Mỹ “nóng” chuyện bớt tự do trên Internet

Giờ đây, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) sẽ ở thế “nắm đằng chuôi” khi có thể quyết định cách người dân Mỹ tiếp cận dịch vụ này...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
my nong chuyen bot tu do tren internet Trung Quốc xử lý mạnh tội phạm lừa đảo internet
my nong chuyen bot tu do tren internet Nhật: Gã khổng lồ Internet trả lương bằng Bitcoin từ 2018

Quyết định bãi bỏ những điều luật về Net Neutrality của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) tuần trước đã khiến hàng trăm triệu người sử dụng Internet tại Mỹ không khỏi thất vọng. Hàng loạt lời kêu gọi “Hãy cứu lấy Internet”, “Internet không còn như ta từng biết”…tràn ngập các trang báo ở Mỹ khiến từ khóa “Net Neutrality” là từ được tìm kiếm nhiều trong giới công nghệ thời gian qua.

Là một trong những di sản dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, đạo luật Net Neutrality (quy tắc trung lập Internet) yêu cầu tất cả nhà cung cấp dịch vụ Internet không phân biệt đối xử với dữ liệu trên mạng để đảm bảo Internet là sân chơi công bằng cho mọi ứng dụng.

my nong chuyen bot tu do tren internet
Nhiều người Mỹ biểu tình phản đối việc không còn tự do trên internet trước Nhà Trắng. (Nguồn: Tech Crunch)

Điều này đồng nghĩa với việc người dùng Internet có thể tải mọi trang web, ứng dụng, video, ảnh… với tốc độ giống nhau, bất kể nội dung đó được lưu giữ ở đâu hay do ai cung cấp. Ví dụ, một ISP sẽ không được phép thu thêm tiền của người sử dụng Internet để xem phim trên Netflix với tốc độ cao hơn và chất lượng tốt hơn. Cụm từ “Net Neutrality” còn được ví như sự khởi đầu của một “không gian Internet mở”.

Lo ngại từ người dùng

Người dùng vốn đang được tự do truy cập vào các trang web mà họ yêu thích thì nay sẽ bị chi phối bởi các nhà mạng. Chính vì vậy, cũng dễ hiểu khi FCC ban hành lệnh xóa bỏ Net Neutrality, hàng trăm triệu người sử dụng Internet tại Mỹ đã bày tỏ sự bàng hoàng và thất vọng

Nhiều người lo ngại, việc không còn Net Neutrality sẽ dẫn đến tình trạng “lợi ích nhóm”. Các nhà mạng sẽ vì lợi ích của mình thay vì hướng tới lợi ích của người dùng. Theo đó, các nhà mạng giờ đây sẽ có toàn quyền chặn băng thông theo ý muốn để ưu tiên các dịch vụ con của họ. Thậm chí, người sử dụng Internet sẽ phải trả phí cao hơn để có được tốc độ đường truyền ổn định và quyền được truy cập một số trang web nhất định.

Điển hình như trường hợp Verizon từng chặn ứng dụng Google Wallet trên iPhone vì ứng dụng này giống hệt với ứng dụng ví tiền ảo của họ, AT&T đã từng khóa FaceTime với một số gói cước nhất định…

Không chỉ riêng người dùng, các nhà cung cấp dịch vụ trên mạng như Facebook, Youtube hay Netflix cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là các startup khi họ không có đủ kinh phí để chi trả những khoản “phí ưu đãi” được đặt ra bởi các ISP. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ không có được lượng truy cập cần thiết để quảng bá, đẩy mạnh thương hiệu còn các doanh nghiệp lớn lại phải mất phí để trả cho các ISP để người dùng trải nghiệm dịch vụ trên website của mình tốt hơn.

Sheryl Sandberg, Giám đốc điều hành Facebook đã thẳng thắn chỉ trích quyết định mới của FCC là “đáng thất vọng và gây hại cho người dùng”, đồng thời khẳng định Facebook đang hợp tác với các nhà lập pháp Mỹ để đưa Net Neutrality trở lại.

Lý lẽ của kẻ mạnh

Theo lý giải của Chủ tịch FCC Ajit Pai, những gì mà Ủy ban này đang làm là đưa Internet trở lại “những gì nó vốn có” và đó là cách mà Internet tại Mỹ vẫn hoạt động hàng chục năm qua. Thật vậy, những điều luật về Net Neutrality mới chỉ được FCC đưa vào thực hiện trong năm 2015 dưới thời Obama.

my nong chuyen bot tu do tren internet
Mỹ “nóng” chuyện bớt tự do trên  Internet.

