Donald Trump: Bản chất chính sách, thực chất thành bại

Kết quả đối ngoại của Donald Trump (Bài số 3)

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Sắp qua 2/3 nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên rồi mà ông Donald Trump và cộng sự vẫn chưa công bố chiến lược đối ngoại tổng thể. Dù vậy, xuyên suốt như sợi chỉ đỏ qua các triển khai đối ngoại là một cách tiếp cận và một vài mô thức hành động. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ket qua doi ngoai cua donald trump bai so 3 Donald Trump với thế giới: Quyền biến giữa bất biến và khả biến
ket qua doi ngoai cua donald trump bai so 3 Gặp gỡ Mỹ - Triều lần 3: Níu kéo đây, răn đe kia
ket qua doi ngoai cua donald trump bai so 3
Biếm hoạ của East Bay Times.
ket qua doi ngoai cua donald trump bai so 3 Donald Trump: Bản chất chính sách, thực chất thành bại (Bài 2)

TGVN. Sau hơn 2 năm rưỡi cầm quyền và đang rục rịch bắt đầu tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo, nhưng một câu hỏi lớn ...

Giống như về đối nội, kết quả cầm quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump về đối ngoại cũng pha trộn giữa làm được và không làm được. Nhìn vào những kết quả ấy có thể thấy được 3 nét đặc trưng sau.

Ba nét đặc trưng

Thứ nhất là chủ ý lật ngược những thành quả cầm quyền của người tiền nhiệm, ông Barack Obama, về đối ngoại. Cả trong đối nội cũng thế, ông Trump dường như không chỉ cảm nhận sự thích thú đặc biệt mà còn cả tự đặt ra cho mình sứ mệnh huỷ hoại mọi thành quả cầm quyền của người tiền nhiệm, bất kể chúng được bên ngoài đánh giá là tốt hay không tốt, tích cực hay không tích cực và cần thiết hay không cần thiết đối với nước Mỹ. Làm việc này trên phương diện đối ngoại không chỉ dễ dàng hơn trên phương diện đối nội đối với ông Trump mà còn góp phần đắc lực giúp ông Trump gây dựng và duy trì hình ảnh về người kiên định thực hiện những cam kết tranh cử tổng thống.

Thứ hai là bỏ qua quốc hội Mỹ. Những người tiền nhiệm của ông Trump luôn cố gắng hợp tác với quốc hội, tranh thủ và nể vì quốc hội để được quốc hội ủng hộ những quyết sách hành pháp dự định thực hiện. Ông Trump thì không. George W. Bush dùng sự ủng hộ của quốc hội để tiến hành chiến tranh ở bên ngoài nước Mỹ. Barack Obama dung hoà với quốc hội để thông qua những thoả thuận ký kết với các đồng minh và đối tác, chẳng hạn như phê chuẩn Hiệp ước New-START với Nga về giải trừ vũ khí hạt nhân. Cho tới nay, ông Trump chưa được quốc hội Mỹ thông qua bất cứ kết quả đối ngoại nào.

Thứ ba là cụ thể hoá nội hàm của khẩu hiệu "Nước Mỹ trước hết" cho từng chủ trương về đối ngoại. "Nước Mỹ trước hết" được ông Trump hiểu và thực hiện chung là bảo vệ và tăng cường lợi ích thiết thực cho nước Mỹ, nhưng nội hàm cụ thể của nó lại được xác định cho từng vụ việc, vào từng thời điểm và đối với từng đối tác cụ thể.

Sắp qua được hai phần ba thời gian của nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên rồi mà ông Trump và cộng sự vẫn chưa công bố chiến lược hay chính sách đối ngoại tổng thể cho thời kỳ cầm quyền của mình mà chỉ đưa ra chiến lược an ninh quốc gia chung chung hàng năm, chiến lược cho châu Phi (2018), phác hoạ định hướng chiến lược cho khu vực lớn Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương hay dự kiến tung ra cái gọi là "Thoả thuận thế kỷ" cho Trung Đông, chứ còn đa phần là xử lý vụ việc cụ thể.

