“Cơn sốt” trưng cầu dân ý ở châu Âu

Trưng cầu dân ý không phải là chiếc chìa khóa thần kỳ có thể giải quyết mọi vấn đề rắc rối ở “lục địa già”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
con sot trung cau dan y o chau au EU hối thúc tân Thủ tướng Anh khởi động đàm phán Brexit
con sot trung cau dan y o chau au EC khởi động "Lá chắn cá nhân" trước do thám Mỹ

Trong những ngày qua, cả thế giới dành rất nhiều quan tâm đối với sự kiện người dân Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - còn gọi là Brexit. Bởi lẽ, “cơn chấn động chính trị” này được dự báo sẽ kéo theo nhiều tác động khó lường không chỉ với bản thân Vương quốc Anh, mà còn cả với châu Âu và toàn cầu.

Theo tạp chí Foreign Policy, một điểm rất đáng chú ý của Brexit là một lần nữa, những quyết định chính trị quan trọng lại được trao cho người dân thông qua hình thức trưng cầu dân ý.

con sot trung cau dan y o chau au

Trước đó, năm 2014, Scotland đã tiến hành trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Vương quốc Anh, song đa số người dân quốc gia này đã chọn ở lại. Tiếp đến, vào mùa hè năm 2015, Hy Lạp cũng tiến hành trưng cầu dân ý về các điều khoản gói cứu trợ kinh tế của EU. Ngoài ra, hàng loạt cuộc trưng cầu nhỏ lẻ đã diễn ra trên khắp châu Âu trong những năm gần đây như ở Đan Mạch, Hà Lan, Ireland… liên quan đến các vấn đề như thỏa thuận tư cách thành viên trong Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol), thỏa thuận liên kết của EU hay Cơ chế Bình ổn Tài chính châu Âu…

Từ thực tế trên, có thể nói, châu Âu dường như đang trong một “cơn sốt” trưng cầu dân ý. Nếu quả thực như vậy, câu hỏi đặt ra là: điều gì đã dẫn đến việc triển khai phổ biến hình thức dân chủ trực tiếp này, và liệu trưng cầu dân ý có thực sự mang lại sự phát triển tích cực?

Trao thêm quyền cho người dân

Trong quá khứ, các nhà chính trị thường không giao phó việc quyết định những chính sách quan trọng, chẳng hạn như Brexit, cho người dân. Thậm chí cho tới cách đây khoảng 10 năm, trưng cầu dân ý ở cấp độ quốc gia vẫn là điều rất hiếm hoi, và nếu có thì các cuộc trưng cầu này thường nhằm giải quyết các vấn đề trong nước như phê chuẩn Hiến pháp, hay đôi khi là trao quyền cho người dân trong bối cảnh chính phủ gặp mâu thuẫn.

Tính chất của trưng cầu dân ý cũng khác nhau, từ những cuộc chỉ mang tính hình thức đến những cuộc mang sức ảnh hưởng sâu sắc, từ các vấn đề “cỏn con” như việc lái xe bên phải đường ở Thụy Điển cho đến những chuyện rất nhạy cảm như hôn nhân đồng giới ở Ireland hay Croatia.

con sot trung cau dan y o chau au

Trong khi đó, các vấn đề quan hệ quốc tế vốn là công việc đặc thù của các Ngoại trưởng và các nhà ngoại giao. Người dân được cho là không đủ kiến thức để quyết định chính sách đối ngoại. Các nhà ngoại giao Mỹ lừng lẫy như George Kennan hay Henry Kissinger từng cho rằng quan hệ quốc tế nên được tiến hành bởi một số ít người “có tầm nhìn xa trông rộng” và rất am hiểu lợi ích của người dân.

Tuy nhiên, ngày nay, các chính phủ ở châu Âu không ngần ngại trao cho người dân của họ quyền quyết định các vấn đề đối ngoại. Kể từ năm 2000 đến nay, đã có hơn 40 cuộc trưng cầu dân ý về các vấn đề quốc tế diễn ra trên khắp EU. Con số này trong những năm 1990 chỉ là 10 cuộc, và thậm chí chỉ là 3 trong những năm 1980.

