Canh bạc trưng cầu dân ý của Anh

Hôm nay (23/6), cử tri Anh sẽ đi bỏ phiếu để quyết định việc nước này có tiếp tục là một thành viên của Liên minh châu Âu (EU) hay không.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
canh bac trung cau dan y cua anh “Vũ điệu” vàng và Brexit
canh bac trung cau dan y cua anh Anh: Ráo riết vận động đến phút chót

Brexit không có hiệu lực ngay lập tức

Theo điều 50 của Hiệp ước EU, những thành viên muốn rút khỏi khối này trước hết phải đàm phán về các điều khoản rút khỏi, đồng thời đề ra một khuôn khổ cho sự hợp tác trong tương lai với châu Âu. Tiến trình này có thể mất tới 2 năm.

Trước khi các cuộc đàm phán về việc rút khỏi EU kết thúc, nước Anh vẫn sẽ được xem là một thành viên đầy đủ của EU và bị ràng buộc bởi các quy định và hiệp ước của khối. Cho tới khi London và Brussels đạt được thỏa thuận cuối cùng, văn kiện đó sẽ phải được đưa ra bỏ phiếu tại Hội đồng châu Âu cũng như các Nghị viện Anh và châu Âu.

Nếu như các cơ quan của EU đều bỏ phiếu phản đối văn kiện này, tất cả các bên sẽ phải quay lại bàn thương lượng để phác thảo một hiệp ước mới. Về lý thuyết, Anh có thể lựa chọn đơn phương rút khỏi EU, song làm như vậy sẽ khiến các cuộc đàm phán trong tương lai giữa London và Brussels sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Nếu Anh muốn tiếp tục duy trì thỏa thuận thương mại tự do với EU - khối mậu dịch lớn nhất thế giới - sau khi không còn là thành viên của khối này, London không thể phá hỏng quan hệ với Brussels.

Rốt cuộc, tiến trình các cuộc đàm phán về việc Anh rời EU (Brexit) sẽ được quyết định bởi các cuộc thương thuyết chính trị. Những thông tin rò rỉ mới đây cho thấy, Chính phủ Đức muốn nhanh chóng dàn xếp các cuộc đàm phán với London để giảm thiểu bất kỳ bất ổn tài chính nào có thể xảy ra sau Brexit.

Ngược lại, Pháp bị cho là muốn gây khó khăn cho sự ra đi của nước Anh nhằm phát đi thông điệp tới những đảng hoài nghi châu Âu ở trong nước. Những lợi ích trái chiều này có thể làm trầm trọng thêm những rạn nứt giữa các thành viên EU.

canh bac trung cau dan y cua anh
Tiến trình đàm phán để Anh rút khỏi EU có thể mất 2 năm. (Ảnh: Reuters)

Ba thách thức lớn của Anh

Một khi nước Anh hoàn toàn rút khỏi EU, Chính phủ Anh sẽ ngay lập tức phải giải quyết ba vấn đề chủ chốt.

Liên quan đến mậu dịch thương mại, khoảng 45% xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Anh đổ sang các nước thành viên EU, và khoảng 53% hàng nhập khẩu của nước này đến từ các quốc gia EU. Do đó, Anh sẽ phải duy trì được quyền tiếp cận thị trường chung của châu Âu. Để làm được như vậy, London cần phải đàm phán các hiệp định thương mại tự do mới với khối này và cả với những quốc gia không thuộc EU song giao dịch với Anh thông qua EU. Dựa trên kinh nghiệm lịch sử, những hiệp định như vậy có thể mất tới cả thập kỷ mới hoàn tất.

Một khi các quy tắc của EU không còn được thực thi, Quốc hội Anh sẽ phải tái ban hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những điều luật hiện hành. Những người chỉ trích Brexit đã cảnh báo rằng khoảng cách giữa các quy định của Anh và EU sẽ ngày càng lớn theo thời gian, điều này làm tổn hại tới xuất khẩu của Anh sang “lục địa già” và làm giảm sức hấp dẫn đầu tư của nước Anh.

Một vấn đề rắc rối khác là nhập cư. Sau khi rời khỏi EU, London sẽ phải quyết định vị thế của các công dân EU đang làm việc tại Anh, tương tự như Brussels sẽ phải xác định vị thế của công dân Anh đang làm việc tại các quốc gia thuộc khối.