Cách tiếp cận và mô thức hành động

ket qua doi ngoai cua donald trump bai so 3 Donald Trump: Bản chất chính sách, thực chất thành bại (bài 1)

TGVN. Sau hơn 2 năm rưỡi cầm quyền, một câu hỏi lớn vẫn được đặt ra là Tổng thống Trump cầm quyền theo kiểu cách ...

Dù vậy, xuyên suốt như sợi chỉ đỏ qua tất cả những chuyện ấy là cách tiếp cận và mô thức hành động sau.

Thứ nhất, ông Trump cho rằng nước Mỹ bị thua thiệt trong các mối quan hệ với thế giới bên ngoài nên phải thay đổi mối quan hệ giữa nước Mỹ và thế giới bên ngoài. Ông Trump đi từ sự xác định cái lợi cho nước Mỹ và cần đối với nước Mỹ để định hình lại quan hệ của Mỹ với thế giới bên ngoài. Thâm ý ở đây là huỷ bỏ hết mọi kết cục của các cuộc chơi cũ, xoá bỏ các cuộc chơi hiện tại để chơi các cuộc chơi mới theo luật chơi do Mỹ định ra và đi theo hướng do Mỹ dẫn dắt, đi chung đường với thế giới bên ngoài chỉ khi thấy có lợi cho Mỹ và đi lối đường riêng khi thấy như thế có lợi hơn cho nước Mỹ.

Thứ hai, ông Trump coi trọng và tập trung trước hết vào những nhóm lợi ích đối với Mỹ trong dạng "tiền tươi thóc thật", có thể được định tính hoá và định lượng hoá dễ dàng, chứ không chung chung, lung mung và mơ hồ dưới cái vỏ bọc của những định nghĩa hay khái niệm về hệ giá trị chung mà Mỹ và các đồng minh lâu nay vẫn đề cao. Ở đây có thể thấy quan điểm chủ trương "Nước Mỹ trước hết" của ông Trump đã làm thay đổi rất cơ bản quan hệ của Mỹ với cả đối tác lẫn đồng minh hay đối thủ lâu nay của Mỹ như thế nào.

Thứ ba, gây xung khắc để thực thi sách lược "gia tăng áp lực tối đa" được ông Trump vận dụng với tất cả các đồng minh và đối tác bên ngoài trong mọi vụ việc, đi cùng với việc có thể bất ngờ thay đổi quyết sách. Ông Trump cho rằng làm như thế sẽ gây khó khăn và khó xử cho phía bên kia khiến họ cuối cùng sẽ phải nhượng bộ Mỹ và bị Mỹ khuất phục, đẩy các phía này vào tình thế không biết thế nào mà lường được với Mỹ nên sẽ luôn bị động đối phó, luôn khó có đối sách đối phó và rồi không có sự lựa chọn nào khác ngoài nghe theo Mỹ.

Thứ tư, ông Trump đi ngược lại những gì được coi là xu thế vận động của thế giới từ khá lâu nay và coi đấy là liệu pháp giúp "tăng lợi, giảm thiệt" cho nước Mỹ. Thế giới thúc đẩy chủ nghĩa đa phương thì ông Trump chủ trương hành động đơn phương. Thế giới thực thi tự do hoá mậu dịch thì ông Trump coi trọng bảo hộ mậu dịch. Thế giới coi trọng các thể chế đa phương và luật pháp quốc tế thì ông Trump coi thường các thể chế ấy và sẵn sàng bất chấp luật pháp quốc tế. Đối với ông Trump, nước Mỹ quan trọng đối với thế giới như thế nào không quan trọng và đáng kể bằng việc thế giới quan trọng đến đâu đối với nước Mỹ. Nổi bật và cụ thể nhất là việc ông Trump coi Trung Quốc là đối thủ đáng gờm nhất của nước Mỹ và chính trị quốc tế chỉ là cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga.

