Năm 2016: Những thách thức đang chực chờ

Năm 2015 đã khép lại và sẽ được nhớ đến như là một trong những năm đầy sóng gió và bất ổn nhất của thế giới kể từ sau Thế chiến II đến nay. Liệu bức tranh kinh tế, chính trị và an ninh thế giới sẽ có nhiều khởi sắc hơn trong năm 2016?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
tin nhap 20160101103038

Tình hình Mỹ, Trung Quốc và Nga cũng như quan hệ giữa ba nước lớn này nhiều khả năng sẽ tiếp tục chi phối cục diện và các xu hướng của tình hình thế giới trong năm tới.

2015 - Bất ổn và bạo lực

Trong năm qua, đây đó vẫn có những điểm sáng - sắc màu của hy vọng, nhưng dường như vẫn chưa đủ để làm cho bức tranh thế giới bớt u ám. Có ít nhất ba cụm vấn đề lớn tác động đến cục diện chung của thế giới:

Một là, trong quan hệ các nước lớn, các nghi kỵ, mâu thuẫn chiến lược giữa Trung Quốc - Mỹ, rồi giữa Nga - Mỹ và phương Tây ngày một gia tăng. Ngoài Crimea và Đông Ukraine vẫn đang để ngỏ, thì nay hồ sơ các vấn đề của quan hệ Nga với phương Tây ngày càng dày thêm với việc Nga can dự vào cuộc chiến chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và cuộc nội chiến Syria. Trong quan hệ Trung - Mỹ, các kênh đối thoại và hợp tác các mặt đang được cả hai bên cố gắng đẩy lên. Nhưng mâu thuẫn, thậm chí đối đầu công khai giữa hai nước trong vấn đề Biển Đông, rồi việc nước nọ nghi ngờ nước kia đơn phương tập hợp lực lượng tại Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương theo hướng có hại cho lợi ích an ninh của mình, đang làm xói mòn nghiêm trọng lòng tin giữa hai quốc gia lớn nhất, nhì thế giới này và có nguy cơ tạo ra đường phân kỳ tập hợp lực lượng mới trong khu vực, tương tự như thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Hai là, làn sóng người tị nạn tràn ngập châu Âu cùng với nạn bạo lực và khủng bố đẫm máu lan rộng từ Trung Đông sang châu Phi và Nam Á, rồi từ Pháp qua Mỹ đang gây ra các lo ngại mới về tình trạng bất ổn có thể sẽ kéo dài và lan rộng. Việc IS và các tổ chức khủng bố có thể vượt qua các bức tường rào an ninh nghiêm ngặt để thực hiện thành công các vụ tấn công tại châu Âu và Mỹ cho thấy thế giới hiện không còn an toàn nữa và bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng có thể trở thành mục tiêu bị tấn công khủng bố.

Ba là, tăng trưởng kinh tế thế giới năm qua không mấy sáng sủa. Trừ Mỹ, hai trung tâm kinh tế lớn khác của thế giới là Nhật Bản và EU vẫn tăng trưởng chậm chạp với tốc độ lần lượt là 0,5 và 1,1%. Còn Trung Quốc - một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới trong một thời gian dài, dường như đang bị “hụt hơi”. Trong năm 2015, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chỉ còn 7%, mức thấp nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính 2008. Một số nền kinh tế mới nổi trong nhóm BRICS, như Nga và Brazil, thậm chí còn tăng trưởng âm.

Tăng trưởng và cầu giảm của các đầu tàu kinh tế lớn đã dẫn đến các hệ lụy là: (i) Tăng trưởng kinh tế thế giới bị kéo xuống thấp, chỉ còn 3,1% năm 2015 so với 3,3% năm 2013 và 3,4% năm 2014; (ii) Xu hướng các quốc gia tăng cường liên kết kinh tế trong khuôn khổ các FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu và hạn chế các biến động từ bên ngoài; (iii) Giá hàng hóa thương phẩm (commodities) nhất là khoáng sản, nhiên liệu như quặng sắt, boxit, quặng đồng, than đá và đặc biệt là dầu lửa đã tuột dốc không phanh. Sự sụt giảm giá dầu từ đỉnh cao 120 USD cách đây vài năm xuống mức hiện nay là 35 USD khiến hàng loạt quốc gia phụ thuộc vào nguồn xuất khẩu dầu lửa và hàng hóa thương phẩm như Nga, Venezuela, Saudi Arabia... đang ngày càng điêu đứng.

