Bài toán khó cho kinh tế Nhật Bản

Kinh tế Nhật Bản chính thức thoát khỏi suy thoái vào quý II/2009 và có nhiều dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng đang trở lại. Tuy vậy, làm thế nào để nền kinh tế của đất nước mặt trời mọc tăng trưởng bền vững vẫn là bài toán khó giải đối với Chính phủ nước này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế Nhật Bản chính thức thoát khỏi suy thoái vào quý II/2009 và có nhiều dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng đang trở lại. Tuy vậy, làm thế nào để nền kinh tế của đất nước mặt trời mọc tăng trưởng bền vững vẫn là bài toán khó giải đối với Chính phủ nước này.


“Sự hồi phục thực sự”

 

Nhật Bản bắt đầu suy thoái kinh tế từ tháng 1/2008, khi đà tăng trưởng giảm sút, đặc biệt là sự sụt giảm xuất khẩu. Nhưng với tổng gói kích cầu của Chính phủ lên tới 260 tỷ USD gồm các khoản hỗ trợ tiền mặt và trợ cấp để kích thích tiêu dùng đã góp phần vực dậy nền kinh tế nước này. Cùng đó, sự phục hồi của Trung Quốc, Mỹ và các nước EU đã giúp xuất khẩu của Nhật tăng trở lại (6,3%) từ quý II. Nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng, xuất khẩu tăng đã khiến niềm tin của người dân Nhật vào sự phục hồi của nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ. Ông Seijiro Takeshita, Giám đốc của Mizuho Financial, tổ hợp ngân hàng lớn thứ hai của Nhật, nói với đài BBC rằng nền kinh tế của nước này đang chứng kiến “một sự hồi phục thực sự”.

 

Xuất khẩu và tiêu thụ nội địa tăng lên đã kéo sản xuất phát triển. Cuối tháng 10, Bộ Thương mại Nhật đã công bố sản lượng các nhà máy tháng 9/2009 tăng trưởng 1,4% so với tháng 8. Như vậy, từ quý II, sản lượng công nghiệp của Nhật đã tăng đều mỗi tháng, nhất là trong ngành xe hơi và điện tử. Chính sách của Chính phủ trợ giá cho máy thu hình, tủ lạnh, máy lạnh hay xe hơi ít gây tác hại đến môi trường đã có tác động tích cực vì số bán các sản phẩm này đã tăng mạnh. Các nhà máy cũng đã bắt đầu tuyển thêm nhân công làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Trong tháng 9, tỷ lệ người thất nghiệp đã giảm 0,2 điểm so với tháng 8 và giảm 0,4 điểm so với mức đỉnh hồi tháng 7.

 

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã dự báo, mức giảm GDP tài khóa 2009-2010 sẽ chỉ khoảng 3,2% thay vì mức 3,4% như công bố trước đây. BoJ hy vọng, GDP của Nhật Bản sẽ đạt mức tăng khoảng 1,5% trong tài khóa 2010-2011.

 

Nhiều cái khó

 

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, sự hồi phục trên mới chỉ là trước mắt và để kinh tế tăng trưởng bền vững vẫn là bài toán khó đối với tân Chính phủ của Thủ tướng Yukio Hatoyama. Điều này thể hiện ngay trong lời phát biểu của ông Hatoyama trước Quốc hội trong phiên họp đặc biệt ngày 26/10 rằng, sự hồi phục của kinh tế Nhật Bản vẫn không rõ ràng và chưa thể đoán định được.

 

Điểm khó đầu tiên là không thể đẩy mạnh được xuất khẩu trong bối cảnh toàn cầu suy thoái và sự cạnh tranh của các nước mới nổi khác. Nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ” trong những năm 1960-1970 là nhờ phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu. Nhưng từ những năm 1980, dưới sức cạnh tranh của các con rồng, con hổ kinh tế châu Á, từ các nền kinh tế công nghiệp mới (NICs) như Hàn Quốc, Singapore đến Trung Quốc, Ấn Độ... kinh tế Nhật Bản đã tỏ ra chậm chạp, thậm chí là đuối sức trong cuộc đua.

 

Hơn nữa, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, thị trường các nước phát triển như Mỹ, EU đều giảm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cao cấp - một thế mạnh xuất khẩu của Nhật. Ngoài ra, các nước đang có xu hướng sử dụng các biện pháp rào cản thương mại để giúp tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trong nước thì việc Nhật Bản xuất khẩu sang cũng không dễ.

 

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, các quốc gia thường có xu hướng phát triển thị trường nội địa, đây cũng lại là điểm khó của kinh tế Nhật Bản. Các số liệu thống kê cho thấy doanh số bán lẻ tại Nhật Bản đã sụt giảm 13 tháng liên tiếp (tính hết tháng 9/2009). Lương giảm và tỉ lệ thất nghiệp đã tăng tới 5,4% đã khiến chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục sụt giảm. Và những người dân Nhật - nổi tiếng thích “xài” hàng cao cấp đắt tiền nay đã chuyển sang mua những thứ rẻ hơn. Diễn biến này cho thấy người tiêu dùng sẽ không phải là yếu tố chủ đạo trong quá trình hồi phục của nền kinh tế Nhật sau suy thoái. Hãng tin AFP khẳng định, nhu cầu tiêu thụ nội địa của Nhật Bản sẽ tiếp tục giảm do dân số nước này vừa già vừa giảm đi.


Chính sách vì con người

 

Như thế, kinh tế Nhật sẽ khó để tìm ra được hướng đi trong tương lai và chính phủ hiện đang đứng trước bước ngoặt để có thể tìm ra con đường mới nhằm dẫn dắt nền kinh tế. Có lẽ, trước mắt, vị tân Thủ tướng đang tìm cách thúc đẩy phát triển công nghệ xanh - sản xuất các sản phẩm sử dụng ít năng lượng hơn. Đồng thời, chính phủ sẽ tìm cách thực hiện các biện pháp “an sinh xã hội” nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn -thành thị và gia tăng dân số. Tân Thủ tướng Hatoyama cam kết rằng chính quyền sẽ ưu tiên hỗ trợ dân chúng, trợ giúp những gì thiết yếu cho trẻ em, giáo dục, y tế và điều dưỡng trong một xã hội Nhật Bản đang già đi.

 

Nhiều người kỳ vọng, chính sách mới ưu tiên phát triển công nghệ xanh và vì con người này của tân Chính phủ sẽ là mô hình phát triển kinh tế mới phù hợp với xã hội Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay.

 

Văn Quán(tổng hợp)

Đọc thêm

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Dư địa hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản còn rất nhiều

Dư địa hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản còn rất nhiều

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động