Người Chính ủy Phân liên khu miền Tây năm xưa

Trong thời kỳ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam, có thời gian đ/c Lê Đức Thọ kiêm chức Chính ủy Phân liên khu miền Tây. Sau Hội nghị Paris tháng 1/1973, đ/c Lê Đức Thọ được cử làm Trưởng Ban miền Nam của Trung ương Đảng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuối tháng 3/1975, ông Lê Đức Thọ cùng ông Phạm Hùng và Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Trước Tết Ất Hợi (đầu tháng 2/1975), đ/c Lê Đức Thọ được Bộ Chính trị cử vào đường Trường Sơn, đường Chín và mặt trận Trị Thiên để kiểm tra tình hình chiến trường và công tác hậu cần chuẩn bị cho trận chiến lược cuối cùng. Đ/c nói với công đoàn văn phòng tổ chức tết cho anh em. Chúng tôi mổ lợn (nuôi chung cùng với gia đình) để liên hoan và chia cho anh em. Tôi được giao nhiệm vụ mượn bên ngoại giao một cái đài thật tốt để theo dõi tin tức và báo cáo với bộ phận chức năng chuẩn bị quà Tết cho bộ đội Trường Sơn. Ngoài bánh kẹo thuốc lá, đ/c còn hỏi tôi: "Cậu có sáng kiến gì không?" Tôi thưa: "Bộ đội ta xa hậu phương, chắc "đói" sách báo". Đ/c đồng ý ngay, vì đây là món ăn tinh thần quan trọng. Tôi đã liên hệ với một số nhà xuất bản và chuẩn bị được một "thư viện mini" gồm gần 300 cuốn truyện ngắn, thơ của các tác giả quen thuộc mà chủ yếu là của nhà xuất bản Văn học để tặng các đơn vị bộ đội Trường Sơn.

Đoàn rời Hà Nội bằng máy bay vào Quảng Bình trước Tết 4 ngày, sau đó đi tiếp vào chiến trường bằng xe của Binh đoàn Trường Sơn. Trong bài thơ "Qua đèo Ngang" do đ/c viết ngày 9/2/1975, có hai câu cuối:

"Ngày vui thống nhất không xa nữa,

Nam Bắc sum vầy, ta gặp ta".

"Thống nhất" cũng chính là hai trong 5 chữ mà đ/c đề nghị thêm vào "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" do Bác Hồ khởi thảo và đã được Bác Hồ cùng Thường vụ Trung ương đồng ý. Cho tới giờ đây, khi viết bài này tôi cứ vân vi về "duyên phận với cách mạng miền Nam" của đ/c Lê Đức Thọ có lẽ là từ hai chữ này chăng. Trong cuộc làm việc với Bộ tư lệnh Trường Sơn, Tướng Đồng Sỹ Nguyên đã báo cáo và khẳng định toàn bộ cơ số về xăng dầu, vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng đã được chuẩn bị đầy đủ có thể đáp ứng được các yêu cầu của chiến trường trên 3 tháng, riêng xăng dầu đã tới B.2 theo đường ống đủ 4 tháng (kế hoạch chung cho hậu cần chiến dịch là 3 tháng). Trong lễ mít tinh tiễn hai trung đoàn xe vận tải đưa hàng vào tuyến trong tại Cam Lộ ngày 11/2, đ/c đã ứng tác đọc bài thơ "Anh lái xe" - tặng các chiến sỹ lái xe Trường Sơn:

"Tôi đến thăm anh giữa Trường Sơn lộng gió

Hoa phong lan nở trắng hẹn xuân về,

Thơm mát con đường chào đón những đoàn xe

Đang mở máy lao nhanh ra tiền tuyến

Siết chặt tay anh biết bao thương mến..."

Tại một hang rộng ở căn cứ, đ/c Lê Đức Thọ đã có cuộc gặp Khu ủy Trị-Thiên, lãnh đạo khu 5 và thành phố Huế. Chúng thôi rất xúc động khi các đ/c lãnh đạo địa phương chỉ cho chúng tôi vầng sáng ánh đèn ở thành phố Huế. Trên đường ra Hà Nội, ngày 14/2/1975, khi Đoàn tới thăm một địa danh lịch sử trên đường Chín, đ/c Lê Đức Thọ đã ứng tác ngay bài "Đài kỷ niệm":

"Xe tăng Mỹ tan xác,

Đồn giặc Pháp rêu phong.