Brexit sẽ khiến nước Anh bị tổn hại về chính trị. Lá phiếu rút khỏi EU sẽ gần như ngay lập tức khiến Thủ tướng Anh David Cameron, một người ủng hộ việc ở lại EU, phải từ chức. Những phe phái chủ trương Brexit trong đảng Bảo thủ cầm quyền khi đó sẽ phải chứng minh rằng họ có đủ số ghế tại Quốc hội để đề cử người kế nhiệm ông Cameron mà không phải tiến hành cuộc bầu cử mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh đảng này đang bị chia rẽ sâu sắc, điều này rất khó xảy ra.

Trong khi đó, London cũng sẽ phải đối phó với những yêu sách độc lập mới từ Scotland. Đa số cử tri người Scotland ủng hộ EU, và các thành viên của đảng Dân tộc Scotland (SNP) đã kêu gọi tổ chức trưng cầu ý dân về nền độc lập nếu như Anh rút khỏi EU.

Về mặt kinh tế, nhiều người dự đoán Brexit sẽ gây ra một cú sốc lớn do các thị trường toàn cầu hoang mang trước tương lai của nước Anh và châu Âu. Trên thực tế, những lo ngại về cuộc trưng cầu ý dân đã khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Anh chậm lại trong quý I năm 2016. Theo ước tính, nền kinh tế Anh sẽ sụt giảm 3-6% trong 2 năm sau Brexit.

Về lâu dài, tác động của Brexit đối với nền kinh tế Anh sau 2 năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào một số nhân tố. Chẳng hạn như sức hấp dẫn của nước Anh như một cửa ngõ của đầu tư nước ngoài vào châu Âu có thể giảm sút nếu như Anh không còn là thành viên của EU. Hiện có một nửa số trụ sở tại châu Âu của các công ty không thuộc EU đang đặt tại Anh, và nhiều công ty có thể sẽ chuyển trụ sở sang những nước thành viên EU. Tương tự, nhiều ngân hàng và thể chế tài chính đang hoạt động tại London có thể chuyển sang những trung tâm hấp dẫn hơn như Paris hay Frankfurt.

Mặc dù nhiều lợi thế tự nhiên của nước Anh - các quy định dễ dãi, bầu không khí thân thiện với giới kinh doanh, các thị trường vốn và lợi thế của tiếng Anh... - sẽ không bị ảnh hưởng bởi Brexit, song nhiều tác động của kết quả bỏ phiếu sẽ phụ thuộc vào việc nước Anh sẽ gây dựng mối quan hệ như thế nào với châu Âu sau khi rời khỏi EU.

Quan hệ Anh - EU hậu Brexit có thể theo một trong ba mô hình sau: mô hình Na Uy - Anh có thể gia nhập Khu vực Kinh tế châu Âu theo những điều khoản tương tự như của Na Uy; mô hình Thụy Sĩ - Anh có thể đàm phán với EU về một loạt hiệp định song phương, cho phép nước này tiếp cận một số khu vực nhất định của thị trường chung EU; mô hình Hàn Quốc - phương án cuối cùng của Anh là ký một hiệp định thương mại tự do với EU tương tự như văn kiện mà khối này ký với Hàn Quốc vào năm 2009.

Thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu

Ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, nếu kịch bản Brexit xảy ra, cú sốc từ việc một thành viên rời khỏi EU sẽ châm ngòi cho những cuộc biểu tình ủng hộ sự đoàn kết của châu lục trên toàn châu Âu. Đức và Pháp sẽ chớp lấy cơ hội để thúc đẩy sự hợp tác bằng những đề xuất làm sâu sắc thêm sự hòa nhập của châu Âu. Những biện pháp mới có thể sẽ tránh những vấn đề gây tranh cãi, như hòa nhập về tài chính, mà thay vào đó tập trung vào những lĩnh vực đã có sẵn sự nhất trí như an ninh và quốc phòng.

Tuy nhiên, làn sóng ủng hộ sự thống nhất của châu Âu sẽ chỉ kéo dài ngắn ngủi. Những toan tính tranh cử của các nhà lãnh đạo Pháp và Đức sẽ khiến Paris và Berlin càng khó có thể đạt được bất kỳ hiệp định "đáng giá" nào trước năm 2017. Ngoài ra, mặc dù Pháp và Đức có mối quan tâm chung trong việc tạo ra một "liên bang" châu Âu, song họ lại có những quan điểm khác nhau về hình hài của "liên bang" này. Và mặc dù các quốc gia tại Trung và Đông Âu nhìn chung ủng hộ khối này, song họ ngày càng cảnh giác trước những quyết định khiến Brussels có thêm quyền giám sát các quốc gia thành viên EU.

