Cập nhật Covid-19 ngày 1/10: Ấn Độ có thể ‘qua mặt’ Mỹ, Brazil mua 46 triệu liều vaccine của Trung Quốc

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 10h30 ngày 1/10, toàn thế giới ghi nhận gần 34.156.587 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.018.789 ca tử vong; 25.427.160 người bình phục. Mỹ là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất với gần 7,5 triệu ca mắc, 211.713 ca tử vong.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 1/10: Ấn Độ có thể ‘qua mặt’ Mỹ, Brazil mua 46 triệu liều vaccine của Trung Quốc

Mỹ Latinh là khu vực khó kiểm soát Covid-19 nhất thế giới

Sau gần 7 tháng kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Mỹ Latinh, khu vực này chiếm tới 33,8% số ca tử vong và 27% số ca mắc trên toàn cầu.

Đây là kết luận được đưa ra trong cuộc họp lần thứ 58 của Hội đồng quản trị Tổ chức Y tế liên châu Mỹ (PAHO) - nhánh châu lục của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó tổng kết Mỹ Latinh đã ghi nhận hơn 338.000 ca tử vong và 9,2 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

PAHO cảnh báo trong số 10 quốc gia có số ca lây nhiễm cao nhất thế giới, đã có 5 nước Mỹ Latinh, gồm Brazil đứng thứ 3 (4,7 triệu ca), Colombia thứ 5 (hơn 818.000), Peru thứ 6 (805.000 ca), Mexico thứ 8 (733.000 ca) và Argentina thứ 9 (723.000 ca).

Trong 5 quốc gia có số ca tử vong cao nhất thế giới, khu vực này cũng đóng góp 2 “đại diện” là Brazil thứ 2 (142.000) và Mexico thứ 4 (76.000), vượt trên cả các nước từng bùng phát dịch trước và có lúc đứng hàng đầu danh sách như Anh, Italy, Pháp và Tây Ban Nha.

Giám đốc PAHO Carissa Etiene kêu gọi các nước trong châu lục đề cao tinh thần đoàn kết, phối hợp trong nhiệm vụ đấu tranh chống dịch Covid-19, đồng thời thích nghi, đổi mới và tái định hướng hoạt động y tế công cộng của mình trong bối cảnh mới.

Hội nghị cũng bầu ra Brazil, Suriname và Cuba vào Ủy ban điều hành của tổ chức châu lục này theo nhiệm kỳ 3 năm.

Cũng theo thống kê, tính tới hết tháng 9, dịch bệnh Covid-19 đã khiến 34 triệu người trong khu vực này mất việc làm, trong đó lao động nữ và trẻ tuổi bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng lao động tồi tệ nhất trong lịch sử này sẽ làm trầm trọng hơn nữa tình trạng bất bình đẳng vốn đã ảnh hưởng tới hầu hết các nước trong khu vực.

Tin liên quan
Xung đột Armenia-Azerbaijan: Hai ván cờ, bốn bên chơi Xung đột Armenia-Azerbaijan: Hai ván cờ, bốn bên chơi

Ấn Độ có khả năng vượt Mỹ

Sau Mỹ, nước chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai thế giới là Ấn Độ với hơn 6,3 triệu ca mắc Covid-19, 98.708 ca tử vong. Với số ca mắc mới liên tục duy trì ở mức 80.000-90.000 mỗi ngày, dự đoán số ca mắc Covid-19 tại quốc gia Nam Á có thể vượt Mỹ trong những ngày tới.

Iran Iraq cũng là những điểm nóng trong khu vực châu Á, với số ca mắc mới trong 24 giờ qua lần lượt là 3.582 ca và 4.691 ca, nâng tổng số ca mắc tại Iran lên 457.219 ca, trong đó có 26.169 ca tử vong; và Iraq với 362.981 ca mắc, 9.181 ca tử vong.

Dịch căng thẳng tại châu Âu

Tại châu Âu, Nga có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất, với 1.176.286 ca trong đó 20.722 ca tử vong, gần 8.500 ca mắc mới trong 24 giờ qua.

PhápTây Ban Nha có số ca mắc mới Covid-19 cao nhất châu lục trong ngày qua, lần lượt là 12.845 và 11.016 ca. Theo đó, tổng số ca mắc tại Tây Ban Nha tăng lên 769.188 với 31.791 ca tử vong và Pháp là 563.535 ca mắc với 31.956 ca tử vong.

Tại Czech, số ca mắc tăng cao đột biến khiến nước này quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp bắt đầu có hiệu lực từ 0h ngày 5/10 (theo giờ địa phương) và sẽ kéo dài trong 30 ngày. Ngoài lệnh trên, một số biện pháp hạn chế mới để ứng phó với Covid-19 cũng được triển khai.

Số ca mắc mới gia tăng tại Anh cũng khiến Thủ tướng Boris Johnson đưa ra cảnh báo có thể áp đặt thêm các biện pháp để kiềm chế đại dịch Covid-19 lây lan nếu tình hình tiếp tục xấu đi.

Israel cảnh báo nguy cơ kéo dài 1 năm lệnh phong tỏa

Trong cuộc họp tối 30/9 với các bộ trưởng trong Nội các, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng "chiến lược lối thoát của chúng ta (nhằm dỡ bỏ phong tỏa) lần này sẽ triển khai chậm rãi và có thể phải mất nửa năm tới một năm".