Khen ai khéo sắp đặt,

Lập một đài chiến công..."

Khi Đoàn tới Vĩnh Linh ngày 15/2/1975, đ/c Lê Đức Thọ được biết sư đoàn 341 đã hành quân vào chiến trường, thế là không kịp gặp cán bộ và chiến sỹ đơn vị, đ/c đã gọi tôi tới, đọc cho tôi chép bài thơ "Gửi anh bộ đội" (Tặng sư đoàn 341 hành quân):

"Xuân về rừng núi tiễn anh,

Líu lo chim hót trên cành mừng reo,

Anh đi vượt suối băng đèo,

Gian nan không sợ, hiểm nghèo coi khinh.

...

Căm thù gạt những nhớ thương,

Vượt Trường Sơn đến chiến trường phía Nam

Đánh tan quân địch hung tàn,

Ngày về thống nhất Bắc Nam một nhà".

Chép xong, đ/c nói với tôi tìm cách chuyển bài thơ này cho đơn vị. Lúc này trời đã tối, sư đoàn 341 đã hành quân cách chỗ Đoàn dừng chân nghỉ hơn 30 km. Chúng tôi liên hệ với sư đoàn 341 thỏa thuận phương án hiệp đồng: đơn vị cử người đi xe quay lại, còn tôi đi xe của Đoàn 559 tiến vào, hai bên gặp nhau ở giữa đường, tôi đã trao bài thơ của đ/c Lê Đức Thọ cho đại diện sư đoàn 341. Sáng hôm sau, đ/c rất mừng khi được biết bài thơ đã tới tay các chiến sỹ.

Trong cuộc họp của Bộ Chính trị ngày 25/3/1975, đồng chí Lê Đức Thọ đã được Bộ Chính trị cử vào miền Nam để phổ biến Nghị quyết về cuộc Tổng tiến công lịch sử và cùng với Chính ủy Phạm Hùng, Tư lệnh Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Chính trị chỉ đạo chiến dịch Hồ Chí Minh. Khi chia tay với đồng chí Lê Đức Thọ, đồng chí Lê Duẩn dặn: "chúng ta nhất định thắng, nhưng cũng phải đề phòng có gì trắc trở thì anh ở luôn trong đó, hoàn thành xong nhiệm vụ rồi mới về" .

Trước khi vào chiến trường, đ/c Lê Đức Thọ giao nhiệm vụ cho tôi: "Phải tới văn phòng hàng ngày, bật đèn cả phòng làm việc của đ/c, và nhận tất cả các công văn giấy tờ chuyển tới như thường ngày". Tôi hiểu ngay nhiệm vụ của mình.

Chiều ngày 7/4/1975, trên chặng đường cuối, đồng chí Lê Đức Thọ được chở bằng xe Honda tới căn cứ Trung ương Cục miền Nam ở Tây Ninh. Sau khi trao đổi kỹ càng, cả ba đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng đều nhất trí: đánh Sài Gòn không như đánh Buôn Ma Thuột, mà cũng chẳng giống như đánh Điện Biên Phủ. Phải vừa đánh vòng ngoài bao vây chúng lại, đồng thời có lực lượng mạnh đột nhập vào trung tâm mà ở đây cũng chỉ đánh mấy mục tiêu chủ chốt thôi. Đó là sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu ngụy, dinh Độc Lập, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha cảnh sát, còn các nơi khác thì quần chúng nổi dậy, dùng chính trị, binh vận làm cho địch tan rã, giành quyền làm chủ. Ngoài Sài Gòn ra, thì không dùng quân chủ lực đánh các nơi khác. Sài Gòn tan rã thì các nơi sẽ rã theo thôi .

