Hà Lan: Nông dân 4.0 'trỗi dậy' để được... lắng nghe

Lê Ngọc
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Hà Lan xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, vượt qua Đức, Pháp, Anh… nhờ những thành tựu khoa học và chinh sách hợp lý. Tuy nhiên, bên dưới thảm hoa vẫn luôn có những cành gai và đó chính là mâu thuẫn dẫn đến cuộc biểu tình tại The Hague, hôm qua, ngày 1/10.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ha lan nong dan 40 troi day de duoc lang nghe Hà Lan: Biểu tình quy mô lớn chống biến đổi khí hậu ở The Hague
ha lan nong dan 40 troi day de duoc lang nghe Việt Nam - Hà Lan thúc đẩy hợp tác phát triển nền kinh tế tuần hoàn
ha lan nong dan 40 troi day de duoc lang nghe
Nông dân Hà Lan dồn về The Hague. (Ảnh: Lê Ngọc)

Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng thu nhập quốc dân (GDP) Hà Lan đạt 924,4 tỷ USD, tương đương với 53.900 USD/người, đứng thứ 23 thế giới. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP chỉ đóng góp 1.6%. Tuy nhiên, điều đáng nói là chỉ với 1,2% lực lượng lao động của quốc gia 17,1 triệu dân này làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng Hà Lan là nước xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ, mang lại cho nền kinh tế nước này hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Để có thành tựu đáng khâm phục trên, Chính phủ Hà Lan đã có quyết sách đúng, chính sách phù hợp và lộ trình thực hiện hoàn hảo, đưa xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp vượt mặt các “ông lớn” Đức, Pháp, Anh, Trung Quốc, Brazil và Israel… Đất chật người đông, khí hậu không thuận lợi, Hà Lan phải áp dụng nhiều biện pháp canh tác tiên tiến. Hệ thống canh tác nhà kính của Hà Lan chiếm gần 25% tổng số diện tích nhà kính thế giới, được tự động hóa và cơ giới hóa cao, áp dụng các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ.

Tuy vậy, người nông dân Hà Lan không phải lúc nào cũng hạnh phúc với những gì mình có và trên thực tế vẫn tồn tại những mâu thuẫn bất đối kháng giữa các ngành, các nhóm người lao động và cả hiện tượng phân biệt đối xử...

Khi nông dân 4.0 'trỗi dậy'...

Để bày tỏ sự phản đối với chính sách nông nghiệp của Chính phủ, hôm 1/10, 10.000 nông dân cùng 2.500 máy kéo và xe tải từ các công ty cơ khí và thức ăn chăn nuôi đã tham gia biểu tình tại Malieveld (thủ đô chính trị The Hague của Hà Lan). Cuộc biểu tình mang tên “Agractie” (Hành động Nông nghiệp) do nhóm Lực lượng Bảo vệ Nông dân kết nối tổ chức và Công ty ForFarmers tài trợ, nhằm mục đích phản đối đề xuất của Chính phủ cắt giảm một nửa số lợn và gia cầm, cũng như chỉ tiêu giảm thiểu khí thải nhà kính…

ha lan nong dan 40 troi day de duoc lang nghe
Một góc công viên Malieveld. (Ảnh: Lê Ngọc)

Nhà tổ chức đã sử dụng mạng xã hội để đăng tải lời kêu gọi và chương trình biểu tình, từ kế hoạch, kịch bản, công tác hậu cần,... đến việc xin phép và phối hợp với chính quyền. Sự kiện diễn ra hoàn toàn hòa bình, gây bất tiện tối thiểu cho công chúng, đặc biệt là giao thông công cộng. Tính đến chiều 27/9, Chiến dịch đã quyên góp cho việc tổ chức thu được gần 40.000 EUR . Bộ trưởng Nông nghiệp Hà Lan hứa sẽ gặp gỡ trao đổi với những người nông dân tại Malieveld. Sự kiện cũng có sự tham gia của lãnh đạo một số đảng chính trị ở Hà Lan.

