Giây phút thiêng liêng khắc ghi lời tuyên thệ

Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII không những thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, mà còn tiến hành miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn nhân sự lãnh đạo chủ chốt của đất nước…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
giay phut thieng lieng khac ghi loi tuyen the

Đây là kỳ họp rất quan trọng, diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, tình hình trong nước có những khó khăn, thách thức và vận hội, thời cơ đan xen. Đây cũng là lúc toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2020.

Bên cạnh việc tổng kết công tác nhiệm kỳ của các cơ quan Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, tại kỳ họp này, Quốc hội đã dành một nửa thời gian (từ ngày 31/3 đến ngày 12/4) để xem xét, quyết định công tác nhân sự Nhà nước vì sau Đại hội Đảng XII, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành Trung ương.

Kiện toàn tổ chức bộ máy Nhà nước

Tính đến hết ngày 6/4, tại kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIII đã tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội và 7 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm 5 Ủy ban của Quốc hội và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội thông qua nghị quyết bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia (trên 96%); ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước (trên 93%).

Với 90,49% tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Đỗ Bá Tỵ và ông Phùng Quốc Hiển làm Phó Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu 7 tân Ủy viên UBTVQH khóa XIII là các ông/bà Hà Ngọc Chiến, Trần Văn Túy, Võ Trọng Việt, Nguyễn Đức Hải, Lê Thị Nga, Nguyễn Thúy Anh và Nguyễn Thanh Hải, với tỉ lệ 84,62% tán thành. Quốc hội cũng đã tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm 5 Ủy ban của Quốc hội và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Ngày 6/4, với 87,04% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Tấn Dũng. Việc bầu Thủ tướng mới diễn ra ngày 7/4. Tân Thủ tướng sẽ tuyên thệ khi nhậm chức. Người được giới thiệu kế nhiệm vị trí đứng đầu Chính phủ là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Theo chương trình kỳ họp, ngày 8/4, Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Ngày 9/4, Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Ngày 12/4, Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia về danh sách một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Cùng ngày, Quốc hội tiến hành phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng quốc phòng-an ninh.

Lãnh đạo mới, kỳ vọng mới

Không chỉ lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên, mà đây cũng là lần đầu tiên, Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức trong buổi lễ được tổ chức hết sức trang trọng. Chia sẻ cảm nghĩ về những điều “đầu tiên” này, nhiều đại biểu Quốc hội cũng như đông đảo cử tri đã bày tỏ kỳ vọng hai nhà lãnh đạo cấp cao trên cơ sở kế thừa những công việc của người tiền nhiệm sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó, đúng như lời tuyên thệ của tân Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước.

Là người đề xuất tổ chức lễ tuyên thệ cách đây 2 nhiệm kỳ Quốc hội và được quy định vào Hiến pháp 2013, ông Dương Trung Quốc cho hay: “Đây không phải là lúc để phát biểu về chương trình hành động mà là lời hứa thực hiện nhiệm vụ. Lời hứa tạo động lực cho người tuyên thệ, làm tăng trách nhiệm đối với người đảm nhận chức vụ và là cơ sở giám sát của người tiếp nhận”.

Chia sẻ với hãng tin Channel New Asia (CNA) của Singapore, chuyên gia kinh tế cấp cao Lê Đăng Doanh cho rằng, việc bà Nguyễn Thị Kim Ngân là một trong những người đầu tiên được chọn trong bốn chức vụ được coi là “tứ trụ” của Việt Nam, cho thấy một “bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam”.

Tại kỳ họp lần này, Quốc hội xem xét, thông qua các dự án Luật tiếp cận thông tin, Luật báo chí (sửa đổi), Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), Luật dược (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi); phê chuẩn Thỏa thuận về việc cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; xem xét Báo cáo về kết quả đàm phán và ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các vấn đề liên quan. Xem xét các Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2016 của Quốc hội, các các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.

