Tham gia Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc:

Việt Nam khẳng định vị thế mới

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao khóa 31 Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sỹ) ngày 1/3, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc khẳng định Việt Nam tin tưởng vào vai trò của HĐNQ. Trong bài viết dành riêng cho TG&VN nhân sự kiện này, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho rằng việc Việt Nam tham gia HĐNQ góp phần khẳng định vị thế mới của đất nước trên trường quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
viet nam khang dinh vi the moi

Mặc dù là thành viên lần đầu tiên tham gia nhưng Việt Nam đã thực sự chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của HĐNQ, cùng các nước thành viên khác xử lý các thách thức chung của nhân loại trong lĩnh vực quyền con người.

Thành viên chủ động, nghiêm túc và tích cực

Chúng ta đã tham gia phát biểu, thảo luận tại hàng trăm cuộc họp, tham vấn về các chủ đề khác nhau liên quan đến việc bảo vệ quyền con người, từ các nội dung liên quan đến quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, quyền phát triển, quyền giáo dục, y tế, cho đến những vấn đề như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Việt Nam đã có những đóng góp thực chất vào quá trình xây dựng các nghị quyết, quyết định của HĐNQ theo hướng ủng hộ cách tiếp cận cân bằng, toàn diện, đáp ứng được quan tâm, lợi ích của nhiều bên, hướng tới đồng thuận. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng ta không để bị rơi vào thế bị động trước các diễn biến tại HĐNQ. Trên cơ sở lập trường, lợi ích của Việt Nam, chúng ta luôn có phản ứng kịp thời trước các sự kiện nóng về nhân quyền trên phạm vi toàn cầu, tham gia vào các phiên họp khẩn cấp, các cuộc thảo luận về tình hình khủng hoảng, vấn đề Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), chủ nghĩa cực đoan, khủng hoảng di cư…

Hàng năm, Việt Nam đều có đoàn tham dự Hội nghị cấp cao thường niên của HĐNQ. Đây là diễn đàn để chúng ta khẳng định thông điệp về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam cũng như những đóng góp có trách nhiệm của chúng ta trong việc xử lý các vấn đề nhân quyền trên toàn cầu. Tại Hội nghị lần này (29/2-3/3), Đoàn Việt Nam tham gia phát biểu không chỉ ở các phiên thảo luận chung mà còn ở nhiều phiên thảo luận chuyên đề về các vấn đề thuộc ưu tiên của chúng ta như việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền con người, thực hiện các cam kết quốc tế về nhân quyền… Chúng ta còn cùng với Australia tổ chức một cuộc thảo luận bên lề về xây dựng môi trường làm việc cho người khuyết tật, chủ trì phiên thảo luận về tác động của biến đổi khí hậu với quyền sức khỏe của người dân. Thông qua những hoạt động này, chúng ta đã lồng ghép được các quan tâm và ưu tiên của mình, chia sẻ các bài học và tranh thủ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn lực từ các nước và quốc tế cho công tác bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.

viet nam khang dinh vi the moi

Hình ảnh tích cực của Việt Nam còn được thể hiện thông qua sự nghiêm túc của chúng ta trong thực hiện cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR), cơ chế quan trọng nhất của HĐNQ. Liên hợp quốc (LHQ) đánh giá cao Việt Nam không chỉ ở quá trình rà soát, báo cáo, đối thoại với các nước về tình hình nhân quyền Việt Nam, mà còn ở sự nghiêm túc của Việt Nam trong thực hiện các cam kết. Trong đó, phải kể đến việc Thủ tướng Chính phủ thông qua Kế hoạch tổng thể về thực hiện 182/227 khuyến nghị của UPR mà chúng ta chấp nhận, nhằm bảo đảm sự phối hợp  đồng bộ giữa các bộ, ngành trong quá trình thực hiện các cam kết.

