Tập đoàn Mỹ hé lộ những điểm yếu 'chết người' của quân đội Trung Quốc

Lan Phương
Tập đoàn Mỹ cho rằng, quân đội Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc đổi mới vũ khí do quá phụ thuộc vào việc mua lại công nghệ của nước ngoài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ chỉ ra điểm yếu về đổi mới vũ khí của Quân đội Trung Quốc
Máy bay tàng hình J-20 bay trên bầu trời Bắc Kinh ngày 19/6 trong cuộc diễn tập cho lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Nguồn: Kyodo)

Tờ SCMP dẫn lại kết quả nghiên cứu do chính phủ Mỹ tài trợ được công bố ngày 14/7 cho rằng, Quân đội Trung Quốc đã vượt qua nhiều thách thức về công nghệ để có được ưu thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh Mỹ.

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn liên tục gặp nhiều khó khăn trong khâu đổi mới về kỹ thuật.

Vẫn còn nhiều lỗ hổng

Báo cáo của Tập đoàn Rand Corporation xác định Trung Quốc là “mối đe doạ rõ ràng về tốc độ” đối với Mỹ trong khía cạnh đầu tư vào lực lượng quân đội, nhưng phần lớn các tiến bộ của Bắc Kinh được cho là đến từ hoạt động mua lại hay liên doanh với nước ngoài.

Rand Corporation là một nhóm nghiên cứu về an ninh có trụ sở tại California, nhận khoảng 80% tài trợ từ các cơ quan liên bang Mỹ. Báo cáo mới đây nhất nhằm phục vụ cho quân đội Mỹ.

Để chứng minh rằng Trung Quốc đang gặp trở ngại trong việc thúc đẩy tiến bộ quân sự, báo cáo của Rand đã chỉ ra 3 khiếm khuyết mà quân đội nước này gặp phải, bao gồm chất bán dẫn cao cấp, tàu ngầm tàng hình và động cơ máy bay.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, vấn đề liên quan đến bản quyền và sở hữu trí tuệ đã khiến hệ thống vũ khí của Trung Quốc tụt hậu đến vài năm so với các đối tác của Mỹ.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều điểm tương đồng nổi bật giữa máy bay chiến đấu phản lực J-20 và J-31 của Trung Quốc với máy bay F-22 và F-35 của nhà sản xuất Lockheed Martin.

Tin liên quan
Radar UWB băng siêu rộng của Mỹ đầy triển vọng Radar UWB băng siêu rộng của Mỹ đầy triển vọng

Năm 2016, Mỹ đã kết tội và bỏ tù một công dân Trung Quốc vì cho rằng người này đang thu thập thông tin nhạy cảm về quân sự, bao gồm dữ liệu liên quan đến máy bay tàng hình F-22 và F-35, cũng như máy bay chở hàng quân sự C-17 của hãng Boeing.

Động cơ máy bay từ lâu đã trở thành “điểm nghẽn” trong tiến bộ quân sự của Trung Quốc, trong đó, công nghệ cánh tuabin được coi là một vấn đề then chốt.

Ví dụ, mặc dù máy bay tàng hình J-20 của quân đội Trung Quốc được đánh giá cao, song việc chúng được lắp ráp dựa trên động cơ của Nga lại là một điểm trừ về sức mạnh.

Máy bay này hiện sử dụng động cơ WS-10 được sản xuất trong nước, nhưng quá trình chế tạo đang bị trì hoãn do đại dịch Covid-19.

Mỹ tăng cường gây sức ép lên Trung Quốc

Đáp lại báo cáo của Mỹ, đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C. nói rằng, Mỹ “chưa bao giờ đưa ra được bằng chứng chắc chắn cho việc cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ”, đồng thời khẳng định nước này đang “đẩy mạnh đổi mới khoa học công nghệ vào bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”.

Đại diện Đại sứ quán Trung Quốc khẳng định rằng, Bắc Kinh “cam kết theo con đường phát triển hòa bình và thực hiện chính sách quốc phòng mang tính chất phòng thủ”.

“Chúng tôi hi vọng rằng, phía Mỹ loại bỏ tâm lý và thành kiến Chiến tranh Lạnh, nhìn nhận sự phát triển quân sự của Trung Quốc một cách khách quan và hợp lý, đồng thời có những hành động cụ thể để đảm bảo sự phát triển lành mạnh và ổn định của mối quan hệ Trung-Mỹ, bao gồm cả khía cạnh quân sự”, phía Bắc Kinh nói thêm.

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Địa bàn cạnh tranh tàu ngầm chiến lược thế hệ mới giữa Mỹ và Trung Quốc

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Địa bàn cạnh tranh tàu ngầm chiến lược thế hệ mới giữa Mỹ và Trung Quốc

Báo cáo của Rand được đưa ra chỉ vài ngày sau khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden thêm một số công ty Trung Quốc vào danh sách đen vì bị cáo buộc có quan hệ với khu phức hợp công nghiệp-quân sự của Trung Quốc.

Việc Bộ Thương mại Mỹ bổ sung các công ty vào "danh sách pháp nhân" được nhìn nhận là động thái nhằm ngăn cản các nhà cung cấp Mỹ bán sản phẩm cho người mua ở Trung Quốc mà không có sự chấp thuận của chính phủ.

Áp lực từ phía Trung Quốc tăng lên trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump và hiện vẫn còn duy trì.

Bản thân Tổng thống Joe Biden đương nhiệm đã mô tả cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc như một “trận chiến” để giành chiến thắng thế kỷ. Mặc dù vậy, đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục cho rằng, ông Biden đang duy trì chính sách mềm dẻo với Trung Quốc.

Mỹ-Trung Quốc mắc kẹt trong ‘trận chiến thế kỷ’, Washington bị Bắc Kinh bỏ xa tới mức nào?

Mỹ-Trung Quốc mắc kẹt trong ‘trận chiến thế kỷ’, Washington bị Bắc Kinh bỏ xa tới mức nào?

Cái gọi là "chiến tranh lạnh công nghệ" đang nhanh chóng trở thành chiến trường quyết định trong cuộc cạnh tranh giữa hai nền kinh ...

Dữ liệu lớn - Chiến trường mới giữa Mỹ và Trung Quốc

Dữ liệu lớn - Chiến trường mới giữa Mỹ và Trung Quốc

Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh trong cuộc chiến công nghệ, dữ liệu lớn (big data) là một lĩnh vực có ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội Chúng ta là một mùa 6 năm nay sẽ được tổ chức kéo dài trong hai ngày 15-16/6/2024 tại Hội trường lớn của Đài truyền hình KBS Busan.
Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Bà Donna Kelce - mẹ của cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce - dành nhiều lời khen cho album mới của nữ ca sĩ Taylor Swift.
Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

UAV cảm tử Lancet của Nga được sử dụng thành công trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bị Mỹ liệt vào danh sách những UAV nguy ...
Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

HLV Xavi đổi ý không rời Barca vào cuối mùa giải này, thay vào đó tiếp tục ngồi ‘ghế nóng’ cho đến hết hợp đồng vào Hè năm sau (2025).
Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động