Việt Nam có thể đóng góp hiệu quả cho đối thoại và hợp tác trong Hội đồng Nhân quyền

Bảo Chi
Đánh giá về tham gia của Việt Nam tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 50 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra (13/6-8/7), các nước, các tổ chức quốc tế ghi nhận tích cực thông điệp, thành tựu, cam kết của Việt Nam, mong muốn Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là thành viên tích cực và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam có thể đóng góp hiệu quả cho đối thoại và hợp tác trong Hội đồng Nhân quyền
Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Federico Villegas và Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt.

Trong tuần làm việc thứ ba (27/6-1/7) của Khóa họp thường kỳ lần thứ 50 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại trụ sở LHQ tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn Việt Nam do Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt làm Trưởng đoàn đã có các cuộc làm việc với Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Federico Villegas; Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva Tatiana Valovaya.

Trưởng đoàn Việt Nam cũng đã gặp gỡ hơn 30 Đại sứ, Trưởng Phái đoàn các nước đang tham dự Khóa họp.

Tại các cuộc gặp, Trưởng đoàn Việt Nam đã thông báo các nỗ lực và thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam, trong bối cảnh nước ta cũng như tất cả các nước trên thế giới đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch, đồng thời ứng phó với những vấn đề toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu, và những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới gần đây.

Các nỗ lực này đã được thể hiện trong Báo cáo giữa kỳ tự nguyện về việc thực hiện các khuyến nghị theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) chu kỳ III mới đây được Việt Nam trình Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Việt Nam có thể đóng góp hiệu quả cho đối thoại và hợp tác trong hoạt động của Hội đồng Nhân quyền
Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet và Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt.

Giới thiệu về chặng đường 45 năm quan hệ Việt Nam-LHQ (1977-2022), Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam tiếp tục ủng hộ và luôn nỗ lực đóng góp tăng cường vai trò của các cơ chế đa phương mà trung tâm là hệ thống Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Trong đó, Việt Nam mới hoàn thành thành công nhiệm kỳ Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ 2020-2021 với nhiều dấu ấn và sáng kiến; tăng cường đóng góp cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ; tiên phong thúc đẩy cải tổ hệ thống phát triển LHQ.

Việt Nam hiện đang ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 cùng nhiều cam kết, ưu tiên với thông điệp “Tôn trọng và Hiểu biết - Đối thoại và Hợp tác - Tất cả các Quyền con người cho Tất cả mọi người”.

Việt Nam có thể đóng góp hiệu quả cho đối thoại và hợp tác trong hoạt động của Hội đồng Nhân quyền
Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Federico Villegas và Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt cùng Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai.

Trong trao đổi với Trưởng đoàn Việt Nam, Tổng giám đốc UNOG cảm ơn và đánh giá cao sự quan tâm và tham gia với nhiều dấu ấn của Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam tại các tổ chức quốc tế trong hệ thống LHQ gần đây, khẳng định UNOG sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành để Việt Nam tăng cường các hoạt động quảng bá về đất nước, con người và tiềm năng hợp tác của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế tại Geneva.

Cao ủy Nhân quyền LHQ đánh giá cao các thành tựu kinh tế, xã hội, tạo nền tảng cho việc nâng cao đời sống, bảo đảm các quyền cho người dân Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời gian đại dịch và phục hồi sau dịch.

Bà Bachelet chia sẻ các ưu tiên của Việt Nam về bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương trước tác động biến đổi khí hậu… như thể hiện trong các phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền, và mong Việt Nam tiếp tục bảo đảm sự tham gia đầy đủ của người dân, các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ, học giả, các đối tác phát triển trong xây dựng chính sách, pháp luật.

Việt Nam có thể đóng góp hiệu quả cho đối thoại và hợp tác trong hoạt động của Hội đồng Nhân quyền
Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet và Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt.

Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền LHQ cho rằng thông điệp của ứng cử của Việt Nam chính là tinh thần các nước cần theo đuổi khi tham gia HĐNQ. Với sự đa dạng về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, các nước cần có sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng các giá trị chung của nhân loại, trong đó có luật pháp quốc tế và quyền con người.

Ông Villegas cho rằng với Hội đồng Nhân quyền, việc có những nước đã thể hiện và sẵn sàng làm cầu nối cho hợp tác và đối thoại như Việt Nam là rất cần thiết, trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến rất phức tạp, còn nhiều khác biệt giữa các nước và các nhóm nước.

Các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn các nước tại Geneva đánh giá cao các phát biểu, hoạt động của Việt Nam tại Khóa họp 50 của Hội đồng Nhân quyền; bày tỏ ấn tượng với nét đẹp đất nước, con người, sự hòa hợp và đa dạng của các cộng đồng dân tộc, tôn giáo của Việt Nam, phản ánh nỗ lực và thành tựu mọi mặt trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm các quyền của người dân ở Việt Nam.

Hoan nghênh thông điệp ứng cử của Việt Nam, các nước đề xuất Việt Nam cùng thúc đẩy đối thoại và hợp tác với các tổ chức khu vực tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, cũng như gắn kết Hội đồng Nhân quyền với các tổ chức chuyên môn của LHQ, nhất là trong các lĩnh vực y tế, lao động, môi trường, chuyển đổi số. Bên cạnh đó, các nước cũng đề xuất những hướng đi mới nhằm thúc đẩy quan hệ song phương với Việt Nam.

