Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/2): Người Nga đổ xô mua vàng, Moscow tăng tích trữ ngoại tệ, Mỹ sẽ bán lượng khí đốt kỷ lục, Trung Quốc hút FDI

Hải An
Đồng Ruble phục hồi, người dân Nga mua vàng nhiều kỷ lục, tin vui với giá lương thực toàn cầu, Mỹ không suy thoái, Trung Quốc là điểm đến yêu thích của vốn FDI… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đồng Ruble ổn định, Nga có hành động mới về quy định kiểm soát ngoại tệ. (Nguồn: Sputnik)
Nga dự kiến sẽ bán 8,9 tỷ Ruble (126,15 triệu USD) để mua ngoại tệ hằng ngày. (Nguồn: Sputnik)

Giá lương thực thế giới giảm tháng thứ 10 liên tiếp

Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực thế giới đã giảm tháng thứ 10 liên tiếp tính đến tháng 1/2023 và hiện đã giảm khoảng 18% so với mức cao kỷ lục ghi nhận hồi tháng 3/2022 sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Chỉ số giá lương thực của FAO, theo dõi hầu hết các hàng hóa thực phẩm giao dịch trên toàn cầu, đạt trung bình 131,2 điểm trong tháng 1/2023, so với mức 132,2 điểm trong tháng 12/2022. Đây là mức thấp nhất ghi nhận được kể từ tháng 9/2021. Số liệu của tháng 12/2022 cũng đã được điều chỉnh giảm so với ước tính ban đầu là 132,4 điểm.

FAO cho hay giá các mặt hàng dầu thực vật giảm 2%, bơ sữa giảm 1,4% và đường giảm 1,1% đã giúp kéo chỉ số của FAO đi xuống. Trong khi đó giá thịt và ngũ cốc phần lớn vẫn ổn định.

Trong báo cáo ước tính nguồn cung và nhu cầu ngũ cốc cũng được công bố ngày 3/2, FAO đã nâng dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong năm 2022 lên 2,765 tỷ tấn so với ước tính 2,756 tỷ tấn trước đó.

Chỉ số giá ngũ cốc của FAO chỉ tăng 0,1% so với tháng trước trong tháng Một. Giá lúa mỳ quốc tế đã giảm 2,5% trong bối cảnh sản lượng tại Australia và Nga vượt dự kiến. Trái lại, giá gạo tăng 6,2% chủ yếu do nhu cầu trong nước tăng mạnh tại một số quốc gia xuất khẩu châu Á.

Vào năm 2023, FAO cho biết những dấu hiệu ban đầu cho thấy khả năng sản lượng lúa mỳ vụ Đông ở bán cầu bắc sẽ tăng lên. Tuy nhiên, chi phí phân bón cao có thể ảnh hưởng đến sản lượng. (Reuters)

Kinh tế Mỹ

* Ngày 7/2, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, cơ quan này vẫn còn một chặng đường quan trọng phía trước để đạt được mục tiêu đưa lạm phát về mức 2% hằng năm, sau khi nền kinh tế Mỹ tạo thêm 517.000 việc làm vào tháng Một và đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống 3,4% - mức thấp nhất kể từ năm 1969.

Theo người đứng đầu Fed, tình trạng lạm phát cao sẽ không nhanh chóng chấm dứt và cơ quan của ông sẽ phải tăng lãi suất lên cao hơn. (TTXVN)

Tin liên quan
Tổ hợp lệnh trừng phạt từ phương Tây với dầu Nga phản tác dụng, hoạt động ‘vì những lý do sai lầm’? Sẽ có khủng hoảng? Tổ hợp lệnh trừng phạt từ phương Tây với dầu Nga phản tác dụng, hoạt động ‘vì những lý do sai lầm’? Sẽ có khủng hoảng?

* Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) vừa đưa ra dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của nước này sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm 2023, mặc dù nhu cầu sẽ giảm.

Trong báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn tháng 2/2023, EIA dự báo sản lượng khí khô sẽ tăng lên 100,27 tỷ foot khối mỗi ngày (bcfd) trong năm nay và 101,68 bcfd vào năm 2024 từ mức kỷ lục 98,09 bcfd trong năm 2022.

Theo báo cáo, tăng trưởng sản xuất khí đốt tự nhiên của Mỹ đã vượt xa tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong vài tháng qua, giúp giảm giá khí đốt tự nhiên. (THX)

* Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/2 cho biết, ông không tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay hoặc năm tới. Đây là dự đoán chắc chắn nhất của ông chủ Nhà Trắng về số phận nền kinh tế Mỹ vốn đang bị xáo trộn bởi những lo ngại trước nguy cơ về một cuộc suy thoái.

