Xử lý hạn hán ở Tây Nam nước Mỹ

Có một “trợ thủ đắc lực” có thể giúp giải quyết vấn đề hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Nhưng không nhiều người biết về nó...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
xu ly han han o tay nam nuoc my ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam
xu ly han han o tay nam nuoc my UNICEF hỗ trợ khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn

Theo nghiên cứu mới đây trên tạp chí Science Advances, biến đổi khí hậu có thể sẽ gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở khu vực Tây Nam nước Mỹ. Ông Toby Ault, giáo sư khoa Khoa học trái đất của trường Đại học Cornell, một trong các tác giả của nghiên cứu, cho biết “đợt hạn hán sẽ gây ra áp lực chưa từng có đến nguồn nước của khu vực”.

Không thể tránh khỏi

Theo nghiên cứu, nếu lượng khí cacbon vẫn được phát thải như hiện tại và biến đổi khí hậu gây giảm lượng mưa thì nguy cơ này sẽ duy trì ở mức 99%, tức là hạn hán nghiêm trọng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ở vùng Tây Nam nước Mỹ.

Ngoài ra, khu vực này rất khó tránh khỏi hạn hán vì những lý do khác. Thời tiết ấm sẽ phát sinh nhu cầu cao hơn về các loại cây trồng, hệ quả là cần nhiều nước hơn; rồi nước cũng bốc hơi nhanh hơn từ các bể chứa và đất. Vì vậy, trong trường hợp thời tiết toàn cầu ấm dần lên làm tăng lượng mưa, nguy cơ xảy ra hạn hán nghiêm trọng vẫn  ở trên mức 70%.

xu ly han han o tay nam nuoc my
Vùng Tây Nam nước Mỹ nhiều khả năng hứng chịu một trận đại hạn hán trong tương lai gần. (Nguồn: Outside Magazine)

Theo ông Jonathan Overpeck, giáo sư Đại học Arizona, đợt hạn hán này không giống như trước kia. Nếu nó xảy ra, mọi thứ sẽ bị tàn phá, như địa ngục vậy.

Cũng theo giáo sư, sẽ có hai kịch bản cho khu vực Tây Nam, Mỹ. Một là, thế giới tiếp tục xả CO2 vào khí quyển và sau năm 2050, đại hạn hán sẽ gần như khó tránh khỏi. Hai là, giảm lượng phát thải khí cacbon và nguy cơ xảy ra đại hạn hán sẽ chỉ còn 66% trong nửa cuối thế kỷ này.

Ông lo lắng nhất về khả năng “hạn hán bùng nổ”. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng đại hạn hán sẽ nặng nề hơn rất nhiều so với những gì đã xảy ra trong suốt 2.000 năm qua. Bão bụi độc hại sẽ bao phủ khắp vùng, biến Tây Nam nước Mỹ thành vùng đất cực kỳ nguy hiểm. Cây cối chết hết. Nông nghiệp bị hủy hoại. Toàn bộ khu vực sẽ trở nên cực kỳ khó sống. Thật đáng sợ, không thể tưởng tượng được viễn cảnh về mức độ kéo dài và sức nóng của cuộc đại hạn hán.

Chuyên gia về tài nguyên nước John Fleck cho hay, dù không xảy ra biến đổi khí hậu thì cứ sau hai thế kỷ, đại hạn hán cũng sẽ xảy ra với tỷ lệ là 10% hàng năm.

Gần đây, Hiệp định Paris đã được ký kết. Đây là hiệp định đầu tiên trên thế giới hạn chế lượng phát thải cacbon. Tuy vậy, kể cả khi tất cả các quốc gia đều hạn chế phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính, đến năm 2030, nhiệt độ trái đất cũng sẽ tăng thêm 2oC.

“Hạt mưa cứng”

Theo các nhà nghiên cứu, nước Mỹ có thể tham khảo kinh nghiệm chống hạn hán từ quốc gia láng giềng Mexico, với biện pháp "hạt mưa cứng" (solid rain).

Mỗi hạt solid rain có khả năng hấp thụ và giữ một lượng nước lớn gấp 500 lần thể tích của nó. Tinh thể nhìn như hạt đường trắng này là phát minh của kỹ sư hóa học người Mexico Sergio Jésus Rico Velasco.

Solid rain là loại hạt nhựa được tạo ra từ hợp chất kali polyacrylate với đặc tính siêu thấm nước. Cụ thể, 10g solid rain có thể hút cạn 1 lít nước. Khi ngậm đủ nước, các hạt nhựa này chuyển thành khối keo, trông như một bình dự trữ nước tí hon.

Nước bên trong hạt có thể được lưu trữ tới 1 năm mà không bị bay hơi. Các rễ cây có thể cắm vào và hút nước trực tiếp từ đây. Do đó, solid rain có thể được bổ sung vào đất để cung cấp nước cho cây trồng.

Khi hết hạn sử dụng, hạt tinh thể này tan ra, không ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Chính phủ Mexico đã tiến hành thử nghiệm solid rain tại khu vực khô cằn ở bang Hidalgo, và đã thu được kết quả đáng kinh ngạc. Ví dụ, nếu 1ha lúa mạch thông thường chỉ thu hoạch được 2,5 tấn, 1ha được bón loại hạt này cho năng suất gấp đôi, tới 5 tấn sản phẩm. Đối với hoa hướng dương, tỷ lệ này tăng gấp 3 lần, còn cây đậu lại cho năng suất gấp gần 7 lần.

Phát minh hạt solid rain đã 2 lần được Viện Nước quốc tế Stockholm đề cử Giải thưởng Nước Toàn cầu, và đã nhận giải Sinh thái và Môi trường của tổ chức phi lợi nhuận Fundacion Miguel Aleman ở Mexico.

Dù là "trợ thủ đắc lực" cho nông nghiệp ở Mexico hơn 10 năm qua, hạt solid rain vẫn chưa được biết đến rộng rãi trên thế giới do công ty sở hữu không đầu tư quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, gần đây các nước thường phải chịu hạn hán như Australia và Ấn Độ đã bắt đầu áp dụng solid rain. Mỹ cũng vừa cấp phép cho việc bán loại hạt này trên thị trường.

xu ly han han o tay nam nuoc my UNICEF hỗ trợ khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Hỗ trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hạn hán và xâm nhập ...

xu ly han han o tay nam nuoc my Hơn 20.000 bộ dụng cụ vệ sinh được phát miễn phí

Số dụng cụ này được chuyển cho người nghèo tại 5 tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán gồm: Cà Mau, Kiên Giang, Bình Thuận, ...

xu ly han han o tay nam nuoc my WMO: La Nina sẽ không ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, La Nina có thể sẽ xuất hiện trong năm nay nhưng hiện tượng thời tiết này ...

Trung Hiếu (theo The Atlantic)

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu

Đọc thêm

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là một trong 3 đột phá chiến lược của Việt ...
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4 ghi nhận đồng USD tăng sau khi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

Tin không vui đến với đội tuyển U23 Việt Nam khi Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nặng và nhiều khả năng sẽ chia tay giải bóng đá U23 ...
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động