Công cụ để mặc cả

Tại sao lại có sự thay đổi như trên? Có lẽ các nhà ngoại giao châu Âu nhận thấy trưng cầu dân ý là một công cụ hữu ích để đạt được lợi thế trong đàm phán ngoại giao. Bằng cách hứa hẹn sẽ cho người dân phê chuẩn các điều ước quốc tế, các nhà ngoại giao có thể có thêm cơ sở để “mặc cả” khi đàm phán những điều ước này.

Nguồn gốc của việc sử dụng trưng cầu dân ý như một công cụ mặc cả trong quan hệ quốc tế xuất hiện trong quá trình phát triển EU. Năm 1992, Đan Mạch tổ chức trưng cầu dân ý để tìm kiếm sự ủng hộ phê duyệt Hiệp ước Maastricht - bao gồm ba trụ cột trong hoạt động của EU cũng như nền tảng của Hội đồng châu Âu. Kết quả là 50,7% người Đan Mạch đã nói “Không” với Hiệp ước Maastricht, khiến châu Âu đã buộc phải “chiều” theo một số yêu sách của Copenhagen. Người dân Đan Mạch khá hài lòng với những đặc quyền mà họ được hưởng, và cuộc trưng cầu dân ý thứ hai đã được quốc gia Bắc Âu này tổ chức vào năm 1993. Lần này, đa số dân Đan Mạch đồng ý phê chuẩn Hiệp ước Maastricht, đưa nước này gia nhập EU.

Sau đó, hàng loạt quốc gia đã áp dụng bài học của Đan Mạch, “đào bới” những quy định trong Hiến pháp về trưng cầu dân ý vốn chẳng mấy khi được nhắc tới. Khi Áo, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển bắt đầu đàm phán gia nhập EU năm 1993, tất cả những nước này đều chọn cách thức trưng cầu dân ý để phê chuẩn Hiệp ước Maastricht. Rốt cục, Thụy Điển và Na Uy được quyền sử dụng đồng tiền riêng, trong khi Phần Lan và Áo đạt được nhượng bộ từ EU cho phép hai nước này duy trì chính sách đối ngoại trung lập trên trường quốc tế.

Việc sử dụng trưng cầu dân ý để mặc cả còn xuất hiện trong đàm phán về Hiến pháp của châu Âu vào những năm 2000. Khi đó, chính phủ Tây Ban Nha phàn nàn rằng tỷ lệ số phiếu của họ sở hữu trong Hội đồng Bộ trưởng EU là quá ít nếu chiếu theo quy định trong Hiến pháp. Vì

lập luận này không được các nước khác ủng hộ, Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Maria Aznar quyết định sử dụng “quân bài” của mình. Một mặt ông Aznar khẳng định tuân thủ Hiến pháp châu Âu, song mặt khác, ông này kêu gọi người dân Tây Ban Nha không nên ủng hộ bản Hiến pháp đó cho tới khi ông có được nhượng bộ từ liên minh. Đây rõ ràng là một âm mưu, song nó hiệu quả. Ông Aznar đã giành thêm được số phiếu trong Hội đồng Bộ trưởng EU, và Hiến pháp châu Âu đã được 80% cử tri Tây Ban Nha thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý tháng 2/2005.

Không nên lạm dụng

Những toan tính đàm phán ngoại giao có lẽ không thể giải thích thấu đáo cho việc tiến hành thường xuyên trưng cầu dân ý như hiện nay. Người ta sẽ không hiểu được sự bùng nổ của trưng cầu dân ý nếu không nhận ra được những thay đổi cơ bản trong sự vận hành của châu Âu.

Ở châu lục này, các vấn đề như môi trường, tài chính, thương mại và an ninh được quyết định thông qua thảo luận giữa các chính khách ở Brussels, Bỉ. Tuy nhiên, những nhà chính trị vẫn có trách nhiệm với các vấn đề trong nước của họ, nhất là khi dân chúng ngày càng cảm thấy xa rời bộ máy quan liêu của EU. Trong bối cảnh đó, các chính phủ muốn dùng trưng cầu dân ý để khẳng định rằng họ vẫn rất quan tâm đến người dân của mình.

Tháng Hai năm nay, Thủ tướng Hungary Viktor Orban thông báo có thể sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về chính sách phân bổ người tị nạn của EU. Ông Orban cho rằng động thái này là vì người dân Hungary, nhấn mạnh đó là “một phần của chính trị châu Âu”, đồng thời kêu gọi các nước khác cũng nên trưng cầu dân ý về các chính sách của EU.