Ban Tổ chức muốn có khoảng 150 máy kéo và 10 xe tải từ các công ty kinh doanh nông sản tập trung tại địa điểm biểu tình Malieveld, nhưng chính quyền The Hague chỉ đồng ý cho phép 75 chiếc. Hơn 2.000 xe máy nông nghiệp còn lại sẽ được tập kết có trật tự tại sân bóng đá ADO và xe buýt sẽ đưa đón nông dân đến Malieveld (cách nhau 5 phút đi xe bus), hoặc đỗ dọc các phố vắng ven đô. Tuy nhiên, người biểu tình đã đưa hàng nghìn phương tiện nông nghiệp đỗ quanh Malieveld.

Các nhà hoạt động vì động vật đã thiết kế một “quảng trường” bằng người tại Grote Markt ở trung tâm The Hague, với thông điệp gửi các đối tượng mua sắm ở đó, cái gọi là “sự thật phía sau ngành chăn nuôi” của công nghiệp thịt, sữa, trứng, cá - nơi các loài động vật đang bị “nhục hình” đau đớn… Hơn 12.000 người bày tỏ sự ủng hộ ngành nông nghiệp Hà Lan thông qua trang web Agractie - cái tên gắn liền với cuộc biểu tình.

...họ muốn được lắng nghe

Nhiều nông dân từ vùng xa phải mất 13 giờ đồng hồ lái máy kéo, họ phải ăn, ngủ trên đường quốc lộ; nhiều người thậm chí còn đến The Hague từ hôm trước để có mặt biểu tình đúng giờ.

ha lan nong dan 40 troi day de duoc lang nghe
Nông dân Hà Lan tụ tập biểu tình tại Malieveld. (Ảnh: Lê Ngọc)

Các mục tiêu mà Agractie đưa ra gồm thu hẹp khoảng cách giữa nông dân và công dân; bình đẳng, công khai và minh bạch trong tranh luận; kiến tạo tiếng nói thống nhất từ ngành nông nghiệp; làm cho nông dân Hà Lan thấy tự hào trở lại; ảnh hưởng đến chính sách nông nghiệp; thể hiện một hình ảnh tích cực hơn về nông nghiệp, cũng như kích thích bán và sử dụng nông sản nội tại các cơ quan công quyền và hệ thống bán lẻ…

Đồng thời, người nông dân cũng bày tỏ nguyện vọng không cắt giảm chăn nuôi; các phép đo khí CO2 và nitơ minh bạch và được thực hiện bởi một bên độc lập được toàn ngành chấp nhận; chính sách về các sản phẩm bảo vệ thực vật phải dựa trên cơ sở khoa học, không dựa trên giả định và cảm tính. Hơn lúc nào hết, những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp Hà Lan đang muốn được chú ý và được lắng nghe... từ phía Chính phủ, chính giới và xã hội.

ha lan nong dan 40 troi day de duoc lang nghe Quảng bá văn hóa Việt tại Embassy Festival Hà Lan 2019

TGVN. Trong hai ngày 6-7/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã tham dự Lễ hội các Đại sứ quán (Embassy Festival) lần ...

ha lan nong dan 40 troi day de duoc lang nghe Trao Huân chương Hữu nghị cho cựu Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam

TGVN. Ngày 29/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã tổ chức Lễ trao Huân chương Hữu nghị cho bà Nienke Trootster, Cựu ...

ha lan nong dan 40 troi day de duoc lang nghe Áo dài và nón bài thơ xuất hiện tại Lễ hội thuyền hoa độc đáo tại Hà Lan

TGVN. Từ năm 1998, diễu hành thuyền hoa Westland trở thành Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm giới thiệu các sản phẩm nông ...

(từ The Hague)

Đọc thêm

Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng có tên trong danh sách thi đấu chính thức của Yokohama FC trong trận đấu với Fagiano Okayama ở vòng 2 Cup quốc gia Nhật Bản.
Vòng bảng giải U23 châu Á 2024: Những kỷ lục vui, buồn của U23 Việt Nam

Vòng bảng giải U23 châu Á 2024: Những kỷ lục vui, buồn của U23 Việt Nam

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) có những đánh giá về U23 Việt Nam sau trận thua U23 Uzbekistan ở lượt cuối vòng bảng VCK U23 châu Á 2024.
Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Dương theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 25/4/2024.
Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Sáng 24/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia.
Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (25/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Nếu đủ điều kiện tham gia xét tuyển thẳng vào lớp 10, học sinh cần khẩn trương nộp hồ sơ tại trường ngay từ hôm nay (24/4).
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động