Paywall và câu chuyện của The Guardian

Nói "không" với paywall, The Guardian có thể sẽ bắt đầu tính phí độc giả với một số nội dung nhất định...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Khi doanh thu của các tờ báo ở Mỹ và nhiều nước khác tiếp tục giảm sút, số nhiều đã lựa chọn áp dụng hệ thống bức tường phí (paywall) hoặc các mô hình thuê bao kỹ thuật số theo xu hướng thu phí để xem nội dung báo điện tử giống như The New York Times.  

paywall va cau chuyen cua the guardian
Hệ thống paywall của The New York Times. (Nguồn: NYT) 
Paywall, tạm dịch “bức tường phí”, được mô tả là bức tường ngăn cách giữa nội dung và người đọc, yêu cầu họ phải đóng phí để có thể “qua cửa”. Qua đó, các tờ báo yêu cầu độc giả đóng một mức phí hàng tháng để có thể đọc được các tin bài của tờ báo. Thông thường, độc giả sẽ được đọc một số ít tin bài miễn phí trước khi gặp phải paywall. Paywall đang là đề tài nóng bỏng trong giai đoạn báo in truyền thống sụt giảm còn báo điện tử đang loay hoay về nguồn thu.

Sự lựa chọn 

Nhiều người đã thắc mắc liệu tuyên bố của Giám đốc điều hành The Guardian, ông David Pemsel, về việc tờ báo có thể sẽ bắt đầu tính phí độc giả với một số nội dung nhất định có phải đồng nghĩa với việc áp dụng một hệ thống paywall và đi ngược với cam kết nói "không" với hệ thống này trước đây?

Tuy nhiên, ông David Pemsel khẳng định đó không phải là hình thức paywall và kế hoạch của The Guardian là mở rộng chương trình hội viên và cung cấp nội dung riêng cho các hội viên mà độc giả không trả tiền không tiếp cận được.

Ông David Pemsel cũng mô tả về kế hoạch mới này trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ sản xuất một số tin bài mà chỉ có các hội viên của chúng tôi có thể truy cập được nhưng nó không phải là paywall. Paywall đặt ra một mục đích lợi nhuận hoàn toàn khác. Tất nhiên, chúng tôi đã từng xem xét về việc áp đặt một hệ thống paywall nhưng nếu dùng paywall vào thời điểm hiện tại sẽ làm giảm phạm vi ảnh hưởng của The Guardian trên toàn thế giới. Điều đó trái ngược với những gì chúng tôi đang cố gắng phấn đấu”.

Liệu đây có phải một lời bao biện? Một kế hoạch hội viên, nơi một số độc giả có thể truy cập nội dung trong khi những người khác thì không thể, vậy liệu nó có phải paywall dưới một cái tên khác?

Phản ứng với phát biểu ​​của Pemsel, một số nhà phân tích ám chỉ rằng The Guardian đang cố gắng để làm một thứ tựa như paywall mà không thực sự thừa nhận nó.

Sự khác biệt

Trên thực tế, cách tiếp cận dựa trên quy chế hội viên là rất khác biệt với kiểu phổ biến như paywall, thậm chí là về cách tính phí.

Paywall là thứ sẽ xuất hiện mỗi khi độc giả cố gắng đọc một cái gì đó sau khi đã vào trang này vượt số lần giới hạn miễn phí. Cuối cùng, nếu muốn đọc tiếp, độc giả phải đáp ứng những yêu cầu của “lực lượng cảnh sát” paywall là đăng ký email và số tài khoản ngân hàng dùng để trả phí. Làm như vậy, họ mới có được quyền truy cập vào tất cả mọi thứ trên tờ báo điện tử đó.

Trong khi đó, với hệ thống quản lý hội viên thì thay vì một hệ thống "hình phạt" sẽ là một hệ thống "trao thưởng" - tức là các hội viên “ruột” của trang báo sẽ được tiếp cận với những bài báo đặc sắc, nóng hổi nhất.