Nhóm ủng hộ xóa bỏ quy định trung lập Internet cho rằng, việc giải phóng các nhà cung cấp Internet băng thông rộng khỏi các luật lệ “lạc hậu và cứng nhắc” sẽ tạo điều kiện cho các công ty này đầu tư vào phát triển, nâng cấp mạng lưới hơn vì có thêm nguồn thu từ nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến lẫn người dùng. Đơn cử, theo tính toán của trang mạng VOX, nhà mạng Verizon có thể lắp đặt cáp quang hiện đại với tốc độ 1 gigabit/giây, nhanh hơn tốc độ thông thường hiện nay 50 lần nếu các quy định về trung lập Internet bị dỡ bỏ.

Nếu không còn Net Neutrality, các ISP có thể thu thêm tiền và có ngân sách để mở rộng mạng lưới cáp quang, cũng là làm lợi cho hạ tầng Internet quốc gia. Ngoài ra, việc một số nhóm sản phẩm hay dịch vụ Internet cần chất lượng đường truyền tốt hơn cũng là một nhu cầu thực tế.

Tờ Fox News ca ngợi quyết định của FCC là hoàn toàn xác đáng và tất cả các cáo buộc của những người ủng hộ Net Neutrality cho rằng các nhà mạng sẽ hạn chế quyền truy cập của người dùng…là hoàn toàn sai lầm.

“Nếu bất kỳ ISP nào cung cấp đường truyền kém, người dân có thể chuyển sang sử dụng nhà mạng khác với dịch vụ tốt hơn. Bởi vậy, không một ISP nào lại muốn mang tiếng là chuyên cung cấp các dịch vụ kém cả”, tờ Fox News nhận định.

Internet sẽ ra sao?

Các chuyên gia công nghệ cho rằng, dù các ISP cam kết sẽ tuân thủ các nguyên tắc về trung lập Internet, nhưng không ai có thể biết chắc các nhà mạng sẽ giữ lời hứa này trong bao lâu bởi vẫn chưa có chế tài nào cấm họ không vi phạm lời hứa.

Tờ TechCrunch dự báo, trước mắt các ISP sẽ không dám đưa ra những chính sách mới gây ảnh hưởng đến người dùng Internet bởi mọi ánh mắt đang đổ dồn vào họ, từ người tiêu dùng đến các nhóm hoạt động xã hội, thậm chí là FCC.

Tưởng như cuộc chiến đã kết thúc với phần thắng nghiêng về những “gã khổng lồ”, những “gã tí hon” vẫn không ngần ngại đấu tranh. Ngay sau kết luận của FCC, Trưởng công tố bang New York Eric Schneiderman đã tuyên bố sẽ dẫn đầu một vụ kiện liên bang gồm các trưởng công tố của các bang như Washington và Massachusetts để bảo vệ Internet và hàng triệu người Mỹ.

Nhiều nhóm hoạt động xã hội cũng đang vận động người dân Mỹ kêu gọi sự ủng hộ từ phía các thành viên Quốc hội bởi đạo luật này hiện vẫn chưa được Quốc hội Mỹ chính thức thông qua.

my nong chuyen bot tu do tren internet Nền kinh tế internet Đông Nam Á ước đạt 50 tỷ USD năm 2017

Báo cáo có tên "The e-Conomy SEA Spotlight 2017” do Google và Temasek phối hợp thực hiện cho biết, nền kinh tế Internet của Đông ...

my nong chuyen bot tu do tren internet Internet sẽ chiếm 94% tăng trưởng trong chi tiêu cho quảng cáo

Zenith đã công bố các số liệu được dự báo về chi tiêu quảng cáo trong tương lai, qua đó cho thấy công ty này ...

my nong chuyen bot tu do tren internet Góc nhìn đa chiều về “cuộc sống trên internet”

Diễn đàn Internet Việt Nam 2017 (VIF 2017) đã quy tụ hơn 40 diễn giả trong và ngoài nước - một trong những sự kiện đánh ...

Quang Đào (tổng hợp)

Đọc thêm

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Sáng nay, 25/4, Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Lịch thi đấu của đội tuyển Futsal Việt Nam tại vòng play-off Futsal châu Á 2024

Lịch thi đấu của đội tuyển Futsal Việt Nam tại vòng play-off Futsal châu Á 2024

Mặc dù dừng bước ở tứ kết giải Futsal châu Á 2024 nhưng cơ hội đến VCK World Cup của đội tuyển Futsal Việt Nam vẫn còn nhờ cánh cửa ...
Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động