Brexit: Được, mất của Anh và hậu quả với EU

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý sẽ đẩy nước Anh vào một con đường bất định trong khi EU bị rơi vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 59 năm của liên minh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
brexit duoc mat cua anh va hau qua voi eu Thủ tướng Anh tuyên bố sẽ từ chức
brexit duoc mat cua anh va hau qua voi eu Anh – EU: "Cuộc hôn nhân" đứt gánh

Khi trần nhà của Bảo tàng châu Âu ở ngôi làng Schengen nằm trong đất nước Luxembourg nhỏ bé bị sập, người đứng đầu khu vực đã phải vội vàng lên tiếng phủ nhận rằng chẳng có ý nghĩa hay biểu tượng gì quanh chuyện này mà chỉ là một tai nạn do lỗi của những người thợ xây dựng.

Tuy nhiên, nhiều người tin rằng đó là điềm báo xấu đối với Liên minh châu Âu (EU) bởi Bảo tàng châu Âu vốn là nơi kỷ niệm sự ra đời của khối Schengen gồm 26 thành viên – một biểu tượng cho sự gắn kết, hội nhập trong EU.

Và trong khi Bảo tàng châu Âu được sửa chữa thì ở Anh đã diễn ra cuộc trưng cầu dân ý mang tính lịch sử, trong đó người dân sẽ quyết định ở lại hay rời EU.

Theo những kết quả trưng cầu dân ý mới nhất, chiến thắng của phe ủng hộ Anh rời EU là không thể đảo ngược. Và kết quả này sẽ đẩy nước Anh vào một con đường bất định trong khi EU bị rơi vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 59 năm của liên minh.

brexit duoc mat cua anh va hau qua voi eu
Những người ủng hộ nước Anh rời EU ăn mừng tại Quảng trường trước Tòa nhà Quốc hội Anh ở London ngày 24/6. Ảnh: PA

Được và mất

Ngay khi thông tin về kết quả cuộc trưng cầu dân ý của Anh được tung ra, thị trường tài chính thế giới đã lao dốc, trong đó đồng Bảng Anh hứng chịu cú sụt giảm tồi tệ nhất trong một ngày, mất hơn 10% giá trị so với đồng Đô la Mỹ và ở mức thấp kỷ lục trong vòng 31 năm trở lại đây. Đó là ảnh hưởng tức thì từ quyết định của người dân Anh trong việc chọn con đường rời khỏi EU mà họ là một trong những thành viên hàng đầu.

Các chuyên gia cho rằng, thiệt hại về kinh tế có thể được xem là hậu quả lớn nhất mà Anh phải hứng chịu khi quyết đòi rời EU. Không phải vô cớ mà 1.300 lãnh đạo doanh nghiệp ở Anh, trong đó có nhiều nhân vật nổi tiếng, đã gửi một lá thư chung trong đó cảnh báo rằng, việc Anh rời khỏi EU có thể gây ra “một cú sốc kinh tế”. “Anh rời khỏi EU đồng nghĩa với tình trạng không chắc chắn cho doanh nghiệp chúng tôi, giảm kim ngạch thương mại với châu Âu và giảm công ăn việc làm”, các doanh nghiệp cho hay.

Giới chuyên gia tính toán, Anh có thể mất hạng tín dụng AAA, kinh tế Anh sẽ tuột dốc trong 5 năm tới, chịu tổn thất đến 100 tỷ Bảng - tương đương 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP sẽ giảm 4-10%, đồng Bảng mất giá 20%, gần 1 triệu người lao động mất việc… Anh cũng tự vứt bỏ đi lợi thế lớn nhất khi tham gia EU, đó là thương mại tự do trong khối. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Anh. Ngoài ra, EU còn đánh mất đi vai trò trọng yếu của một trung tâm tài chính và lợi thế là cánh cổng kết nối thị trường thế giới với châu Âu.

Chế độ tự do đi lại trong EU cũng không còn được áp dụng với Anh. Điều này đồng nghĩa với việc người dân của nước Anh sẽ mất đi những cơ hội tìm kiếm việc làm tốt nhất và bản thân các doanh nghiệp ở Anh cũng mất đi cơ hội tuyển dụng lao động theo cách có lợi nhất cho họ từ các nước khác. Ngành du lịch của Anh cũng sẽ bị ảnh hưởng và người dân Anh đương nhiên là phải mất thêm nhiều chi phí nếu muốn đến các nước khác trong châu Âu.

Ngoài những mất mát về kinh tế, Anh còn bị ảnh hưởng lớn về vị thế chính trị, an ninh và quân sự. Bởi Anh vốn là một thành viên có ảnh hưởng hàng đầu trong Liên minh châu Âu. Khi rời khỏi EU, Anh sẽ không còn có tiếng nói trong một liên minh mạnh như EU và vị thế, tầm quan trọng của Anh với các đối tác khác như Mỹ cũng sẽ bị giảm đi.

Một hậu quả đáng lo ngại nữa cho Anh chính là việc rời khỏi EU sẽ khiến khối đoàn kết của Vương quốc Anh có thể tan vỡ. Chính Vương quốc Anh sẽ phải đối mặt với mối đe doạ về sự tồn tại của họ, bởi 62% người dân Scotland bỏ phiếu ủng hộ ở lại EU. Kết quả này có thể thúc đẩy Scotland tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý mới về việc có nên tách khỏi Vương quốc Anh sau cuộc bỏ phiếu năm 2014.