Raju Narisetti, nhà điều hành tập đoàn truyền thông News Corp Raju Narisetti, từng gọi đây là “paywall đảo ngược”. Bởi thay vì xử phạt độc giả thường xuyên của báo bằng cách chặn họ bằng paywall thì The Guardian lại trao thưởng cho họ các lợi ích, đặc quyền.

Nhà sáng lập của BuzzFeed, Jonah Peretti: “Chúng tôi muốn làm cho phương tiện truyền thông trở thành con đường kết nối thế giới ngày nay”.

Kể từ năm 2014, The Guardian đã có một hệ thống dựa trên quy chế hội viên với sự ưu tiên tham dự những sự kiện đặc biệt, đọc hoặc tham gia thảo luận tin bài, hay dự các cuộc hội thảo địa phương về các chủ đề khác nhau. Một số hãng thông tấn khác cũng đã thử nghiệm hệ thống hội viên này, ví dụ như Slate với hệ thống Slate Plus, qua đó cho phép quyền truy cập độc quyền vào những câu chuyện và tải nội dung. Hay như The New York Times gần đây cũng tung ra The Insider, mang đến cho độc giả quyền tiếp cận với các nhà báo NYT và nội dung đặc biệt.

Một số trang web công nghệ cũng đã thực hiện mô hình phát triển bền vững qua chương trình tặng quà cho hội viên. Điển hình như TechDirt, một trang blog phân tích về công nghệ và kinh doanh điều hành bởi Mike Masnick, cũng được xây dựng trên hệ thống hội viên. Tại trang này, chỉ có hội viên mới có quyền truy cập vào diễn đàn thảo luận và các quyền lợi khác, thậm chí các hội viên còn có thể nhận được quyền truy cập vào nội dung sớm hơn so với những độc giả không trả tiền. Tương tự, các trang tin tức và bình luận chính trị Talking Points Memo cũng có một cách tiếp cận như vậy.

paywall va cau chuyen cua the guardian
Paywall có thể ngăn cách các tờ báo với một lượng lớn độc giả. (Nguồn: Honest Reporting)

Hòa nhập vào "báo chí mở"

Ông Pemsel từng nói về một trong những lý do chính khiến The Guardian không áp dụng paywall là tờ báo này muốn mở rộng ảnh hưởng của mình chứ không phải hạn chế nó và việc dựng lên một bức tường chẳng khác nào lựa chọn vế sau. Đó dường như cũng là một lý do khiến tờ The Sun của Anh gần đây đã phải gỡ paywall xuống sau khi tờ báo điện tử này mất đi một tỷ lệ lớn các độc giả. Điều đó có nghĩa là paywall không thể giúp các tờ báo gây ảnh hưởng với độc giả.

Cựu Tổng biên tập Alan Rusbridger và Tổng biên tập hiện tại Katharine Viner của tờ The Guardian cũng từng nói về việc nếu áp dụng một hệ thống paywall sẽ khiến cho tờ báo này càng thêm khó khăn hơn trong việc hòa nhập vào những thứ mà Rusbridger gọi là “báo chí mở” lấy độc giả làm trung tâm. Bởi một mối quan hệ chặt chẽ với độc giả có thể là điều kiện duy nhất giúp cho cả báo in truyền thống và số nhiều báo điện tử tránh khỏi sự “tuyệt chủng”.

Nếu được thực hiện đúng quy cách và mục đích thì mô hình hội viên như câu chuyện của The Guardian sẽ là một gợi ý tốt cho các hãng truyền thông trong cách "cư xử" với độc giả. Bởi có lẽ thay vì “lôi kéo độc giả bằng một cửa sổ tự động hiện lên dai dẳng và buộc họ phải trả tiền” (như paywall) thì những hãng truyền thông nên “tìm ra những gì độc giả muốn và trao nó cho họ”.

Thu Trang (theo Fortune)

Đọc thêm

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Đến thời điểm hiện tại, có 13 trường Đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ 2024.
Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip bán dẫn của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, bất chấp những hạn chế từ phía Mỹ.
Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple được cho là sẽ bổ sung tùy chọn lưu trữ tối đa 2TB cho bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max, thay vì 1TB như những ...
Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Sáng ngày 11/4/2024, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động