Tuy nhiên, sử dụng trưng cầu dân ý như một hình thức dân chủ trực tiếp có phải là đúng đắn? Việc triển khai phổ biến - thậm chí là lạm dụng - trưng cầu dân ý liệu có dẫn đến sự hờ hững hoặc mất lòng tin của người dân? Bên cạnh đó, các cuộc trưng cầu dân ý thường bị chỉ trích là chính sách mị dân, nghiêm trọng hơn, nó cho phép những cử tri thiếu hiểu biết đưa ra những quyết định đầy cảm tính.

Dù vậy, các chứng cứ thực tế cho thấy phê phán trên chưa hẳn đã chính xác. Các đảng phái có tư tưởng dân túy thường giành chiến thắng trong trưng cầu dân ý, nhưng người dân lại ít khi ủng hộ các chính sách dân túy. Chẳng hạn như ở Thụy Sĩ, trong 9 trên 10 cuộc trưng cầu gần đây, người dân đều chấp nhận các chính sách nhập cư mang tính tự do hơn.

Có thể nói, trưng cầu dân ý không phải là một giải pháp thần kỳ có thể giải quyết mọi vấn đề phức tạp và việc lạm dụng có thể khiến nó trở thành trò hề. Chẳng mấy ai để tâm đến việc Hy Lạp tiến hành trưng cầu dân ý về gói cứu trợ của EU hồi năm ngoái. Bởi lẽ, chiến dịch vận động cho cuộc trưng cầu này diễn ra trong vòng chưa đến 1 tuần lễ, và người dân Hy Lạp gần như không có thông tin gì về tác động của gói cứu trợ đến nền kinh tế nước này. Chính vì vậy, lựa chọn của người dân chỉ là cảm tính.

Nếu trưng cầu dân ý được tiến hành nhằm mục tiêu như nó phải có - tức là thể hiện ý chí của người dân - thì cần có thời gian để cử tri có cơ hội thảo luận, hiểu rõ các mặt lợi - hại của vấn đề. Dân chủ, bao gồm cả dân chủ trực tiếp, không chỉ đơn thuần là đi bỏ phiếu, mà còn là tự do thảo luận và tranh biện.

con sot trung cau dan y o chau au Anh xúc tiến đàm phán thương mại với các đối tác lớn hậu Brexit

Bộ Kinh doanh Anh cho biết, họ đã lên kế hoạch đàm phán thương mại cho giai đoạn hậu Brexit với nhiều đối tác lớn ...

con sot trung cau dan y o chau au Ba tác nhân sẽ thay đổi “cảnh quan” Đông Nam Á

Phán quyết của PCA, trưng cầu dân ý về Hiến pháp của Thái Lan và tiến trình hòa bình và hòa giải của Myanmar có ...

con sot trung cau dan y o chau au Hà Lan có thể trưng cầu dân ý về việc rời EU

Để tổ chức trưng cầu dân ý giống như Anh đã làm vừa qua, Hà Lan phải thay đổi Hiến pháp và có được sự ...

Quang Chinh (theo Foreign Policy)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Mong muốn Viện TBI hỗ trợ Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế

Mong muốn Viện TBI hỗ trợ Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế

Chiều 16/4, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp ông Tony Blair, cựu Thủ tướng Anh, Chủ tịch điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu.
Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng lần thứ 5 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tây Ban Nha

Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng lần thứ 5 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tây Ban Nha

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Quốc vụ khanh về Ngoại giao và các vấn đề toàn cầu Tây Ban Nha Diego Martínez Belío trao đổi về ...
Phong tỏa tài sản của nữ diễn viên Trung Quốc Triệu Vy

Phong tỏa tài sản của nữ diễn viên Trung Quốc Triệu Vy

Tài sản của diễn viên Trung Quốc Triệu Vy, thuộc công ty cổ phần Hợp Bảo, bị phong tỏa giữa lúc tin đồn cô chuẩn bị tái xuất được lan ...
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Quốc vụ khanh Tây Ban Nha Diego Martinez Belío

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Quốc vụ khanh Tây Ban Nha Diego Martinez Belío

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác với Tây Ban Nha, đối tác chiến lược đầu ...
Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Barcelona vs PSG tại vòng tứ kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4.
Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng hủy bỏ các biện pháp đối phó Nga liên quan Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong ngày cuối cùng nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu thăm Bắc Kinh.
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động