Thành công và không thành công

Nếu đem ra so sánh để cân đong đo đếm thì có thể khái quát thành công và không thành công của ông Trump về đối ngoại cho tới nay như sau.

Ông Trump đã thành công với việc thay thế thoả thuận về Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) bằng thoả thuận mới USMCA, đạt được kết quả mong muốn của mình - với hệ luỵ cả tiêu cực nữa đối với Mỹ - với việc sử dụng các biện pháp chính sách bảo hộ thương mại.

Ông Trump đã thực hiện cam kết tranh cử lật ngược những thoả thuận quốc tế mà Mỹ đã ký kết tham gia như Hiệp định TPP, Hiệp định Paris của LHQ về chống biến đôi khí hậu và Thoả thuận hạt nhân Iran (JCPOA).

Ông Trump đã chấm dứt sự tham gia của Mỹ vào hiệp ước INF, buộc các thành viên NATO phải thực hiện cam kết tăng ngân sách quốc phòng. Ông Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv về Jerusalem.

Danh sách những gì ông Trump đã làm nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn cũng không hề ngắn.

Cho tới nay, ông Trump chưa đạt được thoả thuận nào với Trung Quốc về thương mại, chưa xây được bức tường ngăn chia biên giới giữa Mỹ và Mexico, chưa đạt được thoả thuận với tất cả các nước liên quan về giải pháp cho vấn đề người tỵ nạn và nhập cư.

Ông Trump chưa đạt được với Triều Tiên thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Triều Tiên trong khi lại xô đẩy Iran đến bên bờ vực của đụng độ quân sự và thậm chí cả chiến tranh ở vùng Vịnh.

Ông Trump chưa triệt thoái được quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan, Iraq và Syria cũng như chưa có được kết cục có lợi nhất cho Mỹ từ việc chấm dứt hoạt động quân sự của Mỹ ở các nơi này. Ông Trump chưa cải thiện được đáng kể cho nước Mỹ tình trạng thâm hụt trong cán cân trao đổi thương mại với các đối tác bên ngoài.

Ông Trump làm suy yếu NATO và phân rẽ nội bộ NATO. Và ông Trump không ngăn cản được những bước tiến liên tục mới của chủ nghĩa đa phương, tự do hoá mậu dịch cũng như vai trò của các khuôn khổ, diễn đàn hay thể chế đa phương.

Phía trước ông Trump là cuộc vận động tranh cử tổng thống và mục tiêu được tái đắc cử sẽ chi phối và dẫn dắt toàn bộ mọi suy tính và hành động của ông Trump trong thời gian tới. Rất có thể vì thế mà ông Trump sẵn sàng có những quyết sách bất ngờ để tạo đột biến với tác động có lợi quyết định nhất cho mình.

Dịch Dung

Bài 4. Tác động của chính sách đến thế giới

ket qua doi ngoai cua donald trump bai so 3 Mỹ - Iran và câu chuyện Gibraltar: Phép thử nhờ mập mờ

TGVN. Cả trên thực tế lẫn trong khẩu chiến, căng thẳng và đối đầu giữa Mỹ - Iran đều leo thang mức độ. Tổng thống ...

ket qua doi ngoai cua donald trump bai so 3 Quan hệ Mỹ - Ấn Độ: Cân bằng không dễ

TGVN. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Ấn Độ trước thềm G20, trong khi mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ hiện trong tình ...

ket qua doi ngoai cua donald trump bai so 3 Mỹ - Trung Quốc: Rút củi đáy nồi

TGVN. Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau bên lề Hội nghị G20 tại Osaka trong hai ngày ...

Đọc thêm

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024 trên thị trường thế giới tăng mạnh sau hành động quân sự của Israel làm tăng sức hấp dẫn của tài sản an toàn này.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Kinh tế toàn cầu: Một chút hy vọng vào Hội nghị mùa Xuân!

Kinh tế toàn cầu: Một chút hy vọng vào Hội nghị mùa Xuân!

Tổng giám đốc IMF cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đối mặt với một thập kỷ 'tăng trưởng ảm đạm' và 'mất lòng tin của người dân'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động