Tiếp thêm động lực cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc

Bảo Chi
Nhận lời mời của Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 2-4/12. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Phạm Sao Mai: Chuyến thăm
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai. (Nguồn: TTXVN)

Xin Đại sứ cho biết những nét chính trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua?

Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực, nhiều chiều tới chính trị, kinh tế toàn cầu, nhưng quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc trong năm qua vẫn tiếp tục duy trì đà phát triển tốt đẹp với nhiều điểm sáng.

Về quan hệ chính trị, trao đổi, tiếp xúc cấp cao diễn ra thường xuyên với hình thức linh hoạt.

Sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1/2021), các nhà Lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội hai nước lần lượt có các cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến, đưa ra những định hướng quan trọng thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.

Hợp tác, giao lưu kênh Đảng, Ngoại giao, Công an, Quốc phòng và các địa phương biên giới hai nước tiếp tục được tăng cường.

Hai bên tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.

Về hợp tác kinh tế-thương mại, thương mại song phương ghi nhận tăng trưởng ấn tượng.

Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 133,65 tỷ USD, tăng 29,23% so với cùng kỳ năm trước.

Còn theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch hai chiều đạt 186,5 tỷ USD, tăng 25%, dự kiến cả năm lần đầu tiên vượt mốc 200 tỷ USD.

Tính lũy kế đến tháng 10/2021, Trung Quốc xếp thứ 7/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 20,9 tỷ USD.

Vướng mắc trong một số dự án hợp tác từng bước được tháo gỡ. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông chính thức được đưa vào vận hành.

Về hợp tác phòng chống Covid-19, đây là điểm sáng mới trong hợp tác song phương.

Từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, hai bên luôn dành cho nhau sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả, cả ở cấp Chính phủ, bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp, đóng góp tích cực cho công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh ở mỗi nước.

Trung Quốc hiện đang là một trong những quốc gia cung cấp vaccine nhiều nhất cho Việt Nam.

Về vấn đề biên giới lãnh thổ, biên giới trên bộ Việt-Trung duy trì hòa bình, ổn định.

Hai bên phối hợp chặt chẽ, xử lý thỏa đáng vấn đề nảy sinh trên cơ sở 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền.

Về vấn đề trên biển, hai bên duy trì thông suốt các kênh đối thoại, đàm phán, nỗ lực kiểm soát bất đồng, giải quyết thỏa đáng vụ việc nảy sinh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam và Trung Quốc tích cực phối hợp nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực và trên thế giới, nhất là tại diễn đàn ASEAN và Liên hợp quốc; ủng hộ lẫn nhau tham gia các tổ chức quốc tế.

Bên cạnh những thành tựu, quan hệ Việt-Trung vẫn còn một số tồn tại như: nhập siêu của Việt Nam còn lớn; hàng hóa Việt Nam, nhất là hàng nông sản, còn gặp khó khăn trong tiếp cận thị trường Trung Quốc; thông quan hàng hóa tại cửa khẩu có lúc chưa thông suốt; một số dự án đầu tư của Trung Quốc có vấn đề về chất lượng, tiến độ; bất đồng về vấn đề trên biển….

Với những vấn đề này, hai bên trao đổi thẳng thắn nhằm giải quyết thỏa đáng các bất đồng hoặc các vấn đề mới nảy sinh.

Đại sứ đánh giá như thế nào về chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến Trung Quốc lần này?

Nhận lời mời của Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 2-4/12.

Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trên cương vị mới, diễn ra không lâu sau chuyến thăm chính thức Việt Nam mới đây (tháng 9/2021) của Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Vương Nghị.

Đây là lần tiếp xúc song phương thứ 4 giữa Bộ trưởng Ngoại giao hai nước trên cả hình thức trực tiếp và trực tuyến trong cùng một năm.

Tin liên quan
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện trên ba khía cạnh.

Một là, tiếp nối đà giao lưu, tiếp xúc mật thiết giữa hai Đảng, hai nước từ sau Đại hội XIII của Đảng, góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị.

Hai là, thực hiện hiệu quả các nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, các thỏa thuận song phương, cũng như kết quả Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.

Chuyến thăm cũng góp phần đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi Việt Nam-Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất.

Ba là, diễn ra vào thời điểm cuối năm, chuyến thăm còn là dịp quan trọng để hai bên cùng nhau nhìn lại kết quả hợp tác trong một năm qua, trao đổi về những biện pháp thúc đẩy hợp tác trong năm tới, tiếp thêm động lực cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.

Xin Đại sứ cho biết phương hướng phát triển của quan hệ hai nước trong thời gian tới?

Đà phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt-Trung thời gian qua là minh chứng sinh động cho thấy, một quan hệ Việt-Trung ổn định, lành mạnh đáp ứng nguyện vọng chung và mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Để phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của quan hệ song phương, tôi cho rằng, thời gian tới, hai nước cần phối hợp chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như các thỏa thuận song phương, bao gồm các kết quả quan trọng đạt được trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần này của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, qua đó tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị; cùng nhau tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư, phòng chống dịch bệnh Covid-19…; nỗ lực kiểm soát tốt bất đồng.

Tôi tin tưởng vững chắc rằng, trên cơ sở lợi thế, tiềm năng, nhu cầu và nền tảng quan hệ song phương hiện có, với quyết tâm và nỗ lực chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc sẽ tiếp tục được nâng lên một tầm cao mới.

Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Việt Nam-Trung Quốc: Kế thừa truyền thống, hướng tới tương lai

Việt Nam-Trung Quốc: Kế thừa truyền thống, hướng tới tương lai

TGVN. Ngày 18/1/1950, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với ...

Tăng cường hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

Tăng cường hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

TGVN. Ngày 12/10, trong chuyến thăm làm việc tại tỉnh Giang Tô, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai đã hội kiến ...

Bài viết cùng chủ đề

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Đọc thêm

Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Liên doanh của Mazda tại Trung Quốc được cho là sẽ ra mắt một mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế cho Mazda6.
Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Ngày 18/4, Suri - con gái của tài tử Tom Cruise và diễn viên Katie Holmes - cài hoa trên tóc và che ô hồng đi mua hoa trong sinh ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Xem tử vi 20/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam với những nâng cấp vượt trội, đi kèm mức giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng.
Xác định 2 cặp đấu vòng bán kết Europa League mùa giải 2023/24

Xác định 2 cặp đấu vòng bán kết Europa League mùa giải 2023/24

Atalanta, AS Roma, Bayer Leverkusen và Marseille xuất sắc đánh bại các đối thủ của mình để ghi tên vào bán kết Europa League mùa giải này.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động