Nghị viện châu Âu 2019:

Thường lệ hay định mệnh? Lý do bầu cử Nghị viện châu Âu 2019 không còn đơn điệu và nhàm chán

DỊCH DUNG
Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu cứ “đến hẹn lại lên”, nhưng trong năm 2019 này, sự kiện này không còn đơn điệu và nhàm chán. Đâu là những lý do ? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuong le hay dinh menh ly do bau cu nghi vien chau au khong don dieu va nham chan Anh “gần như chắc chắn” sẽ tham gia bầu cử Nghị viện châu Âu
thuong le hay dinh menh ly do bau cu nghi vien chau au khong don dieu va nham chan “Địa chấn chính trị” tại bầu cử Nghị viện châu Âu
thuong le hay dinh menh ly do bau cu nghi vien chau au khong don dieu va nham chan
Kết quả cuộc bầu cử EP sẽ có tác động rất quyết định tới bước phát triển tới đây của EU . (Nguồn: Getty)
thuong le hay dinh menh ly do bau cu nghi vien chau au khong don dieu va nham chan Châu Âu: Người dân bi quan về tương lai

Ngày 4/5, tờ The Guardian nhận định kết quả của cuộc khảo sát toàn cầu YouGov-Cambridge cho thấy người dân tại châu Âu đang lo ...

Cứ 5 năm một lần kể từ năm 1979 lại có cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) ở các nước thành viên của EU. Những gì lặp đi lặp lại trong suốt 4 thập kỷ đủ để tạo thành thông lệ, như cứ đến hẹn lại lên, tạo cảm nhận đơn điệu và nhàm chán. Nhưng cuộc bầu cử EP năm nay lại rất khác và trở thành sự kiện được cả châu lục đặc biệt quan tâm.

Vì 3 lý do.

Từ định kỳ đến định mệnh

Lý do thứ nhất là có chuyện nước Anh ra khỏi EU (Brexit). Lẽ ra, nước Anh đã phải ra khỏi EU từ ngày 29/3 vừa qua. EU đã chuẩn bị cuộc bầu cử EP năm nay theo kịch bản nước Anh đã ra khỏi EU. Tổng số dân biểu trong EU sẽ giảm từ 751 hiện tại xuống còn 705, bởi 66 triệu cử tri Anh không tham gia bầu cử nữa nên chỉ còn 373 triệu cử tri ở 27 nước thành viên EU được mời chào và yêu cầu đi bỏ phiếu.

Điều được trong cũng như ngoài EU và châu lục quan tâm muốn biết là chuyện Brexit, dù đã xong xuôi như dự kiến hay vẫn còn dang dở như hiện tại ảnh hưởng như thế nào tới cuộc bầu cử này, EP sẽ như thế nào khi EU gặp sóng gió.

Nguyên nhân thứ hai là chính trong thời gian nhiệm kỳ sắp kết thúc này của EP, các thế lực cực hữu, cực đoan, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy mạnh mẽ ở châu Âu, thậm chí còn tham gia cầm quyền ở một vài nước thành viên EU.

Không có sự kiện chính trị nào trên châu lục thích hợp hơn cho lực lượng này thể hiện ảnh hưởng, khuếch trương thanh thế và gây dựng uy quyền cũng như củng cố xu thế trỗi dậy mạnh mẽ trên bình diện toàn châu lục bằng cuộc bầu cử EP. Cũng không có chiếc hàn thử biểu nào chính xác và thời sự hơn cuộc bầu cử này về mức độ lan toả của các lực lượng kia trên khắp châu lục.

Lý do thứ ba là EP được coi là cơ quan lập pháp của EU, lại ra đời sau EU nhưng giờ dường như cho rằng đã trưởng thành nên không chỉ tự tin và bản lĩnh hơn trong quan hệ quyền lực với Uỷ ban EU mà còn đã trở thành thách thức quyền lực đối với Uỷ ban EU và Hội đồng Châu Âu (cơ chế riêng cho những vị đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên EU).

Tỷ lệ cử tri tham gia cuộc bầu cử EP càng cao thì tính hợp pháp hợp hiến của EP càng lớn và EP càng có thế so với các thể chế và cơ chế khác của EU. Kết quả cuộc bầu cử EP vì thế sẽ có tác động rất quyết định tới bước phát triển tới đây của EU mà trước hết và đồng thời quan trọng nhất là việc phê chuẩn nhân sự cho cương vị chủ tịch Uỷ ban EU và các thành viên của Uỷ ban EU.

Cũng chính vì thế, cuộc bầu cử EP năm nay không còn đơn thuần là sự kiện định kỳ của EU nữa mà xem ra còn có thể có ý nghĩa định mệnh đối với EU. Nhiều tính từ khác nhau đã được sử dụng để định tính nó, nhưng đều có chung hàm ý ấy.