Trả lời phỏng vấn trên chương trình truyền hình PBS, khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng sẽ có suy thoái trong năm nay hay không, Tổng thống Biden khẳng định: "Không, hay kể cả là năm sau. Kể từ thời điểm tôi đắc cử, có bao nhiêu chuyên gia đã dự đoán trong vòng 6 tháng tới sẽ có suy thoái kinh tế?". (Reuters)

Kinh tế Trung Quốc

* Theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 7/2, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục phục hồi về mức trước đại dịch, trong đó Trung Quốc tiếp tục là điểm đến hàng đầu ở châu Á.

Báo cáo Hội nhập Kinh tế châu Á 2023 cho biết FDI vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tăng 64,3% trong năm 2021, cao hơn gần 7% so với năm 2019, chiếm 40% tổng vốn FDI toàn cầu trong năm 2021.

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của FDI toàn cầu ở châu Á. Trong khi đó, đầu tư ra nước ngoài từ châu Á đã phục hồi 15,2% trong năm 2021. (THX)

* Một báo cáo công bố ngày 7/2 của công ty tư vấn quản lý Bain & Company cho hay, thị trường xa xỉ phẩm của Trung Quốc trong năm 2022 đã giảm 10% so với năm trước đó, đứt chuỗi tăng trưởng cao 5 năm liên tiếp. Điều này được cho là do chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại ảnh hưởng đến chi tiêu.

Thị trường xa xỉ phẩm tại Trung Quốc đạt mức tăng trưởng hằng năm trung bình 42% trong giai đoạn từ năm 2019-2021. Nhưng đà đi lên này đã chấm dứt vào năm 2022.

Bain hy vọng thị trường hàng xa xỉ Trung Quốc sẽ đạt doanh số bán hàng như của năm 2021 vào khoảng từ nửa đầu đến nửa cuối năm 2023. (Reuters)

Kinh tế châu Âu

* Hội đồng Sân bay quốc tế châu Âu (ACI Europe), đại diện cho hơn 500 sân bay tại 55 quốc gia, ngày 7/2 cho biết, lưu lượng đi lại tại các sân bay châu Âu trong năm 2022 đã tăng gần gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái, song vẫn thấp hơn mức trước đại dịch Covid-19.

Theo đó, lưu lượng đi lại trong năm 2022 đã tăng 98% so với năm 2021 lên 1,94 tỷ lượt hành khách, nhưng vẫn thấp hơn 21% so với mức của năm 2019, trước đại dịch, trong đó chỉ có 27% sân bay của châu lục này đã phục hồi hoàn toàn. (Reuters)

* Đồng Ruble của Nga ổn định trong phiên 6/2, phục hồi sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tuần so với đồng USD vào trước đó trong phiên, khi các thị trường nhận định khả năng Nga sẽ tăng cường mua ngoại tệ và các hạn chế mới đối với các sản phẩm dầu mỏ của nước này sẽ có hiệu lực.

Vào lúc 14h38’ (theo giờ Việt Nam), đồng Ruble tăng 0,1% so với USD, lên 70,57 Ruble/USD, sau khi chạm mức 70,985 ruble/USD, mức thấp nhất kể từ ngày 9/1.

Đồng tiền của Nga tăng 1,1% lên giao dịch ở mức 76,09 Ruble/Euro và tăng 0,4% so với đồng Nhân dân tệ, lên 10,38 Ruble/Nhân dân tệ.

Nga dự kiến sẽ bán 8,9 tỷ Ruble (126,15 triệu USD) để mua ngoại tệ hằng ngày từ ngày 7/2, gần gấp ba so với tháng trước, do nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt giảm. (Reuters)

* Số liệu của Bộ Tài chính Nga đưa ra ngày 3/2 cho thấy người Nga đã mua lượng vàng miếng cao kỷ lục trong năm 2022 trong bối cảnh việc giảm thuế đối với các kim loại quý đã khuyến khích người dân tích trữ vàng thỏi như một tài sản an toàn.

Hồi tháng 3/2022, Nga đã bỏ thuế VAT 20% đối với các giao dịch vàng vật chất cho các cá nhân nhằm thu hút mọi người không sử dụng đồng USD làm tài sản an toàn. Moscow cũng đã miễn thuế thu nhập cho những người kiếm lợi nhuận từ việc bán vàng, qua đó tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại quý này.

