Vì sao S-400 hay S-500 'khó nhằn' máy bay tàng hình B-21 của Mỹ?

Trường Phan
TGVN. Quân đội Mỹ đang phát triển thế hệ máy bay ném bom tàng hình B- 21, hứa hẹn sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong chiến lược tấn công tầm xa. Đồng thời, nhiệm vụ bắn hạ chiếc máy bay tàng hình này cũng trở nên "khó nhằn" hơn trước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Radar 'săn mục tiêu tàng hình' của Nga lợi hại thế nào?
Nhật - Mỹ đạt thỏa thuận mua bán 105 máy bay F-35, nhất trí đẩy nhanh đàm phán thương mại
may bay tang hinh cua my ngay cang kho bat trung
Mẫu máy bay tàng hình B21 sẽ được trình làng vào năm tới. ( Nguồn: The National Interest)

Bí quyết chính là thế hệ máy bay ném bom B- 21 có thiết kế cong trên thân cánh không có ống xả, bao phủ bằng vật liệu mới cũng như nhiều công nghệ tiên tiến khác.

Nâng tầm công nghệ tàng hình

Toàn bộ ý tưởng của B-21 thiết kế không chỉ chú trọng vào việc “ẩn mình” trước hệ thống phòng thủ của đối phương; mà còn giúp thế hệ máy bay này xâm nhập, âm thầm tấn công và lặng lẽ rút khỏi chiến trường không để lại dấu vết. Phần lớn máy bay tàng hình ra đời nhằm vô hiệu hóa hệ thống tên lửa phòng không S-400 và S-500 mới nổi của Nga.

Trong xu hướng công nghệ hiện nay, khả năng chống trả của các hệ thống phòng thủ ngày càng nhạy bén và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chúng được kết nối và quản lý chặt chẽ bằng hệ thống mạng nội bộ, cho phép nhiều radar báo hiệu cũng như trao đổi dữ liệu với nhau. Các radar này có thể tận dụng các hệ thống kỹ thuật số mới và tốc độ xử lý nhanh hơn nhiều. Ngoài ra, B-21 còn có thể hoạt động trên một dải tần số quét lớn hơn.

Về cơ bản, máy bay tàng hình B-21 tập trung vào tính năng vô hiệu hóa cả hai hệ thống radar truy quét và radar giám sát của địch. Thông thường, một chiếc máy bay tiêm kích dễ bị phát hiện bởi radar truy quét và bị tiêu diệt khi tín hiệu từ radar giám sát gửi về hệ thống phòng không khi phát hiện mục tiêu đến gần. Để khắc phục nhược điểm này, máy bay B21 được trang bị hệ thống radar hoạt động ở tần số thấp để "qua mặt" hệ thống radar truy quét từ xa, đồng thời khiến radar giám sát cũng không thể xác định mục tiêu đang đến gần trên màn hình điều khiển.

Công nghệ tối tân này không những nâng cao uy tín của hệ thống tàng hình tiên tiến hiện nay, mà còn phát triển chúng lên một tầm cao mới. Vậy nên việc phát triển máy bay tàng hình B-21 được đánh giá là thành tựu xứng tầm với tiến bộ công nghệ phòng không của đối phương.

Sức chiến đấu ưu việt

Khả năng tác chiến của máy bay B-21 phù hợp hoạt động ở độ cao lớn, đồng thời phần đuôi máy bay dạng răng cưa cũng có thể giúp B-21 bay ở tầm thấp dễ dàng. Bên cạnh thiết kế, tiếng ồn từ máy bay cũng là một ưu điểm giúp nâng cao khả năng tàng hình của máy bay B21 trong quá trình hoạt động nhờ vào sử dụng động cơ phản lực đặc biệt và tốc độ bay gần bằng âm thanh.

Nhiều chuyên gia phỏng đoán, máy bay tàng hình B-21 không chỉ tích hợp công nghệ tàng hình tiên tiến và hoạt động trong phạm vi lớn mà còn có thể trang bị cả tên lửa hành trình hạt nhân tầm xa (LRSO) thế hệ mới nhất và bom hạt nhân. Ngoài ra máy bay còn có khả năng mang theo 8 tên lửa hành trình, hệ thống thông tin liên lạc các hệ thống trinh sát, hệ thống điều khiển ở khoang chứa bom. Với những tính năng vượt trội đó cho phép máy bay ném bom B-21 có khả năng khống chế các hệ thống phòng thủ của đối phương, gây tổn thất nặng về và trở thành nỗi khiếp sợ trên các mặt trận không quân.

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) tăng khả năng chiến đấu độc lập và khả năng phối hợp tác chiến trong các tình huống giao tranh. Đặc biệt trong trường hợp không có sự hỗ trợ từ đồng đội, B21 sẵn sàng độc lập tác chiến, tự vệ trước sự tấn công của quân địch.

Thành tựu quân sự vượt trội

Trong chuyến làm việc tại trụ sở công ty Northrop Grumman ở Florida, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper mô tả: “Với khả năng tấn công bất kỳ mục tiêu nào và ở bất kỳ đâu. B-21 được kỳ vọng sẽ là hệ thống phòng thủ ưu việt nhất của nước Mỹ, và thế hệ máy bay B-21 Raider sẽ phát huy những ưu điểm vượt trội đó. Công nghệ mới này cho phép máy bay B-21 lẩn tránh khỏi các mối đe dọa từ quân địch, thậm chí tiêu diệt các hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới”.

Chương trình cho thấy nhiều triển vọng và đang được gấp rút hoàn thành. Randy Walden, giám đốc điều hành kiêm giám sát xây dựng và phát triển chương trình máy bay chiến đấu B-21 cho biết, không quân Mỹ đang xúc tiến mở rộng quy mô sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ mới nhanh nhất trong thời gian tới.

Được biết chuyến bay B-21 đầu tiên chính thức lên kế hoạch xuất xưởng vào năm sau, cũng như đẩy mạnh kế hoạch sản xuất số lượng chuyên cơ tiêm kích nhiều hơn dự định ban đầu.

Hàn Quốc 'khoe' máy bay tàng hình F-35 mới, Triều Tiên cho là mối đe dọa

Hàn Quốc 'khoe' máy bay tàng hình F-35 mới, Triều Tiên cho là mối đe dọa

TGVN. Ngày 1/10, Hàn Quốc đã trình diễn máy bay tiêm kích tàng hình F-35 mới mua nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập các lực ...

​Nga phát triển

​Nga phát triển "thợ săn tàng hình" mới

Theo National Interest (NI), Nga đang phát triển máy bay không người lái tàng hình Okhotnik-B, và dự án này có cơ hội thành công.

Trung Quốc thử công nghệ radar mới phát hiện máy bay tàng hình

Trung Quốc thử công nghệ radar mới phát hiện máy bay tàng hình

Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc đã thử một thiết bị có khả năng tạo ra bức xạ terahertz với công suất lớn nhất ...

(theo National Interest)

Đọc thêm

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động