Yêu khoa học từ... mẫu giáo

Sau những giờ học chính khóa, giờ đây các em nhỏ Nhật Bản có thể tìm đến những lớp khoa học ngoại khóa, nơi niềm đam mê khoa học của các em sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng và phát triển…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ảnh minh họa.

Thay vì đến các lớp học tiếng Anh, đàn piano hoặc chơi thể thao như các bạn, Mio Kawamura, 8 tuổi lại dành phần lớn thời gian sau giờ học ở trường để tham gia một nhóm nghiên cứu khoa học về bí ẩn của vũ trụ.

"Khoa học thật kỳ diệu. Khoa học không hề khó hiểu chút nào. Các thầy cô luôn lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của cháu", Mio hào hứng nói về lớp khoa học ngoại khóa - mô hình lớp học ngoại khóa đang ngày càng phổ biến tại Nhật Bản.

Đại diện của Câu lạc bộ khoa học, trung tâm chuyên tổ chức lớp học ngoại khóa về khoa học cho biết, công ty đã thu hút được lượng đông đảo học viên, từ mầm non cho đến trung học trên khắp các tỉnh, thành như Tokyo, Kanagawa, Chiba...

Hoạt động từ năm 1992, ban đầu Câu lạc bộ khoa học chỉ có khoảng 20-30 học sinh, chủ yếu là khối tiểu học. Nhưng đến năm 2006, con số này là 5.000 và hiện nay có 10.000 học viên.

Những lớp học của Câu lạc bộ khoa học thường bắt đầu vào lúc 5 giờ chiều. Phần lớn thời gian trên lớp, các em được hướng dẫn thực hành. Ở một góc nhỏ, nhóm học viên lớp 5 chăm chú quan sát cách thầy giáo giải phẫu các bộ phận của con gà, trong khi ở góc khác, nhóm học viên lớp 2 được hướng dẫn cách làm cho chiếc khinh khí cầu nhỏ bay lên.

Việc thực hành của học sinh luôn được đặt lên hàng đầu. Các em được khuyến khích trao đổi, mạnh dạn nêu ý kiến cá nhân. Còn các thầy cô giáo thì luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc một cách dễ hiểu nhất, có thể là thông qua những trò chơi hoặc câu chuyện hài hước. Bầu không khí luôn sôi nổi và tràn ngập tiếng cười, khác hẳn với những lớp học ở trường, nơi các học sinh thường chỉ biết cắm cúi ghi chép kiến thức được ghi trên bảng.

"Chúng tôi muốn mang đến cho các em niềm vui trong học tập chứ không đơn thuần là đánh giá qua những điểm số. Nhiều người cho rằng, sẽ quá sớm để các em nhỏ, đặc biệt là ở cấp tiểu học làm quen với khoa học nhưng chúng tôi tin rằng những lớp học của mình sẽ giúp các em thêm hiểu và say mê khoa học, dù ở bất cứ lứa tuổi nào", ông Masashi Hironaga, Phó Giám đốc Câu lạc bộ khoa học khẳng định.

Không chỉ riêng Mio, những lớp khoa học ngoại khóa như vậy đã "chắp cánh" cho niềm đam mê khám phá của rất nhiều thiếu nhi Nhật Bản. Năm ngoái, Sora Kawashima, học viên 8 tuổi của Trung tâm đã giành giải thưởng khoa học cao nhất ở cấp tiểu học với công trình nghiên cứu dài 48 trang về hàm răng của loài cá mập.

Chỉ với một chiếc răng nhỏ được bố mẹ mua tặng sau chuyến tham quan đến công viên nước ở Miura, Kanagawa, Sora đã cất công tìm đến tận công viên để hỏi các nhân viên chăm sóc cá mập. Đồng thời, cậu mạnh dạn viết thư trao đổi thắc mắc với giáo sư khoa học Kazuhiro Nakaya tại Đại học Hokkaido. Sau nhiều ngày nghiên cứu và phân tích, Sora đi đến kết luận, chiếc răng là của cá mập bò, chứ không phải loài nào khác trong số 500 loại cá mập dưới đại dương.

"Sora đã có những lập luận rất chặt chẽ. Ngay cả chuyên gia khoa học như tôi cũng khó có thể đưa ra kết luận chính xác chỉ thông qua một chiếc răng", giáo sư Nakaya khen ngợi.

Nhiều chuyên gia cho rằng, những trung tâm bồi dưỡng kiến thức như Câu lạc bộ khoa học là hình mẫu hữu ích để các trường học tham khảo và triển khai. Hiện nay, phần lớn các trường học tại Nhật Bản chủ yếu vẫn tập trung vào ba môn học chính là Toán, Ngữ văn và tiếng Anh mà ít chú trọng đến các bộ môn khoa học, nghệ thuật…

"Rõ ràng, nhu cầu tìm hiểu và khám phá khoa học ở học sinh là rất lớn. Các em nên được học thêm về khoa học trong những năm học đầu tiên. Các trường học cần phải cải cách chương trình để phù hợp với học sinh", ông Yoshihiro Katayama, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản nhấn mạnh.

Kim Giang (theo Japan Times)

Đọc thêm

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Nhật Bản cũng như hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt ...
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Savanakhet (Lào) tổ chức tuần tra song phương đoạn biên giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng thế giới tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô ...
'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong

'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong

Trung Quốc khởi xướng dự án thí điểm nguồn nước tại Lào, cho phép khoảng 2.000 cư dân địa phương có thể tiếp cận với nước uống an toàn.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động