Vị trí của Mỹ trong thế kỷ châu Á: 5 trụ cột lớn (kỳ cuối)

Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có thể phát triển một chính sách dài hạn để tận dụng các thiện chí này không. Không khó để hình dung chính sách đó sẽ như thế nào. Nó nên dựa trên 5 trụ cột chính: Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và các thể chế đa phương Châu Á - Thái Bình Dương. Nếu Washington xoay xở tốt, các cực này sẽ củng cố lẫn nhau.
Theo dõi Baoquocte.vn trên


Mặc cho những thành công về địa chính trị của Trung Quốc, Mỹ có thể hy vọng những thiện chí từ Thái Bình Dương. Nhiều người ý thức được Mỹ đã làm được nhiều việc cho khu vực. Trật tự thế giới mà Mỹ tạo ra sau năm 1945 đã giúp các nền kinh tế Đông Á có thể phát triển thịnh vượng.

Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có thể phát triển một chính sách dài hạn để tận dụng các thiện chí này không. Không khó để hình dung chính sách đó sẽ như thế nào. Nó nên dựa trên 5 trụ cột chính: Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và các thể chế đa phương Châu Á - Thái Bình Dương. Nếu Washington xoay xở tốt, các cực này sẽ củng cố lẫn nhau.

Cách tiếp cận chính sách của Mỹ đối với Đông Á, nên dùng một phép ẩn dụ là “dùng thuốc Bắc hơn là thuốc Tây”. Trong thuốc Tây, mỗi căn bệnh đặc biệt – chẳng hạn ung thư hay đau tim – sẽ được điều trị riêng rẽ. Trong khi đó, thuốc Bắc sẽ xem xét toàn bộ cơ thể và luận ra bộ phận mất cân bằng. Chính sách của Mỹ nên xem xét thành một chính sách tổng thể.

Trung Quốc

Trung Quốc phải là trụ cột lớn nhất. Trung – Mỹ sẽ là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong thế kỷ 21. Mối quan hệ này có thể phát triển theo hai cách: Cả hai cùng thắng như cách Mỹ đã làm khi chào đón sự trỗi dậy trở lại của Đức và Nhật sau Thế chiến thứ 2 hoặc Có tổng bằng không như mối quan hệ giữa Mỹ và Liên bang Xô viết trong Chiến tranh Lạnh.

Nếu Mỹ cam kết có mối quan hệ đối tác sâu hơn với Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tự tin cởi mở hơn với Mỹ. Mỹ nên khuyến khích trao đổi chuyên gia, đối thoại trực tiếp giữa các nhà hoạch định chính sách giữa hai bên.

ASEAN và Nhật Bản

Trụ cột thứ hai phải là ASEAN. Chứng cứ về sự thiếu quan tâm của Washington đối với ASEAN là việc các Ngoại trưởng Mỹ không dự các cuộc gặp Bộ trưởng ASEAN hàng năm. Chẳng hạn, cả hai năm 2005 và 2007, Ngoại trưởng Condoleezza Rice đều vắng mặt. Trong khi Mỹ lờ ASEAN thì các cường quốc khác đã nhận thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của ASEAN.

Sau khi Bắc Kinh đưa ra lời mời FTA (khu vực mậu dịch tự do) đối với các nước ASEAN, một cuộc cạnh tranh nổi lên để đáp ứng các yêu cầu của Trung Quốc – với cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ cũng có kế hoạch tương tự. Những cuộc đàm phán chưa kết thúc nhưng trao đổi thương mại giữa các nước này và ASEAN tăng nhanh. Sự phát triển như thế này tạo ra những mô hình hợp tác chính trị và kinh tế mới phụ thuộc lẫn nhau.

Nhật Bản nên là trụ cột thứ ba trong chính sách của Mỹ ở Đông Á. Một tuyên bố như thế có thế gây sốc cho các nhà hoạch định chính sách của Tokyo, những người tin rằng mối quan hệ Nhật – Mỹ là quan trọng nhất ở Châu Á – Thái Bình Dương. Trên thực tế, đó là mối quan hệ quan trọng nhất trong Chiến tranh Lạnh. Nhật Bản chỉ là một thành viên nhỏ bé trong các câu lạc bộ của phương Tây, từ Nhóm G8 cho đến Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Trong khi đó, Nhật Bản lại chứng kiến sự vươn lên đầy ngoạn mục của Trung Quốc và các cường quốc Đông Á khác và chưa biết làm thế nào để đáp trả. Đã đến lúc Nhật Bản cần xem lại các ưu tiên trong chính sách đối ngoại và quyết định khu vực nào nên là ưu tiên: Mỹ, Châu Âu hay Châu Á.