Theo dữ liệu, người Nga đã mua hơn 50 tấn vàng miếng trong năm 2022, gấp 10 lần so với năm 2021. Loại được tìm kiếm nhiều nhất là thanh 1 kg, chiếm khoảng 60% số lượng bán ra. (Reuters)

* Ngày 7/2, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tuyên bố nước này dự định sử dụng các khoản tiền, được Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ theo kế hoạch RePowerEU, để loại bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga và biến nước này thành trung tâm năng lượng của khối.

Tuyên bố của Rome cho biết, chính phủ cánh hữu tại Italy có kế hoạch hoàn tất các cuộc đàm phán với EU về đề xuất sử dụng các quỹ của Liên minh vào cuối tháng Tư.

Với tổng kinh phí gần 300 tỷ Euro (321,36 tỷ USD), kế hoạch RePowerEU nhằm chấm dứt sự phụ thuộc của EU vào nhiên liệu hóa thạch của Nga và giải quyết khủng hoảng khí hậu. (TTXVN)

* Theo số liệu sơ bộ do Văn phòng Thống kê liên bang Đức (Destatis) công bố ngày 7/2, thu nhập thực tế ở Đức năm 2022 đã giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2021, do giá tiêu dùng tăng. Đây là mức giảm mạnh nhất của số liệu này kể từ năm 2008.

Cụ thể, năm 2022, tỷ lệ lạm phát hằng năm của nền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng lên mức cao kỷ lục 7,9% vào năm ngoái, vượt mức tăng 3,4% của thu nhập danh nghĩa. Trong khi đó, thu nhập thực tế đã giảm trong 2 năm trước đó do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Do đó, ngày càng nhiều người Đức sử dụng các khoản vay thấu chi để trang trải hóa đơn sinh hoạt. Theo Liên đoàn các tổ chức người tiêu dùng Đức (VZBV), cứ 7 người tiêu dùng thì có một người đã rút tiền vượt hạn mức tài khoản ngân hàng của họ trong khoảng thời gian từ tháng 9-12/2022. (THX)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Bộ Tài chính Nhật Bản vừa cho biết, trong tháng 10/2022, chính phủ và Ngân hàng trung ương nước này (BoJ) đã hai lần thực hiện “can thiệp tiền tệ không công khai” để ngăn chặn đà mất giá nhanh chóng của đồng yen. Mức can thiệp trong ngày 21/10 lên đến 5.620,2 tỷ Yen, cao nhất từ trước đến nay.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết, việc can thiệp ngoại hối vào tháng 10/2022 là biện pháp ứng phó thích hợp để đối phó với biến động quá mức của đồng Yen do đầu cơ. Trong thời gian tới, chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ xu hướng thị trường tiền tệ để có biện pháp phản ứng kịp thời. (TTXVN)

sân bay quốc tế Narita ở quận Chiba vào ngày 11 tháng 10. (Ảnh của Mayumi Tsumita)
Sân bay quốc tế Narita ở quận Chiba, Nhật Bản. (Ảnh: Mayumi Tsumita)

* Thông báo của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố ngày 8/2 cho thấy, cán cân vãng lai của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á đã lấy lại đà thặng dư 2,68 tỷ USD vào tháng 12/2022. Tuy nhiên, quy mô thặng dư lại giảm 3,69 tỷ USD so với cùng thời điểm của một năm trước đó.

Theo BoK, cán cân vãng lai của nền kinh tế "xứ sở Kim chi" trong cả năm 2022 đạt thặng dư 29,83 tỷ USD, cao hơn 25 tỷ USD so với mức dự đoán trước đó, song vẫn chỉ bằng khoảng 1/3 của năm 2021 (với 85,23 tỷ USD). (TTXVN)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng ANZ Sanjay Mathur cho biết, lạm phát ở khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự kiến sẽ giảm nhẹ và cải thiện nhanh hơn so với các nền kinh tế phát triển.

Theo ông Sanjay Mathur, lạm phát trong khu vực được coi là do cú sốc giá cả hàng hóa chứ không phải do tình trạng thiếu lao động, vốn diễn ra khá trầm trọng ở các nền kinh tế phát triển. Do vậy, các biện pháp mà các nền kinh tế thực hiện để giải quyết lạm phát phải khác nhau vì bản chất của lạm phát là khác nhau. (TTXVN)

* Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, vòng tham vấn đầu tiên trong khuôn khổ các cuộc đàm phán nâng cấp Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA phiên bản 3.0) đã bắt đầu trong ngày 7/2.