2016 - Thách thức và hy vọng

Về cơ bản, các xu hướng kinh tế, chính trị, an ninh thế giới sẽ tiếp nối xu hướng bất ổn và khó đoán định của năm trước đó, tuy rằng có một số đột biến. Sơ bộ, các vấn đề lớn có thể diễn ra theo các hướng sau:

Thứ nhất, kinh tế thế giới sẽ có nhiều tác động rất khó lường. Theo chu kỳ phát triển, kinh tế Trung Quốc sẽ khó tránh khỏi đà giảm tốc. Nga, Brazil nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục vật lộn với khó khăn do phụ thuộc vào xuất khẩu dầu lửa và hàng hóa thương phẩm. Ba trung tâm kinh tế là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu sẽ bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng, trong đó mức tăng của Mỹ là mạnh nhất.

Điều này giúp Mỹ tiếp tục hướng tới việc tăng lãi suất cơ bản của đồng USD sau lần tăng đầu tiên tháng 12/2015. Trong bối cảnh các nền kinh tế thế giới phụ thuộc lẫn nhau hơn bao giờ hết, quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ có hiệu ứng domino toàn cầu: (i) Đồng USD sẽ trở nên đắt giá và có khả năng tạo sự phá giá liên hoàn các đồng tiền nội tệ, đặc biệt của nhiều nền kinh tế đang trỗi dậy như Indonesia, Malaysia, Trung Quốc…; (ii) Xu hướng đồng USD bị rút khỏi các thị trường mới nổi và hút trở lại về Mỹ. Điều này sẽ buộc ngân hàng trung ương các nền kinh tế mới nổi phải tăng lãi suất tiền gửi USD lẫn đồng nội tệ của mình để “giữ chân” đồng USD. Và hệ quả là vốn vay cho phát triển sẽ ngày một đắt hơn và thất nghiệp cũng như bất ổn xã hội ở các nước này cũng sẽ tăng theo.

Thứ hai, cuộc chiến chống khủng bố sẽ có cả hai mặt sáng và tối. Với sự hợp lực của Nga, Mỹ, châu Âu và nhiều nước Hồi giáo Trung Đông, lực lượng IS sẽ sớm bị tan rã và bị truy đuổi như al Qaeda trước đây. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Mỹ, châu Âu và thế giới sẽ trở nên an toàn hơn, mà ngược lại các vụ tấn công khủng bố sẽ ngày càng nhiều và cũng manh động hơn, do: (i) IS sẽ bị phân rã thành hàng trăm tổ chức khủng bố lớn, nhỏ khác nhau và các tổ chức khủng bố này sẽ cạnh tranh lẫn nhau về mức độ tàn bạo, cũng như khả năng gây thiệt hại về người và của cho các nước phương Tây; (ii) Cuộc khủng bố tại Paris và sau đó là vụ khủng bố tại Mỹ cho thấy, những kẻ khủng bố vẫn còn khả năng và nguồn lực rất lớn để có thể tiến hành các vụ khủng bố mới với quy mô, thời điểm và địa điểm do chúng quyết định.

Bên cạnh mối đe dọa tấn công khủng bố, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống lớn khác như các điểm nóng trên bán đảo Triều Tiên, tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ Trung – Nhật, các bất ổn ở Trung Đông, nguy cơ lây lan các dịch bệnh mới khó kiểm soát… là những nhân tố trực chờ có thể gây bất ổn và ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu bất cứ lúc nào.