Không có Anh, EU sẽ mất một thành viên tự do, thân thiện với thị trường, thay vào đó những quốc gia theo chủ trương can thiệp như Pháp, Italy và Tây Ban Nha sẽ chiếm thế thượng phong trong khối. Đức lâu nay vốn xem Anh là một đối trọng với Pháp trong EU, và nếu không có lá phiếu của London trong Hội đồng châu Âu, Đức, Hà Lan và các quốc gia Bắc Âu sẽ đánh mất một sự hậu thuẫn quan trọng trên bàn đàm phán với các quốc gia Địa Trung Hải. Vị thế của Đức bị suy yếu thậm chí có thể khuyến khích Pháp tìm cách chiếm vai trò cầm trịch của khối, làm gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia lãnh đạo EU. Nếu như các quốc gia Bắc Âu bắt đầu lo sợ sự tiếp quản bởi khối Địa Trung Hải của châu lục, làn sóng hoài nghi châu Âu ở phương Bắc có thể sẽ gia tăng.

canh bac trung cau dan y cua anh
"Nụ hôn chống lại thù ghét" là nội dung ghi trên tấm biểu ngữ của hai người trẻ Đức ủng hộ Anh ở lại EU. Ảnh chụp trước cổng Brandenburg, thủ đô Berlin ngày 19/6. (Nguồn: Reuters)

Mâu thuẫn giữa Tây Âu và Đông Âu có thể nới rộng sau khi Anh ra đi. Bởi lẽ, Trung và Đông Âu vẫn xem Anh là nước bảo vệ cho lợi ích của những quốc gia thành viên EU song không thuộc Khu vực đồng Euro (Eurozone). London cũng là một trong những nước ủng hộ mạnh nhất các lệnh trừng phạt Nga, điều này phù hợp với chính sách của Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic. Nếu Anh rút khỏi khối, các quốc gia ở vùng ngoại vi của EU có thể ngày càng bị cô lập với các quốc gia còn lại trong khối.

Vì Anh chiếm khoảng 12% ngân sách của EU, do đó những mâu thuẫn Bắc - Nam và Đông - Tây có thể càng nghiêm trọng hơn do khối này phải điều chỉnh để thích nghi với ngân sách eo hẹp hơn. Brussels, do buộc phải giảm chi tiêu hoặc yêu cầu các quốc gia thành viên còn lại của EU đóng góp thêm tiền, có thể sẽ phải chứng kiến các cuộc tranh cãi giữa các khu vực của châu lục.

EU cũng sẽ phải chứng kiến ảnh hưởng của họ bị giảm sút trên trường quốc tế. Nhờ sức mạnh quân sự và mạng lưới của thuộc địa cũ, nước Anh tự hào là có một vai trò không dễ gì thay thế được trong các vấn đề quốc tế. Thiếu Anh, Đức sẽ bị gây áp lực ngày càng lớn buộc phải đóng vai trò lớn hơn trong việc ra quyết sách đối ngoại của khối - một vai trò mà Berlin vẫn tìm cách né tránh và một số quốc gia EU cũng muốn ngăn cản.

canh bac trung cau dan y cua anh "Brexit" và bài học cho ASEAN

ASEAN đang đứng trước những nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn nếu không chứng tỏ được giá trị thực tế của mình.

canh bac trung cau dan y cua anh Nước Anh trước "giờ G"

Một ngày nữa là người Anh sẽ phải quyết định "đi hay ở" EU. Tỷ lệ ủng hộ và phản đối liên tục thay đổi ...

canh bac trung cau dan y cua anh Kinh tế Anh bị ảnh hưởng nặng nếu rời EU

Đó là nhận định của Thủ tướng Anh David Cameron hôm 19/6.

TNB (theo Stratfor)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia.
Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong thời gian tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn hay không ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng Traveller 2021, 2008 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bật mí cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đơn giản, dễ thực hiện

Bật mí cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đơn giản, dễ thực hiện

Tìm cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đang là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bởi vì trong một vài trường hợp, người dùng cần ...
Việt Nam sẽ có cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh đã qua 'dao kéo', có gia đình

Việt Nam sẽ có cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh đã qua 'dao kéo', có gia đình

Hoa hậu Thẩm mỹ Việt Nam 2024 hướng đến việc tìm kiếm một cô gái sở hữu vẻ đẹp bản lĩnh, câu chuyện khác biệt lan tỏa đến cộng đồng.
Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động