Đề cao đối thoại, hợp tác

Tình hình thế giới thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp, tác động sâu sắc đến việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người. HĐNQ cũng là nơi diễn ra các cuộc thảo luận căng thẳng, thậm chí cọ xát giữa các nước, nhóm nước liên quan đến hàng loạt các vấn đề nhức nhối như việc bảo đảm quyền con người trước sự gia tăng của các cuộc xung đột, chủ nghĩa cực đoan, khủng hoảng di cư, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu... Mặc dù HĐNQ đang phát huy khá tốt hiệu quả trong xử lý các vấn đề này, nhưng thực tế đây đó vẫn nổi lên xu hướng chính trị hóa, gây sức ép trong quá trình thảo luận. Nhiều nước quá tập trung vào các nội dung dân sự, chính trị, coi nhẹ nội dung kinh tế, phát triển, ảnh hưởng đến tính toàn diện của chương trình nghị sự.

Việt Nam tham gia HĐNQ với quan điểm đề cao đối thoại và hợp tác, cùng phấn đấu vì mục tiêu thúc đẩy và bảo đảm quyền con người trên cơ sở trao đổi, tôn trọng lẫn nhau. Hai năm qua, chúng ta đã vận dụng nhuần nhuyễn các cơ chế khác nhau của HĐNQ để khẳng định quan điểm này. Chúng ta xác định việc bảo đảm quyền con người trước hết là trách nhiệm của từng quốc gia và người dân của mỗi quốc gia sẽ tự quyết định biện pháp bảo đảm quyền con người, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, lịch sử, văn hóa-xã hội của họ. HĐNQ và hệ thống LHQ cần kiến tạo một môi trường thuận lợi cho công cuộc đó.

Đoàn Việt Nam thường xuyên kêu gọi tinh thần đối thoại và hợp tác giữa các nước thành viên. Chúng ta nhấn mạnh bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải có đối thoại, hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia để đảm bảo tính khả thi của các nghị quyết, kịp thời giải đáp những đòi hỏi về bảo đảm quyền con người trên thế giới. Chúng ta luôn kiên trì thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các nước thành viên, và trong một số trường hợp cũng giúp thu được kết quả.

viet nam khang dinh vi the moi

Đối thoại và hợp tác đã mở ra cơ hội để Việt Nam xuất hiện và đóng góp ở nhiều nội dung quan tâm của khu vực và các nước đang phát triển, đặc biệt là các nội dung như bảo đảm quyền phát triển, chống bạo lực và phân biệt đối xử, chống buôn bán người, bảo đảm quyền phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật... Đến nay, Việt Nam là đồng tác giả của hơn 30 nghị quyết về các nội dung này, góp phần nâng cao nhận thức chung của về các giá trị quyền con người.

Khẳng định hình ảnh và phát huy vị thế mới

Cùng sự tích cực tại các diễn đàn khu vực và quốc tế khác, việc tham gia HĐNQ đã từng bước khẳng định sự trưởng thành của đối ngoại đa phương của Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện hình ảnh, vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ nhất, từ khi là thành viên của HĐNQ, chúng ta thường xuyên được các nước tiếp cận, tham vấn, không chỉ ở Geneva mà cả ở New York và Hà Nội trước những vấn đề mang tính thời sự đang diễn ra trên thế giới. Cả những nước lớn cũng cử quan chức đặc trách về quyền con người trực tiếp sang Việt Nam để tham vấn về HĐNQ. Ý kiến của Việt Nam được lắng nghe, ghi nhận và được nhiều nước tham chiếu trong quá trình quyết định bỏ phiếu.

Thứ hai, việc tham gia một cách trách nhiệm, nghiêm túc và tích cực với tinh thần đề cao đối thoại và hợp tác đã củng cố hình ảnh một Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy của các nước. Hai năm qua, chúng ta tạo dựng được quan hệ hợp tác hữu nghị, trao đổi chặt chẽ với tất cả 46 nước thành viên HĐNQ và nhiều nước quan sát viên. Trên nhiều vấn đề, Việt Nam được xem là một trong những “cầu nối”, là “tác nhân xúc tác” cho việc thu hẹp bất đồng và nỗ lực tìm kiếm giải pháp cân bằng tại HĐNQ.