Thứ ba, tình hình Mỹ, Trung Quốc và Nga cũng như quan hệ giữa ba nước lớn này nhiều khả năng sẽ tiếp tục chi phối cục diện và các xu hướng của tình hình thế giới trong năm tới. Trong năm 2016, nước Mỹ sẽ bầu cử Tổng thống. Có thể thấy, dù ứng cử viên Cộng hòa hay Dân chủ thắng cử, xu hướng củng cố sức mạnh bên trong và thể hiện sự quyết đoán của Mỹ trong các vấn đề đối ngoại sẽ thắng thế. Đối với Trung Quốc hay Nga cũng vậy, các xu hướng cứng rắn và dân tộc chủ nghĩa sẽ tiếp tục chi phối chính sách an ninh, đối ngoại của các nước này. Ngoài ra là các mối lo khác về nguy cơ “hạ cánh” cứng của nền kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng đến ổn định chính trị-xã hội của nước này, cũng như các tác động sâu rộng đến phát triển và ổn định tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong khi đó, Nga sẽ là ẩn số chứa nhiều rủi ro nhất, do tác động cộng hưởng từ sự sụt giảm tiếp tục của giá dầu, các khó khăn kinh tế trong nước, lệnh cấm vận của phương Tây và sự can dự về mặt quân sự của Nga ở nước ngoài. 

Còn quan hệ Trung - Mỹ, Nga - Mỹ (và rộng hơn là Nga - phương Tây) sẽ được đẩy theo cả hai xu hướng trái ngược nhau là cạnh tranh và hợp tác. Trong quan hệ Trung - Mỹ, cạnh tranh chiến lược sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông, khi Mỹ không thể thỏa hiệp trong vấn đề tự do hàng hải và hàng không, còn Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện việc mở rộng và xây cất trên các đảo đá nhân tạo mà nước này chiếm đóng trái phép tại Biển Đông. Nhiều khả năng tình hình khu vực và quan hệ hai nước sẽ nóng lên khi phán quyết của Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS) liên quan đến vụ kiện của Philippines ngày một tới gần. Trong quan hệ với Nga, Mỹ và phương Tây sẽ tránh đối đầu trực tiếp khi có thể, nhưng sẽ dùng các sức ép phi quân sự và hỗ trợ các đồng minh, đối tác đối đầu cục bộ để phân tán nguồn lực và sức mạnh của Nga.

Trong bối cảnh đó, hợp tác Trung - Mỹ và Nga - Mỹ sẽ thiếu thực chất, nhưng vẫn hết sức cần thiết và được đẩy mạnh để các bên “giữ cầu” và tránh để quan hệ đối đầu vượt quá tầm kiểm soát.

Nhìn chung, năm 2016 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn và phức tạp. Điều quan trọng nhất đối với Việt Nam là cần lường trước và có phương án đối phó với các nguy cơ cận kề, trong khi ra sức củng cố nội lực, tăng cường đoàn kết trong ASEAN và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác xa, gần để giảm thiểu các tác động tiêu cực mọi mặt trong khi vẫn tận dụng được các cơ hội cho đổi mới, phát triển và hội nhập.

Hoàng Anh Tuấn, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược

Đọc thêm

Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Ngoại trưởng Anh David Cameron thăm Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kazakhstan và Mông Cổ để tăng cường gắn kết với khu vực then chốt này.
NSƯT Hương Giang cùng chồng Vương Xuân Nguyên ra mắt ca khúc Sen

NSƯT Hương Giang cùng chồng Vương Xuân Nguyên ra mắt ca khúc Sen

Mới đây, NSƯT Hương Giang cùng chồng Vương Xuân Nguyên đã cho ra mắt ca khúc Sen với phong cách dân gian đương đại mang âm hưởng ca trù.
Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 24/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 24/4/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 24/4/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. kết quả xổ số Đồng ...
XSST 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 24/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 24/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 24/4/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Ngoại trưởng Anh David Cameron thăm Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kazakhstan và Mông Cổ để tăng cường gắn kết với khu vực then chốt này.
Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Đích thân Tổng thống Nepal Ramchandra Paudel chào đón Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu.
Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Ngoại trưởng Kazakhstan Murat Nurtleu và người đồng cấp Thái Lan ký kết thỏa thuận về việc miễn thị thực đối với người mang các loại hộ chiếu.
Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Anh sẽ cung cấp cho Ukraine gói viện trợ 'khủng', quan hệ Mỹ-Trung Quốc, tình hình bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động