Đại cử tri Mỹ có vai trò như thế nào

Trên thực tế người dân Mỹ không trực tiếp bầu chọn tổng thống của mình, thay vào đó là một cử tri đoàn gồm các đại cử tri bỏ phiếu. Trong các cuộc chạy đua vào Nhà Trắng gay cấn, vai trò của cử tri đoàn càng tăng cao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên


Mỗi bang có số lượng đại cử tri (Elector) nhất định hợp thành cử tri đoàn (Electoral College) dựa trên quy mô dân số của bang đó. Nghĩa là bang nào càng đông dân thì càng nhiều đại cử tri. Về mặt kỹ thuật thì các cử tri Mỹ đi bỏ phiếu để bầu đại cử tri chứ không phải bầu trực tiếp cho các ứng viên tổng thống.

California là bang đông dân nhất nước Mỹ nên cũng có số lượng phiếu đại cử tri lớn nhất là 55. Một số bang khác có nhiều đại cử tri như Florida, Pensynvania, Ohio... đều có trên 20 phiếu. Trong khi đó một số bang nhỏ và đặc khu Washington DC chỉ có 3 phiếu đại cử tri.

Tổng cộng nước Mỹ có 538 đại cử tri. Tại hầu hết các bang của Mỹ (trừ hai bang Maine và Nebraska), các đại cử tri trong cử tri đoàn bang đó sẽ bỏ phiếu theo thể thức "được ăn cả ngã về không". Nghĩa là nếu ứng viên nào giành được đa số phiếu của cử tri phổ thông thì sẽ nhận được tất cả lá phiếu của đại cử tri bang đó.

Để trở thành tổng thống, một ứng viên cần hội đủ tối thiếu 270 phiếu đại cử tri. Ngoài ra người đắc cử không nhất thiết phải giành chiến thắng về số phiếu phổ thông trên cả nước. Điều này đồng nghĩa có ứng viên vẫn có quyền bước vào Nhà Trắng miễn là có đủ trên 270 phiếu đại cử tri, dù thua đối thủ về phiếu phổ thông.

Tại sao hệ thống đại cử tri được sử dụng?

Khi nước Mỹ được khai sinh, chiến dịch vận động và bỏ phiếu đồng loạt ở tầm quốc gia gần như là điều không thể do khả năng truyền đạt thông tin thời đó thô sơ, các bang ngờ vực về quyền lợi của họ, sự nghi ngờ của các đảng phái chính trị và cả do mối lo ngại về phổ thông đầu phiếu.

Những người soạn ra bản Hiến pháp năm 1787 của nước Mỹ bác bỏ cả hai cách thức bầu tổng thống là thông qua Quốc hội (do chia rẽ quyền lực) lẫn qua cách bầu trực tiếp của cử tri (do lo ngại người dân sẽ chỉ bầu cho ứng viên người địa phương và các bang lớn sẽ nắm vai trò thống trị).

Một nhân tố khác là các bang miền nam nước Mỹ rất ủng hộ hệ thống bầu tổng thống qua đại cử tri. Những nô lệ tại khu vực này không có quyền bỏ phiếu nhưng được tính bằng 3/5 người thường khi thống kê quy mô dân số của mỗi bang. Ý tưởng ban đầu là chỉ có những người có vai trò ở mỗi bang mới hợp thành những đại cử tri trong cử tri đoàn bang đó. Qua năm tháng, cử tri đoàn thay đổi và ngày càng phản ánh tốt hơn nguyện vọng của người dân.

Hệ lụy của hệ thống bầu cử theo đại cử tri

Câu hỏi đặt ra là liệu có bất công hay không khi một ứng viên đắc cử tổng thống lại nhận được ít hơn số phiếu phổ thông so với người thất bại. Đây được coi là mặt hạn chế chính của hệ thống bầu cử tổng thống của nước Mỹ theo hình thức đại cử tri.

Năm 2000, ứng viên đảng Dân chủ Al Gore giành được 48,38% phiếu phổ thông toàn quốc so với đối thủ phe Cộng hòa George Bush được 47,87%. Dù vậy, ông Bush vẫn giành chiến thắng do nhận được 271 phiếu đại cử tri so với 266 của Al Gore. Bang quyết định là Florida, nơi tất cả 25 phiếu đại cử tri rơi vào tay Bush dù chênh lệch giữa hai ứng viên về phiếu phổ thông tại bang này chỉ là 537.

Tình huống tương tự xảy ra vào năm 1888 khi Benjamin Harrison giành chiến thắng nhờ có hơn phiếu đại cử tri, dù ít phiếu phổ thông hơn so với đối thủ Grover Cleveland.

