Xoạc bóng triệt hạ, hối hận để làm gì?

Xoạc bóng là kỹ thuật khá phổ biến trong phòng ngự và là một trong những cách hiệu quả nhất để giành bóng. Nhưng tại V-League, kỹ thuật này trở thành một thứ vũ khí khủng khiếp để triệt hạ sự nghiệp của đối phương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
xoac bong triet ha hoi han de lam gi Chuyển nhượng 27/7: Inter Milan hét giá trên trời cho Icardi
xoac bong triet ha hoi han de lam gi CHÍNH THỨC: Higuain đầu quân cho Juventus
xoac bong triet ha hoi han de lam gi
Một cú xoạc bóng có thể khiến đối phương mất cả sự nghiệp. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Với sự phát triển của kỹ thuật bóng đá, các cầu thủ nhận ra rằng việc chạy lấy đà rồi trượt người hòng chạm bóng trước đối phương là một động tác vô cùng hiệu quả, vừa có lợi thế chạm bóng trước, vừa tận dụng thân người để truy cản.

Với mục đích khởi nguồn như vậy, rõ ràng mục tiêu của những cú xoạc bóng phải là quả bóng. Và tất nhiên, nếu cầu thủ thực hiện cú xoạc bóng trúng chân đối phương trước khi chạm bóng, dù là vô ý thì cũng là một tình huống phạm lỗi.

Đặc biệt, có những hành vi dù có chạm bóng trước thì vẫn bị tính là phạm lỗi, thậm chí phải nhận thẻ đỏ. Trong đó, xoạc bóng bằng cả hai chân, xoạc bóng từ phía sau, xoạc kiểu “cắt kéo” (dùng hai chân kẹp chân đối phương) hay dùng gầm giày xoạc bóng luôn bị xem là những động tác phạm lỗi nghiêm trọng nhất.

Đó cũng là lý do khiến pha xoạc bóng của Vincent Kompany với Nani hồi năm 2012 dù trúng bóng nhưng vẫn bị phạt thẻ đỏ, bởi đó là một cú xoạc bóng bằng cả hai chân.

xoac bong triet ha hoi han de lam gi
Pha xoạc bóng phải nhận thẻ đỏ của Kompany. (Ảnh: Talksport)

Để có một cú xoạc bóng chính xác mà không khiến đối phương chấn thương, các cầu thủ không chỉ cần kỹ năng tốt, sự bình tĩnh và phán đoán chính xác mà trong tâm thức họ không nảy sinh ý đồ chơi xấu đối phương, dù chỉ là bột phát. Đó là phẩm chất mà những hậu vệ xuất sắc Alessandro Nesta, Paolo Maldini hay Mats Hummels… có sẵn để thực hiện những pha chặn bóng chính xác, hiệu quả mà đầy tính nghệ thuật. 

Tuy nhiên, tất cả những cái tên nói trên đều rất hạn chế xoạc bóng mà thường sử dụng óc phán đoán để cắt đường chuyền hoặc áp sát đối phương. Đó là cách để đoạt bóng hiệu quả hơn mà lại không phạm lỗi hay tệ hơn là gây chấn thương cho đối thủ.

Đáng tiếc, số cầu thủ có đủ những tố chất đó ít vô cùng, trong khi hầu hết cầu thủ đều sẵn sàng chơi xấu, tiểu xảo để rồi có những pha tranh chấp bạo lực quá mức cần thiết. Và đỉnh cao của một pha xoạc bóng phạm lỗi, tổng hợp của tất cả những lỗi nặng nhất không gì khác chính là cú “đạp người” của Eric Cantona với Michel Der Zakarian của Nantes. Huyền thoại của sân Old Trafford – khi đó đang khoác áo Auxerre đã bị phạt cấm thi đấu 3 tháng, sau đó giảm xuống 2 tháng để anh không phải vắng mặt ở ĐTQG.

xoac bong triet ha hoi han de lam gi
Eric Cantona trong màu áo Auxerre. (Ảnh: Le Monde)

Với sự lỏng lẻo ban đầu của luật bóng đá trong những tình huống tranh chấp, rất nhiều trung vệ đã sử dụng lối chơi chặt chém và tiểu xảo. Tiêu biểu nhất là ở World Cup 1982, Claudio Gentile liên tục xoạc bóng quyết liệt và không từ mọi thủ đoạn nào chỉ để ngăn chặn Diego Maradona. Những con số thống kê chỉ ra rằng, trong 90 phút, Gentile đã có tổng cộng 23 pha phạm lỗi với “Cậu bé vàng” của Argentina và chỉ bị nhận duy nhất một chiếc thẻ vàng.

Nếu áp dụng luật bóng đá ngày nay, tất nhiên cựu trung vệ của ĐT Italia sẽ phải rời sân cùng lắm là sau 5 lỗi. Tuy nhiên, Gentile không hề phạm những “lỗi nặng”. Ông sử dụng những tiểu xảo như vung cao tay, đẩy sau hay thậm chí là xoạc bóng chặn đường… Quan trọng hơn, sau chừng ấy lỗi, Maradona không dính chấn thương nặng và vẫn tỏa sáng rực rỡ trong những năm tháng sau này.

