Đánh bom ở Indonesia: Ai có thể là thủ phạm?

Đất nước Indonesia đang rung chuyển, bởi cú sốc khủng bố quay trở lại chính đường phố của thủ đô Jakarta, với một loạt các vụ nổ và các cuộc đọ súng diễn ra trưa nay 14/1.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
danh bom o indonesia ai co the la thu pham
Khói bốc lên từ hiện trường một vụ đánh bom trên đường phố Jakarta. (Ảnh: AP)

Những kẻ tấn công đã cho kích hoạt chất nổ tại một quán cà phê Starbucks tại khu phố đông người ở thủ đô Jakarta và sau đó tiến hành cuộc đọ súng với cảnh sát.

Tri Seranto, một nhân viên an ninh ngân hàng, cho AP biết, anh nhìn thấy ít nhất có 5 kẻ tấn công, trong đó có 3 kẻ tiến hành kích hoạt chất nổ tại quán Starbucks. Hiện chưa rõ đó là bom hay lựu đạn. Tri đã mô tả những kẻ này như những kẻ đánh bom tự sát, tuy nhiên Tướng Anton Charilyan, một phát ngôn viên cảnh sát quốc gia, bác bỏ thông tin này. Ông nói rằng một số đối tượng mang lựu đạn và súng đã tham gia tấn công. Ông cho biết, ba công dân đã thiệt mạng. Sau đó, phát ngôn viên cảnh sát Jakarta, Đại tá Muhammad Iqbal, nói rằng bốn kẻ tấn công đã bị tiêu diệt.

Trong khi đó, theo TVOne, một kênh truyền hình địa phương, ba vụ nổ khác đã diễn ra tại các khu vực khác của Jakarta. Sau các vụ nổ đầu tiên, đọ súng đã xảy ra giữa những kẻ tấn công với cảnh sát kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ.

danh bom o indonesia ai co the la thu pham
Đường phố Indonesia sau vụ nổ. (Ảnh MH)

Hai tiếng sau, lại có một vụ nổ khác phát ra từ một quán cà phê gần quán Starbucks, khoảng 5 phút sau khi 25 cảnh sát chống khủng bố tiến vào quán này.

Khu vực diễn ra các vụ nổ có rất nhiều khách sạn sang trọng, văn phòng và các sứ quán, trong đó có các Đại sứ quán Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.

Theo CNN, đây là các vụ tấn công tồi tệ nhất của Indonesia kể từ khi những kẻ đánh bom tự sát tấn công hai khách sạn ở thủ đô Jakarta vào năm 2009.

danh bom o indonesia ai co the la thu pham
Quán cà phê Starbucks nơi diễn ra vụ nổ. (Ảnh: HAT)

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã gọi các vụ nổ là "hành động khủng bố." "Đất nước và nhân dân chúng ta không nên sợ hãi, chúng ta không thể bị đánh bại bởi những hành động khủng bố, tôi mong công chúng giữ bình tĩnh”, ông Widodo phát biểu trên đài truyền hình địa phương Metro TV.

Hiện vẫn chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Liên quan đến IS?

Theo Tổng chưởng lý Australia George Brandis, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã có mặt tại Indonesia, đất nước mà từ lâu lực lượng này đã tìm cách thiết lập một "Caliphate (Vương quốc Hồi giáo) từ xa”. "IS đã xác định Indonesia là một vị trí để thực hiện những tham vọng của họ," ông Brandis nói trên báo chí Australia hồi tháng 12/2015.

Theo con số mà chính phủ Indonesia công bố, khoảng 700 người Indonesia đã đến Syria trong những năm gần đây để chiến đấu cùng các lực lượng chống chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong đó phần lớn gia nhập lực lượng IS.

Nhiều chiến binh người Indonesia cũng đã xuất hiện trong các chương trình truyền thông của IS.

Cảnh sát Indonesia cho biết, thủ phạm trong một âm mưu đánh bom bị phát giác hồi cuối năm ngoái cũng “chịu ảnh hưởng của IS”.

danh bom o indonesia ai co the la thu pham
Cảnh sát Indonesia được huy động đến hiện trường. (Ảnh: AP)

Hay khủng bố “tại gia”?

Lâu nay, Indonesia vẫn phải “vật lộn” với các nhóm khủng bố trong nước, đặc biệt là Jemaah Islamiyah – tổ chức từng nhận trách nhiệm về 11 vụ tấn công trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, trong đó có cả vụ đánh bom chết người tại hòn đảo du lịch Bali năm 2002 khiến hơn 200 người chết và hàng trăm người bị thương.

Các nhóm khủng bố nhỏ hơn cũng đã nhận trách nhiệm về nhiều vụ tấn công và đánh bom trên khắp đất nước, trong đó có cả vụ các chiến binh Hồi giáo chặt đầu ba thiếu niên người Thiên Chúa giáo hồi năm 2005 ở khu vực Poso, Sulawesi.

Jemaah Islamiyah - vốn có liên hệ với Al Qaeda, đã hầu như thay thế vị trí của Darul Islam để trở thành tổ chức khủng bố địa phương nguy hiểm nhất của Indonesia. Nhóm này cũng có mục tiêu thiết lập một Caliphate Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á và cũng đã từng hoạt động ở Thái Lan, Malaysia và Philippines.

Tuy nhiên, tiềm lực của Jemaah Islamiyah đã bị mai một dần, bởi nỗ lực chống khủng bố tăng cường của Indonesia từ năm 2009.

Indonesia đã đầu tư mạnh vào chống khủng bố, thành lập một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ có tên là Biệt đội 88. Đội quân này đã nhận được sự hỗ trợ và đào tạo từ cả Mỹ và Australia, và đã được khen ngợi do số vụ tấn công khủng bố tại nước này đã giảm kể từ năm 2009.

Theo một báo cáo của Jamestown Foundation, trong những năm gần đây, Indonesia đã được "xem là một câu chuyện thành công về chống khủng bố, khi những đe dọa từ các nhóm thánh chiến có liên hệ hoặc lấy cảm hứng từ al-Qaeda đã giảm đáng kể”.

"Thật không may, sự lây lan của cuộc xung đột tại Syria và Iraq, và sự nổi lên của IS, đang có nguy cơ làm hỏng thành công này của Indonesia”, báo cáo viết.

Nguyễn Kim (tổng hợp)

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 29 - Everton vs Liverpool; Ligue 1 vòng 29 - Lorient vs ...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng ...
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
U23 Việt Nam gặp U23 Iraq tại tứ kết U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam gặp U23 Iraq tại tứ kết U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam thua đậm 0-3 trước U23 Uzbekistan ở lượt cuối cùng bảng D trên sân Khalifa và sẽ đối đầu U23 Iraq ở tứ kết giải U23 châu ...
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Sao Việt: Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh nhẹ nhàng, thanh lịch

Sao Việt: Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh nhẹ nhàng, thanh lịch

Diễn viên Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh đăng ảnh hậu trường thanh lịch, Hòa Minzy khoe vai trần gợi cảm.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động