Bán đảo Triều Tiên

Trụ cột thứ tư nên là Triều Tiên. Có thể hơi ngạc nhiên khi Triều Tiên được xếp ở mức khá thấp trong bối cảnh gần đây, CHDCND Triều Tiên luôn là “điểm nóng” của thế giới. Sự thực là chủ thể chính ảnh hưởng tới CHDCND Triều Tiên không phải là Mỹ mà là Trung Quốc. Chỉ Trung Quốc mới có thể cắt nguồn cung dầu đối với CHDCND Triều Tiên. Trung Quốc có lợi ích to lớn trong việc ngăn chặn hạt nhân hóa ở bán đảo Triều Tiên, một phần không muốn cho Nhật Bản có lý do phát triển hạt nhân. Bởi thế, một mối quan hệ có tính xây dựng giữa Bắc Kinh và Washington là điều kiện cần thiết (mặc dù chưa đủ) để giữ gìn hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Mỹ cũng có nhu cầu cấp thiết ổn định mối quan hệ với Hàn Quốc. Thực tế, Mỹ đã bảo vệ Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ và giúp Hàn Quốc vươn lên thành một cường quốc kinh tế. Thêm vào đó, một bộ phận lớn người dân Hàn Quốc đã kinh qua các trường đại học của Mỹ. Bởi thế, Hàn Quốc nên nuôi dưỡng tình cảm thân Mỹ. Trong khi đó, tâm lý chống Mỹ ở Hàn Quốc lại gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong những năm đầu của chính quyền Bush.

Các thể chế đa phương châu Á-Thái Bình Dương

Trụ cột thứ năm nên là các thể chế đa phương Châu Á – Thái Bình Dương. Khi sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng thì nhu cầu tập hợp lại trong các thể chế đa phương ngày càng bức thiết.

Ở châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã từng công khai thái độ nghi ngờ về các thể chế khu vực. Theo quan điểm của Washington thì mọi con đường ở Thái Bình Dương đều dẫn đến Washington. Mỹ tin rằng không có tổ chức nào ở khu vực nên loại trừ Mỹ. Bởi thế, khi Mahathir bin Mohamad, Nguyên Thủ tướng Malaysia khởi động Cộng đồng Kinh tế Đông Á, Ngoại trưởng Mỹ Baker đã tổ chức một chiến dịch phản đối kịch liệt. Cuối cùng, chiến dịch đã không hiệu quả. Vào năm 1997, ASEAN+3 ra đời, bao gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã tạo ra Cộng đồng Đông Á. Tổ chức này được mở rộng vào năm 2005, thêm cả Australia, Ấn Độ và New Zealand.

Chính quyền mới của Mỹ nên khuyến khích các tiến trình hình thành các thể chế đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương. Các thể chế này sẽ tạo ra sự ổn định và thịnh vượng ở khu vực, điều thiết yếu đối với lợi ích của Mỹ.Nhiều người Mỹ cho rằng các thể chế đa phương có thể giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng. Khả năng này xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục các chính sách khôn ngoan và thực dụng đối với các nước láng giềng. Tuy nhiên, theo truyền thống, các thể chế đa phương cũng có xu hướng chế ngự các cường quốc. Quả thực, Mỹ đã từng nghi ngờ các thể chế đa phương là nhằm chống quyền lực của Mỹ.

Bài học lớn nhất Mỹ nên rút ra từ những sự kiện sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh là khuynh hướng đơn phương của Chính quyền Bush đã gây ra thảm họa cho Mỹ. Các chính sách của Mỹ gần đây đều đồng hành với tình cảm chống Mỹ. Để đảo ngược xu hướng này và giúp Mỹ đặt dấu chân vững chắc ở khu vực quan trọng hàng đầu thế giới, Mỹ nên xem xét lại các ưu điểm của các thể chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và APEC.

Thảo Vân (gt)

Đọc thêm

Ý nghĩa Sao Thái Âm tại Cung mệnh và Cung mệnh phu thê

Ý nghĩa Sao Thái Âm tại Cung mệnh và Cung mệnh phu thê

Trong Tử vi Đẩu số, sao Thái Âm được coi là chòm sao cát tinh, mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho người sở hữu. Vậy sao Thái Âm ...
Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu được xem là cách cục đặc biệt trong lá số tử vi. Bởi cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ, muốn luận giải phải nhờ ...
Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Newcastle vs West Ham tại vòng 30 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 19h30 ngày 30/3.
Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại An Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 30/3/2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 -  Brentford vs MU; Bundesliga vòng 27 - Munich vs Dortmund

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 - Brentford vs MU; Bundesliga vòng 27 - Munich vs Dortmund

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 - Brentford vs MU; La Liga vòng 30 - ...
XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29/3/2024. xo so mien nam. SXMN 29/3. kết quả xổ số ngày ...
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Quan chức Ukraine cho hay, nước này hiện không có đủ nguồn lực để thực hiện các hành động tấn công hiệu quả nhằm làm suy yếu Nga.
Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách lớn gấp 3 lần 'túi tiền' để chạy đua trong cuộc bầu cử 2024 của ông Trump.
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động