Việt Nam: Thị trường mở và năng động, cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư Thụy Sỹ

Văn An
Ngày 20/7, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã tổ chức Tọa đàm “Việt Nam: Thị trường mở và năng động - Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư Thụy Sỹ” .
Theo dõi TGVN trên
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva trình bày tại Tọa đàm với các doanh nghiệp tại bang Geneva, Thụy Sỹ về môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva trình bày tại Tọa đàm với các doanh nghiệp tại bang Geneva, Thụy Sỹ về môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin cập nhật đến doanh nghiệp tại Geneva và các bang khác nói tiếng Pháp của Thụy Sỹ về các cơ hội kinh doanh, đầu tư, thương mại với Việt Nam, kết hợp quảng bá về đất nước, con người và ẩm thực Việt.

Hoạt động này được tổ chức trên cơ sở phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp nói tiếng Pháp ở bang Geneva, góp phần cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Bern, Thụy Sỹ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thụy Sỹ (1971-2021).

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực tại Geneva giới thiệu về môi trường kinh doanh tại Việt Nam và điểm qua những nét nổi bật trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thụy Sỹ, cơ hội kinh doanh đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư Thụy Sỹ.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng nhấn mạnh những khâu đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là nỗ lực của Chính phủ thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường hiệu lực và hiệu quả đầu tư, tạo môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, tăng cường thương mại nhằm phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thực hiện mục tiêu phát triển đất nước bền vững.

Cùng với mối quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp, quan hệ kinh tế Việt Nam-Thụy Sỹ đã có những tiến triển đáng kể trong những năm qua với việc Thụy Sỹ hiện là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ 6 của Việt Nam, quan hệ thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, viện trợ nhân đạo và giao lưu nhân dân giữa hai nước ngày càng được mở rộng. Hơn 100 doanh nghiệp Thụy Sỹ đang hoạt động ở Việt Nam.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và các đại biểu tại Tọa đàm cho rằng, với bề dày quan hệ hợp tác song phương và thế mạnh của mỗi nước, hai nước vẫn còn những tiềm năng lớn để thúc đẩy cơ hội kinh doanh, đầu tư, thương mại của các doanh nghiệp, nhà đầu tư Thụy Sỹ tại Việt Nam đặc biệt khi Việt Nam đang chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế dựa trên công nghệ cao và tăng trưởng xanh, bền vững.

Chủ tịch kiêm Người sáng lập Nhịp cầu kinh doanh Thụy Sỹ - Việt Nam, chị Nguyễn Thị Thục, chia sẻ về cơ hội và tiềm năng kinh doanh ở Việt Nam đối với doanh nghiệp Thụy Sỹ.
Chủ tịch kiêm Người sáng lập Nhịp cầu kinh doanh Thụy Sỹ-Việt Nam Nguyễn Thị Thục chia sẻ về cơ hội và tiềm năng kinh doanh ở Việt Nam đối với doanh nghiệp Thụy Sỹ.

Bà Nguyễn Thị Thục, Chủ tịch kiêm Người sáng lập Nhịp cầu kinh doanh Thụy Sỹ-Việt Nam chia sẻ về lợi thế so sánh bổ sung giữa Thụy Sỹ và Việt Nam với việc Thụy Sỹ là một quốc gia định hướng đầu tư ra nước ngoài, có nguồn vốn dồi dào, trình độ khoa học và công nghệ cao, uy tín quốc tế tốt.

Do đó, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Thụy Sỹ sẽ có nhiều cơ hội thúc đẩy đầu tư với Việt Nam, đặc biệt là trong 5 lĩnh vực: chế tạo, sản xuất hàng hóa và hàng tiêu dùng; cơ sở hạ tầng; giáo dục, du lịch và khách sạn; công nghệ thông tin và phần mềm, khởi nghiệp; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.

Ông Felix Urech, CEO công ty Enriching (chuyên tư vấn về quản lý doanh nghiệp cấp cao) phát biểu tại Tọa đàm.
Ông Felix Urech, CEO công ty Enriching (chuyên tư vấn về quản lý doanh nghiệp cấp cao) phát biểu tại Tọa đàm.