Thứ ba, việc tham gia HĐNQ cũng tạo điều kiện để ta phát huy vị thế tại các diễn đàn quốc tế khác có liên quan đến quyền con người, từ cấp độ khu vực như ASEAN cho đến Ủy ban 3, Đại hội đồng LHQ. Việt Nam đã thực sự thể hiện sự trưởng thành trong đối ngoại đa phương, từ chỗ “tham dự” đã thực sự chuyển sang “tham gia”, đóng góp thực chất vào quá trình thảo luận và xây dựng các văn kiện của LHQ và quốc tế về quyền con người. Những đóng góp cụ thể của Việt Nam tại HĐNQ được phản ánh và ghi nhận tại các diễn đàn lớn khác như Hội nghị Cấp cao về Phát triển bền vững hay Hội nghị COP 21 về biến đổi khí hậu.

Thứ tư, ngày càng có nhiều nước thừa nhận, đánh giá cao các nỗ lực, thành tựu và bài học kinh nghiệm của Việt Nam về quyền con người nói chung và vai trò của Việt Nam tại HĐNQ nói riêng. Điều này được thể hiện trong các Tuyên bố chung, thông cáo báo chí nhân các chuyến thăm cấp cao của Lãnh đạo Việt Nam và của lãnh đạo các nước, mà điển hình là Tuyên bố về Tầm nhìn chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Obama. Hàm lượng hợp tác về quyền con người đang dần rõ nét trong quan hệ đối ngoại về quyền con người giữa ta với các nước.

Bên cạnh thực tiễn đáng khích lệ này, chúng ta hiểu rằng việc tham gia HĐNQ vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách ở phía trước. Nhưng cho đến nay có thể khẳng định, việc tham gia HĐNQ là một quyết định đúng đắn. Chúng ta có điều kiện bảo vệ lợi ích đất nước tốt hơn, góp phần thúc đẩy hình ảnh và vị thế đất nước trong công tác đối ngoại nói chung và công tác đối ngoại về quyền con người nói riêng. Phát huy những kết quả đạt được trong hai năm qua, chúng ta tin tưởng vào thành công trong năm cuối là thành viên của HĐNQ, qua đó khẳng định vị thế mới của một Việt Nam tích cực, trách nhiệm, đang vững bước tiến về phía trước vì cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc của mọi người dân.

Hiện nay, Việt Nam đang đảm nhiệm vai trò làm điều phối viên của ASEAN tại HĐNQ, làm thành viên tích cực của Nhóm các nước Đồng quan điểm, các Nhóm liên khu vực về quyền của người khuyết tật, tác động của biến đổi khí hậu với quyền con người... Với sự tín nhiệm của các nước trong Nhóm châu Á-Thái Bình Dương, từ năm 2016, Việt Nam trở thành đại diện của khu vực trong Nhóm làm việc về tình hình, nơi xem xét các kháng thư về nhân quyền do Nhóm làm việc cấp dưới đệ trình. Việt Nam cũng thường xuyên đối thoại xây dựng và thẳng thắn với Cao ủy Nhân quyền, các báo cáo viên, chuyên gia đặc biệt của HĐNQ.
​Hà Kim Ngọc Thứ trưởng Ngoại giao

Đọc thêm

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội Chúng ta là một mùa 6 năm nay sẽ được tổ chức kéo dài trong hai ngày 15-16/6/2024 tại Hội trường lớn của Đài truyền hình KBS Busan.
Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Bà Donna Kelce - mẹ của cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce - dành nhiều lời khen cho album mới của nữ ca sĩ Taylor Swift.
Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

UAV cảm tử Lancet của Nga được sử dụng thành công trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bị Mỹ liệt vào danh sách những UAV nguy ...
Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

HLV Xavi đổi ý không rời Barca vào cuối mùa giải này, thay vào đó tiếp tục ngồi ‘ghế nóng’ cho đến hết hợp đồng vào Hè năm sau (2025).
Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động