Chia sẻ bên hành lang kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu cũng bày tỏ tin tưởng với bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến động, một nhà khoa học với tầm nhìn sâu rộng như ông Trần Đại Quang sẽ tăng thêm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Đại biểu Nguyễn Văn Ring bày tỏ tin tưởng tân Chủ tịch nước sẽ làm tròn trách nhiệm của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại, và cho rằng, ở cương vị Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, Chủ tịch nước sẽ có giải pháp tích cực hơn nữa để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của đất nước, đặc biệt là giải quyết tốt các vấn đề trên Biển Đông. “Khi còn là Bộ trưởng Công an, ông Trần Đại Quang là người rất bản lĩnh, có tinh thần trách nhiệm cao. Trong những vụ án lớn, ngay khi nắm thông tin, ông thường chỉ đạo làm ngay. Điều này thể hiện tính linh hoạt để giải quyết kịp thời những mong mỏi của người dân”, đại biểu Nguyễn Thị Khá chia sẻ.

Nhiều hãng truyền thông quốc tế theo sát sự kiện đã đánh giá cao năng lực của tân Chủ tịch Quốc hội. Tờ New York Times của Mỹ cho rằng việc bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bổ nhiệm vào vị trí này đã được nhiều người “tiên liệu” bởi khả năng chuyên môn, tài lãnh đạo cũng như phong thái thanh lịch, duyên dáng, lịch thiệp. Trang NDTV của Ấn Độ thì cho rằng, việc Quốc hội Việt Nam bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch là một “sự lựa chọn mang tính chiến lược”, đảm bảo cân bằng cơ cấu thành phần Quốc hội theo vùng, miền; cho thấy sự công bằng giới, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của người phụ nữ.

Việc ông Trần Đại Quang được bầu vào cương vị Chủ tịch nước được nhiều hãng tin quốc tế như AFP của Pháp, IBTimes của Anh, SBS của Australia, Washington Post của Mỹ, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc… đăng tải. Đặc biệt, các tờ báo lớn đều quan tâm và nhấn mạnh những chức vụ ông từng nắm giữ, cũng như những kinh nghiệm trên chính trường của ông, thể hiện sự đánh giá cao năng lực cũng như tin tưởng vào khả năng chèo lái Việt Nam trong tương lai của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Cho đến nay, bộ máy lãnh đạo mới của Nhà nước Việt Nam đã dần được kiện toàn. Nhận được đa số phiếu tán thành từ các đại biểu Quốc hội, đại diện cho đông đảo cử tri, các vị tân lãnh đạo sẽ gánh trọn trên vai trọng trách lớn lao - giữ vững thống nhất, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đem lại đời sống ấm no cho nhân dân Việt Nam.

Đặt tay lên quyển Hiến pháp, đứng dưới lá cờ Tổ quốc thiêng liêng, trước Quốc hội và toàn thể nhân dân, những lời tuyên thệ của các vị tân lãnh đạo vẫn còn vang vọng. Và tương lai sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho những lời thề tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, thề giữ vững chủ quyền dân tộc này.

Tiểu sử các lãnh đạo chủ chốt vừa được Quốc hội bầu và giới thiệu bầu

Ông Trần Đại Quang (sinh năm 1956), quê quán tỉnh Ninh Bình, đại biểu Quốc hội khoá XIII, là Giáo sư, Tiến sĩ Luật, đã đảm nhiệm các chức vụ: Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh; Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; Ủy viên Trung ương Đảng các khoá X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị khoá XI, XII, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ; Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Ông Nguyễn Xuân Phúc (sinh năm 1954), quê ở Quảng Nam, là cử nhân Kinh tế. Trước khi làm Phó Thủ tướng, ông từng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII; đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh năm 1954), quê ở Bến Tre, có bằng thạc sĩ Kinh tế. Bà từng đảm nhiệm các vị trí Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bến Tre; Thứ trưởng Bộ Tài chính; Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương; Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại; Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Phó Chủ tịch Quốc hội từ năm 2011. Bà là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII; đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII.

 

Chung Trang

Đọc thêm

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động