Đồng chí Bùi Thanh Sơn được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2021-2026

Anh Sơn
Chiều 28/7, cùng với các thành viên khác của Chính phủ, tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII được Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đồng chí Bùi Thanh Sơn được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2021-2026
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định bổ nhiệm đồng chí Bùi Thanh Sơn làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ngày 28/7.

Tại phiên họp chiều ngày 28/7, Quốc hội biểu quyết thông qua các Nghị quyết về phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

Có 479 trong tổng số 499 đại biểu Quốc hội tán thành phê chuẩn 4 Phó Thủ tướng gồm các đồng chí: Phạm Bình Minh (Ủy viên Bộ Chính trị), Lê Minh Khái (Bí thư Trung ương Đảng), Vũ Đức Đam (Ủy viên Trung ương) và Lê Văn Thành (Ủy viên Trung ương).

Với tổng số 476/476 số phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 95,39% (tính trên tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Trong số 22 Bộ trưởng, trưởng ngành được Quốc hội bầu, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Chiều tối cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Lễ Công bố và trao các Quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch nước cho các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. Cùng dự có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao Quyết định bổ nhiệm đồng chí Bùi Thanh Sơn làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định bổ nhiệm cho các thành viên Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (người đứng ngoài cùng bên phải)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định bổ nhiệm cho các thành viên Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (người đứng ngoài cùng bên phải).

TIỂU SỬ BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO BÙI THANH SƠN

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sinh năm 1962; quê quán: Hà Nội. Ông công tác trong ngành Ngoại giao hơn 30 năm tại các vị trí khác nhau và có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu quan hệ quốc tế, hoạch định chính sách đối ngoại, kinh tế quốc tế và đàm phán quốc tế.

Ông có vợ và 1 con gái.

Học vấn: Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại giao Việt Nam (nay là Học viện Ngoại giao) năm 1984. Tốt nghiệp Thạc sỹ Quan hệ quốc tế, Đại học Columbia, Hoa Kỳ năm 1993.

Thông thạo tiếng Anh, tiếng Nhật.

Sự nghiệp ngoại giao

Ông bắt đầu làm việc tại Bộ Ngoại giao từ tháng 9/1987 với vị trí là cán bộ nghiên cứu tại Học viện Quan hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao. Từ tháng 6/1993 đến tháng 3/1996, ông được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Nghiên cứu Âu - Mỹ, Chánh Văn phòng, Học viện Quan hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao. Từ tháng 3/1996-2/2000, ông được bổ nhiệm Phó Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao.

Sau khi hoàn thành nhiệm kỳ công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore với cương vị Tham tán Công sứ (3/2000-7/2003), ông trở lại công tác tại Bộ Ngoại giao và được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng rồi Vụ trưởng, Vụ Chính sách Đối ngoại (8/2003-9/2008).

Từ tháng 9/2008-11/2009, ông giữ cương vị Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Chính sách Đối ngoại, Bộ Ngoại giao. Trong giai đoạn từ tháng 9/2008-6/2012, ông cũng là Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam về Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên minh châu Âu (PCA).

Tháng 11/2009, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng và từ tháng 7/2016 là Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (tháng 1/2016), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6/2016, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Tháng 2/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 8/4/2021, Quốc hội thông qua việc bổ nhiệm ông vào vị trí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Tháng 5/2021, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Ngày 28/7/2021: Tại kỳ họp thứ I, Quốc hội khóa XV, ông tiếp tục được bầu làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tặng, khen thưởng

Trong thời gian hoạt động trong ngành Ngoại giao, ông đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý, đặc biệt là Huân chương Lao động hạng Hai (các năm 2018, 2016); Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2011) và nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về các thành tích và đóng góp đặc biệt đối với công tác đối ngoại nói chung và Bộ Ngoại giao nói riêng.

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Kylian Mbappe đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới tại Champions League và Ligue 1

Kylian Mbappe đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới tại Champions League và Ligue 1

Kylian Mbappe đang ở phong độ ấn tượng tại mùa giải này, PSG có được cơ hội giành cú ăn 3 UEFA Champions League, Ligue 1 và Cup quốc gia ...
Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động