Bởi vậy, Gentile – dù bị xem là một trong những cầu thủ chơi xấu nhất thế giới nhưng cũng không có những cú xoạc bóng mang tính triệt hạ khủng khiếp như chúng ta vẫn thường thấy tại V-League.

xoac bong triet ha hoi han de lam gi
Điểm đến của cú song phi này của Huy Hoàng chắc chắn không phải là trái bóng. (Ảnh: VTV)

Từ Quế Ngọc Hải, Đình Đồng cho đến Huy Hoàng và mới đây là Bửu Ngọc, điều mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy là bóng đá Việt Nam đang ngày càng xấu xí và bạo lực. Những pha xoạc bóng từ phía sau, những cú vào bóng đầy ác ý luôn có một chân giơ cao nhằm vào đầu gối đối phương. Họ thanh minh rằng, đó là những pha ham bóng, rằng do họ quá “nhiệt” nên mới như vậy. Nhưng đã qua biết bao mùa giải, mùa nào người hâm mộ cũng phải chứng kiến những pha khiến đối phương nhẹ thì rách cơ, nặng thì đa chấn thương, đứt dây chằng hay gãy chân.

Trên thế giới, tất nhiên có những lối chơi mà người ta vẫn gọi là “nặng thể lực”, “quyết liệt” hay thậm chí là “thô bạo”. Nhưng nhìn vào cú xoạc bóng của các cầu thủ đó, có pha nào là “bỏ bóng đạp người” hay song phi thẳng vào… chân đối phương như các cầu thủ V-League vẫn làm không? 

Và khi mọi chuyện đã rồi, lên báo nói lời ân hận, khóc lóc cũng có thay đổi được gì?

xoac bong triet ha hoi han de lam gi
Hoặc cố tình, hoặc thủ môn Bửu Ngọc cực kỳ nghiệp dư mới “nhầm” chân đối phương với quả bóng trong tình huống này. (Ảnh: VTV)

Thực tế, chính tư duy đánh giá cao các hậu vệ không ngại va chạm hay chặt chém của các HLV và các CĐV cũng phần nào cổ súy cho lối chơi bạo lực của cầu thủ Việt Nam. Những cầu thủ này được mang danh “chắc chắn” là bởi họ thường xuyên có những pha tranh bóng nguy hiểm, khiến đối phương mang tâm lý "tránh... trâu chẳng xấu mặt nào”, thà nhường bóng còn hơn cố giữ rồi có khả năng đi tong cả sự nghiệp. 

Khi đứng trước những đối thủ giàu kỹ thuật, tinh quái và chơi đồng đội, những cầu thủ này lập tức lộ ra sự yếu kém của mình khi mải mê đeo bám và chặt chém mà quên rằng việc phán đoán tình huống và giữ vị trí còn quan trọng hơn nhiều.

Trong nền bóng đá mà “chuyên nghiệp” mới chỉ là cái danh như Việt Nam hiện nay, cải thiện tư duy chơi bóng là một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta phải làm. Đã đến lúc chúng ta thôi lấp liếm những pha bóng ác ý bằng muôn vàn lý do, đã đến lúc chúng ta phải tẩy chay những pha song phi bỏ bóng đá người, đã đến lúc chúng ta phải quan tâm hơn đến vấn đề đạo đức và tâm tính của các cầu thủ… để hàng năm không còn phải chứng kiến những tình huống đau lòng như của Anh Khoa, Abass hay Anh Hùng nữa.

xoac bong triet ha hoi han de lam gi Cựu ngôi sao của SLNA sẽ thi đấu ở giải Ligue 1

Dickson Nwakame - cựu tiền đạo của Sông Lam Nghệ An (SLNA) - vừa chính thức được đội bóng Pháp Angers SCO chiêu mộ.

xoac bong triet ha hoi han de lam gi Cái tên cũng nói lên sự chuyên nghiệp

Ngay sau trận derby Hà Nội vào 6/3, chủ tịch CLB Hà Nội ông Nguyễn Giang Đông đã xác nhận việc đội bóng của ông ...

 

 

Thành Đỗ

Đọc thêm

Giúp Bayern 'hất cẳng' Arsenal, Thomas Tuchel đi vào lịch sử Cúp C1

Giúp Bayern 'hất cẳng' Arsenal, Thomas Tuchel đi vào lịch sử Cúp C1

Sau khi giúp Bayern Munich loại Arsenal ở vòng tứ kết, HLV Thomas Tuchel cán mốc đặc biệt trong lịch sử Cúp C1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh đông đảo cán bộ, công nhân vẫn làm việc miệt mài trên công trường dự án ngay trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Hùng nhân ngày Giỗ Tổ Hùng ...
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động