Ông Matteo Salvini của Lega Nord (Italy), người đi đầu trong mưu đồ liên minh tất cả những đảng phái chính trị cánh cực hữu, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa để có được phe cánh chính trị lớn nhất trong EP mới, coi cuộc bầu cử EP năm nay là "cuộc cách mạng của những người dân tộc chủ nghĩa và quốc gia chủ nghĩa".

Ông Manfred Weber, được liên minh Các đảng nhân dân châu Âu, tức là các đảng dân chủ thiên chúa giáo, đề cử làm ứng cử viên cho chức chủ tịch Uỷ ban EU, nhìn nhận cuộc bầu cử EP này là "cuộc bầu cử số phận đối với EU".

Còn ông Frans Timmermans, ứng cử viên hàng đầu của phe xã hội dân chủ cho chính cương vị kia, thì so sánh cuộc bầu cử này với "cuộc chiến giành linh hồn của châu Âu".

thuong le hay dinh menh ly do bau cu nghi vien chau au khong don dieu va nham chan

Câu chuyện Brexit: Càng cố gỡ, càng thêm rối

Việc nước Anh ra khỏi EU (Brexit) cụ thể như thế nào và vào thời điểm nào hiện vẫn là câu chuyện dài vô tận ...

Đảng phái nào sẽ lên ngôi?

Mọi dấu hiệu đều cho thấy tất cả những đảng phái chính trị lớn - tự coi là hay được coi là "đảng của nhân dân" - thuộc bất cứ mầu sắc chính trị nào đều không thua to thì cũng thua lớn trong cuộc bầu cử EP năm nay, tức là sẽ bị mất đi nhiều phiếu bầu so với kết quả bầu cử đã đạt được cách đây 5 năm.

Các đảng phái chính trị mới thành lập cũng như các đảng cực đoan và đặc biệt phe cực hữu, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa được dự báo là những bên thắng cử ở lần bầu cử EP này. Tình trạng bị xé lẻ trong EP trở nên còn sâu sắc hơn. Tuy nhiên, phe ủng hộ EU chắc vẫn giành về được đa số.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang nỗ lực gây dựng một tập hợp lực lượng mới trong EP. Nếu thủ tướng Hungari Victor Orban rút những dân biểu của nước này ra khỏi liên minh Các đảng nhân dân châu Âu (dân chủ thiên chúa giáo) để gia nhập liên minh mới của ông Salvini thì phe dân chủ thiên chúa giáo khó lòng còn có thể tiếp tục là phe cánh chính trị lớn nhất trong EP.

Nếu các lực lượng bất thuận với EU thật sự chuyển định hướng chiến lược từ xoá sổ EP sang thay đổi EP và lại được tăng thêm thế và lực nhờ lần bầu cử EP này thì việc đạt được sự đồng thuận trong EP cần thiết cho những quyết sách của EU càng thêm khó khăn.

Tương lai của EU vì thế rồi đây phụ thuộc rất nhiều vào việc các lực lượng chính trị trong EP ủng hộ EU có thật sự đoàn kết nhất trí được thành cùng hội cùng thuyền với nhau không và cả vào việc phe cánh cực đoan, cực hữu, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa cũng thật sự đồng tâm hiệp lực với nhau hay không.

thuong le hay dinh menh ly do bau cu nghi vien chau au khong don dieu va nham chan Brexit: Mây mù giăng lối

Tiến trình Brexit một lần nữa lại trở nên mông lung, sau khi Hạ viện Anh bỏ phiếu phủ quyết một phần dự thảo Brexit ...

thuong le hay dinh menh ly do bau cu nghi vien chau au khong don dieu va nham chan ​Nga ra điều kiện rời khỏi Hội đồng châu Âu

Bộ Ngoại giao Nga ngày 1/11 thông báo, Ngoại trưởng nước này Sergei Lavrov một ngày trước đã có cuộc điện đàm với Tổng Thư ...

thuong le hay dinh menh ly do bau cu nghi vien chau au khong don dieu va nham chan Nghị viện châu Âu nên để ngỏ khả năng trì hoãn lâu dài Brexit

Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk ngày 27/3 cho rằng Nghị viện châu Âu (EP) nên để ngỏ khả năng trì hoãn ...

Đọc thêm

Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam với những nâng cấp vượt trội, đi kèm mức giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng.
Xác định 2 cặp đấu vòng bán kết Europa League mùa giải 2023/24

Xác định 2 cặp đấu vòng bán kết Europa League mùa giải 2023/24

Atalanta, AS Roma, Bayer Leverkusen và Marseille xuất sắc đánh bại các đối thủ của mình để ghi tên vào bán kết Europa League mùa giải này.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Cách xem chi tiêu tháng trên MoMo chỉ với vài thao tác đơn giản

Cách xem chi tiêu tháng trên MoMo chỉ với vài thao tác đơn giản

Ví MoMo hiện nay được nhiều người tin tưởng và sử dụng vì độ tin cậy cũng như tính tiện lợi. Bất cứ khoản tiền nào được chi ra hay ...
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động