Brexit: Thời khắc lịch sử của châu Âu

Dùng câu tục ngữ “họa vô đơn chí” để mô tả tình hình Liên minh châu Âu (EU) hiện nay là thực sự phù hợp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
brexit thoi khac lich su cua chau au Nước Anh và “nỗi ám ảnh” EU
brexit thoi khac lich su cua chau au Brexit có thể hủy hoại nền văn minh chính trị phương Tây

Khủng hoảng nợ công, cuộc chiến bảo vệ đồng Euro, làn sóng người tị nạn, các vụ tấn công khủng bố liên tiếp vốn đã khiến EU tổn thương nặng nề, nay lại đến lượt nước Anh tiến hành trưng cầu ý dân ra khỏi liên minh này.

Nắm thời cơ chính xác

Anh là nền kinh tế lớn thứ hai của EU, Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, là quốc gia rất có sức ảnh hưởng nên việc Anh tiến hành trưng cầu ý dân ra khỏi EU chẳng khác gì tiếng sét ngang tai đối với châu Âu.

Về lịch sử, Anh có truyền thống “sống ở châu Âu nhưng tư tưởng không nằm ở châu Âu”. Anh cũng tỏ ra không tích cực khi gia nhập liên minh này. Và, dù đã gia nhập EU nhưng Anh luôn tìm cách đảm bảo tính độc lập của mình: không tham gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Hiệp ước Schengen.

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ năm 2008 đã phát triển thành cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, khiến địa vị của đồng Euro cũng chịu tác động mạnh. Khi đó, nước Anh cảm nhận được một cách sâu sắc rằng, rủi ro của việc bị liên quan lớn hơn lợi ích thu được. Để đối phó với cuộc khủng hoảng, EU đã nỗ lực đẩy nhanh tiến trình nhất thể hóa, tìm cách thiết lập chính sách tài chính thống nhất, thậm chí cũng muốn nhất thể hóa hơn nữa về chính trị. Đây là điều mà nước Anh luôn kịch liệt phản đối.

Thêm vào đó, từ khi các nước Đông Âu gia nhập EU đến nay, một lượng lớn người di cư đã đổ về Anh theo nguyên tắc tự do di chuyển. Mặc dù người di cư cũng có sự đóng góp nhưng theo quan điểm của người Anh, những người này đã cướp mất công việc của họ, có nhiều người vì cuộc sống khó khăn còn giành giật cả phúc lợi đã ngày càng trở nên thắt chặt.

Trong tình hình này, nước Anh đã xuất hiện một trào lưu hoài nghi châu Âu. Ông David Cameron là một trong những Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Anh, một mặt cảm nhận được sâu sắc lòng dân trong cuộc khủng hoảng kinh tế, mặt khác cũng phản đối phương hướng phát triển mới của EU.

brexit thoi khac lich su cua chau au
Thủ tướng Anh David Cameron. (Nguồn: Express UK)

Vì vậy, xuất phát từ lợi ích quốc gia, ông Cameron đã hành động một cách quyết đoán: lấy ý dân làm quân bài và nhân lúc EU cực kỳ khó khăn, đề xuất “phương án cải cách” phiên bản của Anh. Sự thông minh của Cameron là ở chỗ ông hiểu rõ EU với quá nhiều biến cố căn bản không chịu được tác động và cái giá của việc Anh ra khỏi EU, chỉ có thể lựa chọn thỏa hiệp và nhượng bộ. Có thể nói, Cameron đã nắm thời cơ vô cùng chính xác, bởi nếu Anh trưng cầu ý dân ra khỏi EU vào thời kỳ đầu cuộc khủng hoảng thì chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Diễn biến của tình hình quả nhiên được tiến hành theo đúng kịch bản của Cameron. EU đành phải đáp ứng yêu cầu của Anh, đặc biệt là việc giảm bớt và chấm dứt trợ cấp cho người nhập cư. Sau khi giành thắng lợi, hiện nay ông Cameron lại bắt đầu tiến hành nửa cuối của kịch bản, muốn dùng chiến thắng của cuộc trưng cầu ý dân để giải quyết triệt để những vấn đề đã gây ảnh hưởng cho nước Anh trong nhiều năm qua.