Lãnh đạo Scotland Nicola Sturgeon trước đó đã phát biểu, cuộc bỏ phiếu hôm 23/6 “sẽ làm rõ việc người dân Scotland có xem họ là một phần của Liên minh châu Âu hay không”. Trong khi đó, Đảng lớn nhất của Bắc Ai-len - Sinn Fein cho rằng, kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Anh càng củng cố thêm cho quyết tâm của họ trong việc tiến hành bỏ phiếu đòi độc lập với Vương quốc Anh.

Có lẽ độc lập và tự chủ là hai từ sẽ được nói đến nhiều nhất trong khi người ta nói đến cái được mà EU có khi rời EU. Những người ủng hộ Anh rời EU (Brexit) lâu nay vẫn phàn nàn rằng EU đang can thiệp quá nhiều vào cuộc sống riêng tư của họ. Điều này được chính Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Jean-Claude Juncker thừa nhận và ông này cũng cho rằng đó là điều khiến nhiều công dân châu Âu muốn xa rời EU.

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Anh cho thấy, người dân nước này muốn được tự mình quyết định về đất nước của họ, về tài chính của họ, về đường biên giới của họ cũng như về chính sách nhập cư của họ. Anh sẽ không cần phải chờ đợi cái gật đầu từ 27 nước thành viên khác cho những vấn đề của nước họ. Anh cũng không còn bị ràng buộc bởi những quy định đôi khi là cứng nhắc của EU cũng như không phải chịu hậu quả từ những bất ổn hay bê bối xảy ra từ các nước thành viên khác.

Ngoài ra, chọn rời EU, nước Anh sẽ không còn phải chi 8,5 tỷ Bảng đóng góp cho EU. Sự cạnh tranh công ăn việc làm của người dân Anh với những người nhập cư không còn khốc liệt như trước. Những người ủng hộ rời EU cũng tin rằng, mối đe doạ từ chủ nghĩa khủng bố sẽ thấp hơn nếu họ không còn là thành viên của EU.

brexit duoc mat cua anh va hau qua voi eu
Một phụ nữ mặc chiếc áo có in dòng chữ nước Anh mạnh hơn khi nằm trong EU phản ứng sau khi có kết quả cuộc trưng cầu dân ý, London ngày 24/6. Ảnh: Reuters

Tiền lệ nguy hiểm

Không thể phủ nhận một thực tế là dự án EU đã đem lại những lợi ích hết sức to lớn cho các thành viên của liên minh. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế khác nữa là EU gần đây đang suy yếu khi phải đối mặt với hết cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác. Cuộc khủng hoảng nhập cư có ảnh hưởng rất lớn với nhiều nước buộc phải ngừng áp dụng chế độ Schengen trong khi các nhà lãnh đạo EU không thể thống nhất được với nhau về việc làm thế nào chia sẻ được gánh nặng của cuộc khủng hoảng này.

Nền kinh tế EU cũng đang đi theo chiều hướng xấu với tỉ lệ thất nghiệp cao trong giới thanh niên ở Nam Âu và cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp vẫn đang đe doạ khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Việc Anh rời EU là một đòn giáng mạnh đối với EU. EU sẽ bị mất đi một thành viên chủ chốt và điều đó làm liên minh này bị suy yếu đi.

Điều đáng sợ hơn chính là hiệu ứng domino. Hiện nay, ở nhiều nước, tỉ lệ người dân muốn rời EU cũng cao ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn tỉ lệ người dân ủng hộ ở lại EU. Anh có thể sẽ là tiền lệ nguy hiểm khiến nhiều nước đòi tiến hành trưng cầu dân ý giống Anh và nguy cơ từ việc đó là không thể lường được.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker từng cảnh báo, cuộc trưng cầu dân ý ở Anh có thể đe dọa mọi thành tựu mà người dân châu Âu đoàn kết mới có được.

Hiện tại, chưa thể nói chính xác tương lai sau khi Anh rời EU sẽ như thế nào nhưng có một điều mà EU phải rút ra, đó là họ cần phải cải tổ, cần phải thay đổi thì mới có thể duy trì khối đoàn kết từng đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân châu Âu này.

brexit duoc mat cua anh va hau qua voi eu Brexit khiến EU đứng trước nguy cơ tan rã

Với việc người dân Anh quyết định rời Liên minh châu Âu (EU), giới chuyên gia dự báo “cuộc hôn nhân” đứt gánh này sẽ ...

brexit duoc mat cua anh va hau qua voi eu Châu Âu "hậu" Brexit: Nhiều người muốn "ra đi"

Nhiều ý kiến từ Hà Lan, Pháp muốn có cuộc trưng cầu dân ý tương tự như ở Anh trong khi quan chức Scotland muốn ...

brexit duoc mat cua anh va hau qua voi eu “Lửa” Brexit đang lan rộng ra châu Âu

Đồng bảng Anh giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD từ năm 1985, trong khi giá vàng lên mức cao nhất được ghi ...

Hải Yến

Xem nhiều

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động