Thời gian qua, chính phủ Israel bị phản đối do dỡ bỏ các quy định hạn chế quá nhanh chóng sau lệnh phong tỏa lần thứ nhất hồi tháng 3-4, cũng như việc chậm chạp trong việc tái áp đặt các quy định khi tỷ lệ lây nhiễm bắt đầu tăng cao trong tháng 7.

Tình hình dịch Covid-19 tại Israel hiện đang diễn biến hết sức phức tạp, với hàng nghìn bệnh nhân mới mỗi ngày. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Israel đã có 243.895 ca mắc, với 1.552 trường hợp tử vong, 174.232 người đã bình phục.

Brazil mua 46 triệu liều vaccine của Trung Quốc

Ngày 30/9, chính quyền bang Sao Paulo của Brazil ký một hợp đồng mua 46 triệu liều vaccine ngừa bệnh Covid-19 trị giá 90 triệu USD của phòng thí nghiệm Sinovac của Trung Quốc và dự kiến bắt đầu chương trình tiêm chủng cho người dân từ ngày 15/12.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Thống đốc bang Sao Paulo Joao Doria cho biết, hợp đồng trên bao gồm cả kế hoạch chuyển giao công nghệ cho Viện nghiên cứu Butatan của Brazil, đơn vị đang phối hợp với đối tác Trung Quốc trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng tại Brazil.

Được biết, số vaccine trên tương đương với dân số của Sao Paolo, song phía Trung Quốc cũng đã nhất trí sẽ cung cấp thêm khoảng 14 triệu liều vào tháng 2/2021.

Dự kiến, trong giai đoạn đầu, tất cả những người làm trong ngành y của bang Sao Paolo sẽ được tiêm loại vaccine ngừa Covid-19 và Sao Paolo sẽ trở thành một trong những địa điểm đầu tiên trên thế giới tiêm loại vaccine này cho người dân.

Trong khi đó, Giám đốc Viện Butatan Dimas Covas thông báo hiện đã có 7.000 tình nguyện viên được tiêm vaccine của phòng thí nghiệm Sinovac trong tổng số 13.000 tình nguyện viên được lựa chọn cho giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng dự kiến kết thúc vào giữa tháng 10 tới.

Liên quan tình hình vaccine ngừa Covid-19, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 30/9 kêu gọi các nước đóng góp ngay 15 tỷ USD cho quỹ chung toàn cầu nhằm đảm bảo việc mua và phân phối vaccine ngừa Covid-19.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến, Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh, những khoản đóng góp này hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo mua, sản xuất và dự trữ vaccine, đồng thời tiếp tục nghiên cứu và giúp các nước tối ưu hóa lợi ích của vaccine khi những sản phẩm này được đưa ra thị trường.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết nước này đã cam kết đóng góp 250 triệu Bảng (320 triệu USD). Thụy Điển cam kết đóng góp 10 triệu USD và Canada thông báo đóng góp khoảng 440 triệu USD.

Cùng phát biểu tại phiên họp, tỷ phú Bill Gates tuyên bố quỹ của ông đã ký thỏa thuận với 16 công ty công nghệ sinh học nhằm đảm bảo mở rộng quyền tiếp cận vaccine, chẩn đoán và trị liệu cho người dân.

Đẩy nhanh quá trình nghiên cứu để có vaccine 'made in Viet Nam'

Đẩy nhanh quá trình nghiên cứu để có vaccine 'made in Viet Nam'

TGVN. Ngày 30/9, Bộ Y tế cùng với tổ chức PATH và Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Hà Nội phối hợp tổ chức ...

Covid-19: Singapore mở cửa cho du khách Việt Nam và Australia

Covid-19: Singapore mở cửa cho du khách Việt Nam và Australia

TGVN. Thông báo của chính phủ Singapore cho biết, nước này sẽ đơn phương dỡ bỏ những hạn chế biên giới cho du khách từ ...

Cập nhật 11h ngày 30/9: Mỹ tăng mạnh số ca nhiễm Covid-19, Đức báo động, WB có thể hỗ trợ nước nghèo mua vaccine

Cập nhật 11h ngày 30/9: Mỹ tăng mạnh số ca nhiễm Covid-19, Đức báo động, WB có thể hỗ trợ nước nghèo mua vaccine

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 11h ngày 30/9, thế giới ghi nhận 33.833.554 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.012.014 ca tử ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Phục hồi đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Phục hồi đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4, cả dầu Brent và dầu WTI đều tăng nhẹ.
Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
Mazda CX-80 chính thức ra mắt vào ngày 18/4

Mazda CX-80 chính thức ra mắt vào ngày 18/4

Hãng xe Nhật Bản chính thức ra mắt Mazda CX-80 vào ngày 18/4. Đây là mẫu SUV thứ 4 trong danh mục sản phẩm cỡ lớn sau CX-60, CX-70 và ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 17/4/2024, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 17/4/2024, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 17/4. Lịch âm hôm nay 17/4/2024? Âm lịch hôm nay 17/4. Lịch vạn niên 17/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Sôi nổi giải bóng đá thường niên của Hội sinh viên Việt Nam tại Anh

Sôi nổi giải bóng đá thường niên của Hội sinh viên Việt Nam tại Anh

Với sự góp mặt của gần 400 sinh viên tham gia thi đấu và cổ vũ, Giải bóng đá sinh viên Việt Nam tại Anh (SVUK Cup 2024) vừa kết ...
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động