Ngày 25/4, trong khi Bộ Tổng Tham mưu đang chuẩn bị cho cuộc họp ngày 26 của Bộ Chính trị thì nhận được bức điện dài 10 trang đánh máy của đồng chí Lê Đức Thọ gửi đồng chí Lê Duẩn, trong đó báo cáo đầy đủ tình hình mọi mặt của chiến trường B2 trong cả mấy tuần qua. Trong cuốn "Những năm tháng quyết định", Đại tướng Hoàng Văn Thái viết: Bức điện cho chúng tôi hiểu rõ hơn, đúng hơn tình hình cả về ta và địch từ ngày đầu đánh Xuân Lộc đến lúc bấy giờ, trước ngày mở màn trận quyết chiến cuối cùng. Bức điện còn cho biết những khó khăn cụ thể của tình hình tại chỗ và một số nhược điểm của bộ đội ta cùng phương hướng khắc phục. Bức điện cũng nêu cách đánh sắp tới, kế hoạch kết hợp tiến công với nổi dậy và quyết tâm thực hiện thành công chỉ thị của Bộ Chính trị về trận đánh cuối cùng. Bức điện đã được đọc trong cuộc họp của Bộ Chính trị ngày 26/4. Hội nghị đã nhất trí với nhận định và chủ trương của các đồng chí lãnh đạo chiến trường .

Sáng ngày 26/4, Chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn. Các cánh quân theo các hướng tiến vào Sài Gòn. Bộ chỉ huy Chiến dịch chia làm hai bộ phận. Đồng chí Văn Tiến Dũng và đồng chí Trần Văn Trà chuyển tới Sở chỉ huy tiền phương của Chiến dịch để nắm tình hình kịp thời và chỉ huy các hướng tiến quân quan trọng. Đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Phạm Hùng ở lại Sở chỉ huy cơ bản để nắm toàn diện các vấn đề chính trị, quân sự và ngoại giao có liên quan đến Chiến dịch và giải quyết những vấn đề chung của chiến trường B.2. Hai hôm sau, ngày 28/4, đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Phạm Hùng cũng tới Sở chỉ huy tiền phương để tập trung xử lý các tình huống xảy ra. Từ sáng ngày 30/4/1975, các cánh quân chủ lực tiến vào nội đô và đánh chiếm các mục tiêu cơ bản như Bộ tổng tham mưu ngụy, Biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát ngụy, Bộ Quốc phòng ngụy, sân bay Tân Sơn Nhất, dinh Độc lập v.v.

Đúng 11giờ 30 ngày 30/4/1975, cờ Giải phóng tung bay trên dinh Độc Lập. Lời dạy của Bác Hồ "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" đã được thực hiện trọn vẹn. Lời ước hẹn "gặp lại sau 20 năm" của đồng chí Lê Duẩn khi chia tay với đồng chí Lê Đức Thọ trên bong tàu Ba Lan Kiliensky chở quân tập kết ra Bắc vào đêm hạ tuần tháng 1-1955 tại cửa sông Ông Đốc đã thành hiện thực. Người Chính ủy Phân liên khu miền Tây năm xưa đã về tới Sài Gòn giải phóng trong vòng tay mừng đón của đồng bào, đồng chí.

Lưu Văn Lợi

Đọc thêm

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ...
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Phái đoàn Việt Nam tại LHQ khẳng định, sẽ tiếp tục làm cầu nối, hỗ trợ các địa phương tăng cường quan hệ với các đối tác ở Hoa Kỳ và New York...
Đoàn công tác Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thăm và làm việc với Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc

Đoàn công tác Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thăm và làm việc với Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn quan tâm đến công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về bình đẳng giới, bảo đảm các các quyền của phụ nữ...
Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Chương trình nhằm giúp các học viên cập nhật tình hình thế giới, chính sách đối ngoại của Việt Nam, vấn đề biển đảo, hội nhập kinh tế quốc tế.
Giao lưu thể thao kỷ niệm 60 năm thành lập Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn

Giao lưu thể thao kỷ niệm 60 năm thành lập Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn

Hơn 300 vận động viên từ các đơn vị trong Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan đối tác tham gia tranh tài trong 6 bộ môn thể thao.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động