Khóa họp thường kỳ lần thứ 50 của Hội đồng Nhân quyền LHQ được tổ chức từ 13/6-8/7 tại trụ sở LHQ tại Geneva, Thụy Sỹ; với nhiều cuộc họp trong đó có 36 cuộc đối thoại với Cao ủy Nhân quyền và các cơ chế nhân quyền LHQ khác về nhiều chủ đề khác nhau; thảo luận 76 báo cáo chuyên đề; quyết định bổ nhiệm 8 Thủ tục đặc biệt, thông qua Báo cáo UPR của 12 nước và hơn 20 nghị quyết về nhiều chủ đề khác nhau – trong đó dự kiến có nghị quyết về “Biến đổi khí hậu và quyền lương thực” do Việt Nam đồng tác giả.

Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt và Đoàn Việt Nam đã phát biểu, tham gia thảo luận tại các cuộc họp, giới thiệu quan điểm, thành tựu của Việt Nam, đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các quan tâm chung về quyền con người trên thế giới, nhất là về bình đẳng giới và biến đổi khí hậu.

Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã chủ trì khai mạc “Triển lãm ảnh về các cộng đồng dân tộc và tôn giáo tại Việt Nam: Hòa hợp trong Đa dạng” tại trụ sở LHQ bên lề Khóa họp 50 của Hội đồng Nhân quyền từ ngày 28/6-8/7.

Việt Nam hiện đang ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, đại diện cho khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Tại Phiên họp cấp cao trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền (tháng 3/2022), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có bài phát biểu quan trọng, khẳng định thông điệp “Tôn trọng và hiểu biết; Đối thoại và hợp tác; Bảo đảm Tất cả các Quyền con người cho tất cả mọi người” và giới thiệu các ưu tiên của Việt Nam khi ứng cử.

Việt Nam cũng đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của Hiệp hội cho nhiệm kỳ này.

'Giữ lửa' hạnh phúc gia đình, 'thắp sáng' sức mạnh dân tộc

'Giữ lửa' hạnh phúc gia đình, 'thắp sáng' sức mạnh dân tộc

Khi đại dịch dần được đẩy lùi, mỗi gia đình vẫn là những nhân tố nòng cốt, đóng góp vào sự chuyển mình phục hồi ...

Việt Nam cam kết thúc đẩy bình đẳng giới tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam cam kết thúc đẩy bình đẳng giới tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, với tư cách là ứng cử viên cho Hội đồng Nhân quyền LHQ ...

Đọc thêm

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Vì hoà bình - phát triển toàn cầu

Vì hoà bình - phát triển toàn cầu

Việt Nam đã khẳng định quyết tâm 'đóng góp cho hòa bình, phát triển toàn cầu và bảo đảm tất cả quyền con người cho tất cả mọi người'.
Mở rộng mặt trận công luận quốc tế ủng hộ Việt Nam về nhân quyền

Mở rộng mặt trận công luận quốc tế ủng hộ Việt Nam về nhân quyền

Công tác thông tin tuyên truyền về nhân quyền đã thực sự tạo ra mặt trận thông tin thống nhất, sáng tạo với nhiều hình thức thông tin mới.
Kon Tum: Xã biên giới Ia Đal lãnh đạo phát triển kinh tế, tạo 'đòn bẩy' xây dựng nông thôn mới

Kon Tum: Xã biên giới Ia Đal lãnh đạo phát triển kinh tế, tạo 'đòn bẩy' xây dựng nông thôn mới

Cùng với nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, Đảng bộ xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum chú trọng lãnh đạo thực hiện mục tiêu phát ...
Từ bục xanh đá cẩm thạch, thắp sáng hy vọng bình đẳng giới

Từ bục xanh đá cẩm thạch, thắp sáng hy vọng bình đẳng giới

Bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ luôn là vấn đề Việt Nam coi trọng và tích cực tham gia không chỉ ở cấp độ quốc gia mà cả ở cấp độ ...
Tháng Ramadan - Tháng yêu thương của đồng bào dân tộc Chăm An Giang

Tháng Ramadan - Tháng yêu thương của đồng bào dân tộc Chăm An Giang

Tháng Ramadan, đối với người Chăm tại An Giang có ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những lễ lớn nhất trong năm...
Phụ nữ Việt với tinh thần hội nhập quốc tế

Phụ nữ Việt với tinh thần hội nhập quốc tế

Trong quá trình hội nhập chung của đất nước, hoạt động hội nhập quốc tế của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam liên tục được tăng cường, đổi mới...
Đại sứ Na Uy tại Việt Nam: Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam: Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm khi là một nữ Đại sứ.
Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.
Chuyển đổi số phục vụ người dân

Chuyển đổi số phục vụ người dân

Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực phát triển.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã chia sẻ với cộng đồng quốc tế 4 đề xuất nhằm đẩy nhanh mục tiêu bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ.
Tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường

Tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường đòi hỏi có sự chung tay của các quốc gia, các địa phương, các giai tầng xã hội, trong đó có đồng bào và các tổ chức tôn giáo.
UN Women - ‘Bạn đồng hành’ cùng Việt Nam kiến tạo đổi thay

UN Women - ‘Bạn đồng hành’ cùng Việt Nam kiến tạo đổi thay

Với phương pháp tiếp cận đa chiều, UN Women nhấn mạnh cam kết trong việc tạo ra một xã hội Việt Nam bình đẳng và bao trùm hơn.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Australia nỗ lực khẳng định tên tuổi của thể thao nữ

Australia nỗ lực khẳng định tên tuổi của thể thao nữ

Sự phát triển của thể thao nữ không chỉ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc gia, mà còn giúp tạo dựng vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Rồng trong tâm thức người Việt

Rồng trong tâm thức người Việt

Trong 12 con giáp, Rồng là con vật duy nhất không có trong đời thực mà được hình thành bởi trí tưởng tượng của con người.
Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhấn mạnh điều đó trong phát biểu tại họp báo công bố nội các mới ngày 20/11.
Phiên bản di động