh giác

Để khắc phục điều này, các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ cần phải thận trọng và lưu ý 4 điều sau trong việc bảo mật máy tính.

Một là, các tính năng cho phép cập nhật hệ điều hành tự động nên được sử dụng để bảo đảm các lỗ hổng an ninh sẽ ngay lập tức được “vá lại” mỗi khi có bản phần mềm sửa lỗi mới.

Hai là, phải cài đặt và hoạt động phần mềm chống virus.

Ba là, chấm dứt sự lỗi thời của các hệ thống công nghệ thông tin. Phần cứng và phần mềm nên được coi là các mặt hàng có thể tiêu hao. Vì vậy, khi các bản sửa lỗi bảo mật không thể sử dụng với những hệ thống này nữa cũng là lúc chúng cần được thay thế. Các hệ thống mới hơn có các tính năng bảo mật tốt hơn. Sự tiếc rẻ, coi nhẹ bảo mật của các chính phủ và doanh nghiệp khi cố sử dụng các hệ thống lỗi thời chính là cơ hội béo bở cho các loại mã độc như WannaCry hoành hành.

Bốn là, những cá nhân sử dụng máy tính cần phải quan tâm đến an ninh mạng và đóng vai trò then chốt trong việc giữ gìn an ninh không gian mạng của riêng mình. Nhiều khảo sát cho thấy rất nhiều người bày tỏ mối quan tâm của mình đến an ninh mạng và mối quan tâm đó cần phải chuyển thành hành động cánh giác, phòng ngừa. Hầu hết cơ hội cho các mã độc lây lan đều tạo ra khi các cá nhân mở các tệp tin từ những người hoặc địa chỉ mà họ không quen biết hoặc từ các tệp độc hại với các đuôi mở rộng như “.exe”, “.vbs", “scr”…

wannacry bai hoc ve su thieu canh giac toan cau
Người dùng cần cẩn trọng trước những tệp dữ liệu khả nghi. (Nguồn: Youtube)

Cuộc tấn công mạng bằng mã độc WannaCry là một hồi chuông cảnh tỉnh về sự cần thiết phải luôn luôn cảnh giác. Ngay cả khi WannaCry đã được ngăn chặn, lịch sử cho thấy là những nỗ lực tin tặc khác sẽ ngày một tinh vi hơn và sự đề phòng, cảnh giác cao độ là rất quan trọng.

wannacry bai hoc ve su thieu canh giac toan cau 19 triệu thư điện tử ở Canada bị tin tặc tấn công

19 triệu thư điện tử (email) khách hàng của Bell - hãng viễn thông lớn nhất Canada, đã bị tin tặc tấn công. Các tin ...

wannacry bai hoc ve su thieu canh giac toan cau Vụ tấn công mạng toàn cầu: Microsoft đổ lỗi cho chính phủ các nước

Ngày 15/5, trên trang blog cá nhân, Chủ tịch Microsoft Brad Smith cho rằng trách nhiệm về sự lây lan virus tống tiền WannaCry một phần ...

Thu Trang (theo National Interest)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024 ghi nhận thị trường thế giới chờ thông tin kinh tế Mỹ, SJC tăng vọt sau một thông báo từ Ngân hàng Nhà nước.
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương trao đổi, hội đàm trực tuyến với lãnh đạo Đảng FLN Algeria

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương trao đổi, hội đàm trực tuyến với lãnh đạo Đảng FLN Algeria

Các đồng chí lãnh đạo Đảng FLN đánh giá cao những thành tựu trong xây dựng Đảng, phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của ...
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Quan hệ Việt Nam-Algeria có những bước phát triển tích cực trong tất cả các lĩnh vực

Quan hệ Việt Nam-Algeria có những bước phát triển tích cực trong tất cả các lĩnh vực

Khẳng định Việt Nam sẽ là cầu nối Algeria với các nước ASEAN, Quyền Chủ tịch nước mong muốn Algeria là cầu nối giữa Việt Nam với các nước châu ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Viện ERIA nhân dịp ông dẫn đầu đoàn chuyên gia sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động