Lợi ích chung và riêng

Ông Cameron một mặt công khai tỏ rõ lập trường ủng hộ ở lại EU, mặt khác thẳng thắn nói cho dân chúng biết cái giá của việc ra khỏi liên minh. Đồng Bảng Anh sẽ mất giá mạnh, Hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và EU sẽ gạt Anh ra ngoài, cũng như quan hệ Mỹ - Anh chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Điều quan trọng hơn là ngành tài chính nổi tiếng thế giới của Anh sẽ chịu tác động lớn nhất. Hiện nay, trung tâm tài chính London thực hiện tới 74% giao dịch ngoại hối của EU, 40% giao dịch đồng Euro trên toàn cầu, 84% quỹ đầu cơ và một nửa bảo hiểm tiền gửi của EU. Ngoài ra còn có 240 trụ sở chính của các tập đoàn tài chính toàn cầu đặt ở London, trong đó 80% tập đoàn ủng hộ ở lại EU. Thậm chí có tập đoàn tài chính tuyên bố nếu Anh ra khỏi EU thì họ sẽ chuyển trụ sở tới Paris.

Dù vậy, ông Cameron rất tự tin vì các phương tiện truyền thông vốn luôn lên án và giám sát chính phủ đã đứng về phía ông vào lúc này. Đây chắc chắn là sự thể hiện bản chất của phương tiện truyền thông phương Tây. Rõ ràng là các cơ quan truyền thông đều nằm trong tay chính phủ và tư bản, nếu tư bản muốn ở lại EU, các phương tiện truyền thông mà họ kiểm soát sẽ không dám nói không.

brexit thoi khac lich su cua chau au
Ảnh minh họa. (Nguồn: home.bt.com)

Rốt cuộc, Anh trưng cầu ý dân ra khỏi EU một cách ồn ào như vậy là xuất phát từ điều gì? Câu trả lời rất đơn giản: Vì lợi ích quốc gia cũng như lợi ích cá nhân của ông Cameron. Mặc dù nhiều người cho rằng, việc Anh tiến hành trưng cầu ý dân ra khỏi EU sẽ kết thúc bằng nỗi hoang mang, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng có kết quả bất ngờ.

Đây cũng là lý do vì sao các nước lớn phương Tây rất ít khi tiến hành trưng cầu ý dân. Mỹ chưa từng tiến hành trưng cầu ý dân, Pháp từng nhiều lần tiến hành trưng cầu ý dân dưới thời kỳ Charles De Gaul nắm quyền để nâng cao uy tín cho vị Tổng thống này, song cuối cùng vẫn thất bại nặng nề. Ngay cả một số nước nhỏ cũng muốn trưng cầu dân ý để được coi là dân chủ, cuối cùng đã phải hủy bỏ do sự phản đối mạnh mẽ của các nước lớn xung quanh. Ví dụ, đêm trước Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Pháp năm 2011, Hy Lạp đột nhiên muốn tổ chức trưng cầu ý dân về gói giải cứu của EU, kết quả đành phải từ bỏ dưới sức ép của bên ngoài.

Nhiều chuyên gia cho rằng, ông Cameron với những toan tính của mình vẫn sẽ giành chiến thắng ở màn cuối của vở kịch. Thuyết EU tan rã rất khó xảy ra. Thách thức thực sự của EU nằm ở chỗ trong lịch sử nhân loại chưa từng tồn tại một thể chế liên bang lâu đến như vậy. Việc nước Anh đang nắm bắt cơ hội lịch sử này là phúc hay họa của EU thì chỉ có thể để lịch sử kiểm nghiệm.

brexit thoi khac lich su cua chau au Anh có thể bị “tê liệt” 7 năm nếu ủng hộ Brexit

Nước này có thể mất 2 năm đàm phán và 5 năm để các thành viên EU thông qua kết quả.

brexit thoi khac lich su cua chau au Brexit có quyết định số phận của Scotland?

Theo AP, cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 về việc Anh ở lại hay rời Liên minh châu Âu (EU) có thể thay đổi ...

brexit thoi khac lich su cua chau au Brexit - Nỗi bất an không của riêng ai

Tỷ lệ ủng hộ nước Anh ở lại Liên minh châu âu (EU) đang tăng vọt, nên khả năng Brexit không nhiều. Tuy nhiên, những ...

TNB (theo The Observer)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Được tặng danh hiệu Gương sáng Pháp luật, với Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, là sự ghi nhận đối với cán bộ ngoại giao làm công tác pháp luật.
Ukraine: Nga dự trữ tên lửa hành trình Zircon, có thể tấn công Kiev trong vài phút

Ukraine: Nga dự trữ tên lửa hành trình Zircon, có thể tấn công Kiev trong vài phút

Ukraine cho biết, Nga đã dự trữ tên lửa hành trình Zircon ở Crimea và Moscow có thể sử dụng tên lửa này để tấn công Kiev trong vòng vài ...
Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam ra mắt MV Going Home - sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.
Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động