Một mặt trái khác của hệ thống bầu cử theo đại cử tri là tại nhiều bang, kết quả nghiêng về ứng viên nào đã được trù tính từ trước. Do đó ít có tính chất khuyến khích các cá nhân cử tri đi bỏ phiếu. Điều này cũng không hấp dẫn các ứng viên tới vận động tranh cử tại các bang được cho là đã "an bài" đó.

Lợi ích của hệ thống bầu cử này là gì?

Hệ thống bầu cử tổng thống theo đại cử tri tại Mỹ được tôn trọng và duy trì do các nguồn gốc lịch sử của nó. Đồng thời cũng vì nó thường phản ánh chính xác lá phiếu của các cử tri phổ thông. Hệ thống này cũng tạo cho các bang nhỏ có sức nặng hơn trong việc bầu chọn nhà lãnh đạo mới của đất nước.

Ví dụ bang lớn nhất California chiếm 12,03% dân số nước Mỹ, nhưng cử tri đoàn gồm 55 đại cử tri của họ chỉ chiếm 10,22% số đại cử tri trên cả nước. Trong khi bang Wyoming có dân cư thưa thớt chỉ chiếm 0,18% dân số nước Mỹ nhưng họ có 3 phiếu đại cử tri, chiếm 0,56% tổng số đại cử tri Mỹ.

Hệ thống đại cử tri cũng đồng nghĩa với việc một ứng viên muốn chiến thắng phải nhận được sự ủng hộ của các lá phiếu trên phạm vi cả nước.

Điều gì xảy ra nếu không ứng viên nào giành đa số phiếu đại cử tri?

Trong trường hợp này quyết định cuối cùng thuộc về Hạ nghị viện, do số ghế các bang nắm trong cơ quan lập pháp này tương xứng với tỷ lệ dân số bang đó. Vì vậy quyết định của Hạ nghị viện phản ánh tốt hơn nguyện vọng của cử tri phổ thông so với Thượng viện. Khi đó mỗi nhóm hạ nghị sĩ của mỗi bang sẽ chỉ có một lá phiếu bầu tổng thống, nghĩa là đảng nào chiếm đa số trong nhóm hạ nghị sĩ của bang thì lá phiếu bang đó sẽ thuộc về ứng viên của họ.

Còn phó tổng thống sẽ do Thượng nghị viện bầu chọn và mỗi thượng nghị sĩ có một lá phiếu riêng cho quyết định này.

Các đại cử tri bỏ phiếu như thế nào?

Tại một số bang, các đại cử tri được quyền tự do bỏ phiếu cho bất cứ ứng viên nào. Nhưng trên thực tế họ thường bầu cho những ứng viên mà họ đã cam kết ủng hộ từ trước. Tại đa số các bang khác họ được yêu cầu phải bỏ phiếu cho những ứng viên đã cam kết. Qua thời gian xuất hiện một số đại cử tri được coi là "lật lọng" vì bỏ phiếu cho các ứng viên khác so với cam kết ban đầu. Nhưng điều này là hiếm khi xảy ra và không có kết quả bầu cử nào bị thay đổi vì điều đó.

Trong trường hợp kết quả bầu cử quá sít sao, một đại cử tri "lật lọng" có thể gây ra rắc rối thực sự. Vấn đề này có thể sẽ phải đưa ra tòa án phân giải.

Các đại cử tri do các đảng bầu chọn trước cuộc bầu cử tổng thống và thường thông qua một cuộc bỏ phiếu trong hội nghị. Các đại cử tri họp nhau tại thành phố thủ phủ mỗi bang sau ngày bầu cử (năm nay cuộc họp này diễn ra vào ngày 13/12) để bỏ lá phiếu của họ. Kết quả được công bố chính thức trước Thượng viện vào ngày 6/1/2009 và tân tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1.

Theo Vnexpress

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 3-4/4/2024 theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Nhân dịp ông Prabowo Subianto được bầu làm Tổng thống Indonesia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chúc mừng.
Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga ...
Dự báo thời tiết ngày mai (29/3): Bắc Bộ đêm và sáng mưa rào, giông, cục bộ mưa to đến rất to; Tây Nguyên, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (29/3): Bắc Bộ đêm và sáng mưa rào, giông, cục bộ mưa to đến rất to; Tây Nguyên, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (29/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời và nền văn hóa chứa đựng nhiều điều thú vị, đặc biệt là những lễ hội đặc ...
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức với cáo buộc chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Chính phủ Niger cho hay, Mỹ sẽ sớm đệ trình đề xuất rút binh lính của họ khỏi quốc gia Tây Phi này.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động