Theo Bộ này, các cơ quan liên quan của Trung Quốc và các nước ASEAN, cũng như các quan chức của Ban thư ký ASEAN đã tham dự cuộc họp trên theo hình thức trực tuyến. Hai bên đã thảo luận kỹ lưỡng về các thủ tục, việc sắp xếp tổ chức và kế hoạch làm việc của các cuộc đàm phán, đề ra thời gian biểu và lộ trình cho các cuộc đàm phán tiếp theo. (TTXVN)

* Chính phủ Thái Lan kỳ vọng tỷ lệ lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong suốt năm nay sau khi chỉ số lạm phát trong tháng 1/2023, đạt mức thấp nhất trong 9 tháng.

Bộ Thương mại Thái Lan hôm 6/2 thông báo, lạm phát toàn phần của nước này trong tháng 1 tăng 5,02% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên đã giảm so với mức tăng tương ứng 5,89% vào tháng 12/2022 do mức tăng giá năng lượng, tiêu dùng và đồ ăn có dấu hiệu hạ nhiệt. (TTXVN)

* Một nghiên cứu do công ty giám định nhà đất PropTrack phát hành ngày 7/2 cho biết, giá nhà tại Australia đang “lao dốc” với tốc độ hằng tháng mạnh nhất trong vòng 40 năm.

Báo cáo của PropTrack nhận định giá nhà trên toàn Australia sẽ giảm tới 10% vào cuối năm nay, trong bối cảnh lãi suất tiếp tục tăng và nền kinh tế “xứ chuột túi” có thể rơi vào suy thoái. (TTXVN)

Kinh tế thế giới nổi bật (27/1-2/2): Ngoại thương Nga 'không hề hấn' giữa trừng phạt; Mỹ-Trung lại ‘có biến’; Hàn Quốc hái ‘trái ngọt’ từ RCEP

Kinh tế thế giới nổi bật (27/1-2/2): Ngoại thương Nga 'không hề hấn' giữa trừng phạt; Mỹ-Trung lại ‘có biến’; Hàn Quốc hái ‘trái ngọt’ từ RCEP

Tăng trưởng toàn cầu năm 2023 sẽ tươi sáng hơn 2022, Nga kiên cường đáng ngạc nhiên giữa vòng vây trừng phạt, Trung Quốc phản ...

Giá tiêu hôm nay 8/2/2023: Nguyên nhân giá bất ngờ tăng, vụ mùa vắng tiếng cười tại ‘thủ phủ hồ tiêu’ Đắk Nông

Giá tiêu hôm nay 8/2/2023: Nguyên nhân giá bất ngờ tăng, vụ mùa vắng tiếng cười tại ‘thủ phủ hồ tiêu’ Đắk Nông

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 57.000 – 60.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay 9/2/2023: Mất mùa, rớt giá, chi phí đầu tư ngày càng tăng, nông dân trồng tiêu điêu đứng

Giá tiêu hôm nay 9/2/2023: Mất mùa, rớt giá, chi phí đầu tư ngày càng tăng, nông dân trồng tiêu điêu đứng

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 57.000 – 60.500 đ/kg.

Giá vàng hôm nay 9/2/2023: Giá vàng tăng, tìm thấy nhân tố giúp giá trụ vững, SJC sẽ vượt 69 triệu đồng/lượng?

Giá vàng hôm nay 9/2/2023: Giá vàng tăng, tìm thấy nhân tố giúp giá trụ vững, SJC sẽ vượt 69 triệu đồng/lượng?

Giá vàng hôm nay 9/2/2023 bật tăng khi USD rời khỏi mức đỉnh của một tháng sau bình luận của Chủ tịch Fed. Nhà đầu ...

Bất động sản mới nhất: Số vốn rất lớn đang nằm trong đất, Hà Nội lại đấu giá đất nền, quy định mới về cán bộ cấp sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Số vốn rất lớn đang nằm trong đất, Hà Nội lại đấu giá đất nền, quy định mới về cán bộ cấp sổ đỏ

Nhiều huyện tại Hà Nôi tổ chức đấu giá đất ngay sau Tết Nguyên đán, đề xuất bổ sung quy định về giao dịch qua ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Theo tin tức mới nhất từ tờ L’Equipe (Pháp), cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU hơn Bayern Munich.
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 19/4, giá dầu chỉ tăng nhẹ sau khi Iran 'hạ thấp' thông tin về ...
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng tốt. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 19/4, giá dầu chỉ tăng nhẹ sau khi Iran 'hạ thấp' thông tin về cuộc tấn công của Israel.
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng tốt. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?

Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?

Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động