Ông Felix Urech, CEO công ty Enriching (chuyên tư vấn về quản lý doanh nghiệp cấp cao), từng nhiều lần đến Việt Nam, đã chia sẻ kinh nghiệm và cảm nhận thực tế về những thay đổi lớn lao và thành tựu phát triển ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam có những tiềm năng lớn thực sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp Thụy Sỹ.

Ông Felix Urech cho rằng, bên cạnh chiến lược tốt và nỗ lực của doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương ở Việt Nam là rất quan trọng để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, đầu tư.

Luật sư Pierre Schifferli trao đổi ý kiến tại Tọa đàm.
Luật sư Pierre Schifferli trao đổi ý kiến tại Tọa đàm.

Tham gia thảo luận tại Tọa đàm, Luật sư Pierre Schifferli, có phu nhân là doanh nhân từng đầu tư mở cửa hàng xa xỉ phẩm đầu tiên tại Hà Nội trước khi đầu tư vào lĩnh vực khách sạn du lịch ở Phan Thiết, đã cung cấp thêm những thông tin đúc rút qua những chuyến đi và kinh nghiệm thực tế ở Việt Nam.

Ông Schifferli cho biết ông đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1971, trở lại vào năm 1989 và kể từ đó năm nào ông cũng đến Việt Nam.

Về khía cạnh pháp lý, luật sư Thụy Sỹ cho rằng hệ thống pháp luật Việt Nam đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện, khá đầy đủ trên hầu hết các lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội. Luật Đầu tư mới với nhiều ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài về mặt pháp luật.

Về khía cạnh hội nhập quốc tế, Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu, đã ký kết hàng loạt các Hiệp định về các lĩnh vực kinh tế, trong đó có nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước như FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA).

Việt Nam và Khối Thương mại tự do châu Âu (EFTA) bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein cũng đang đẩy nhanh tiến trình đàm phán để sớm hoàn tất việc ký kết FTA. Luật sư Schifferli còn nhấn mạnh đến lợi thế về vị trí chiến lược của Việt Nam bên cạnh những yếu tố thu hút đầu tư như tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, chính sách mở khuyến khích cạnh tranh...

Cùng chia sẻ ý kiến với Chủ tịch SVBG, luật sư Schifferli và đại diện một số doanh nghiệp Thụy Sỹ cho rằng Việt Nam và Thụy Sỹ có những lợi thế bổ sung, mối quan hệ ngoại giao tuyệt vời và sự thân thiện giữa người dân hai nước.

Cơ hội và tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thụy Sỹ thời gian tới còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng. Ngành ngân hàng đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Do lĩnh vực này vẫn còn dễ bị ảnh hưởng bởi các bất ổn bên ngoài, việc củng cố lĩnh vực ngân hàng để thu hẹp khoảng cách với các tiêu chuẩn quốc tế là quan trọng chiến lược.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam mới đây đã ký thỏa thuận song phương về chương trình Đào tạo Giám đốc điều hành Ngân hàng Thụy Sỹ mới (Swiss BET) nhằm giúp nâng cao năng lực cho các giám đốc điều hành ngân hàng Việt Nam.

Chương trình sẽ thực hiện từ năm 2022 đến năm 2027, cung cấp hỗ trợ với khoản tài trợ 5 triệu CHF (5,4 triệu USD). Viện Tài chính Thụy Sỹ, cơ quan thực hiện dự án, sẽ đào tạo hơn 240 giám đốc điều hành ngân hàng Việt Nam và hàng trăm giám đốc ngân hàng trung ương về các phương pháp quản lý ngân hàng hiện đại nhất.

Đại biểu tham gia chia sẻ ý kiến tại Tọa đàm
Đại biểu tham gia chia sẻ ý kiến tại Tọa đàm.

Tham gia thảo luận mở tại Tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp Thụy Sỹ cũng chia sẻ ý kiến của các diễn giả về những ưu điểm của môi trường kinh doanh Việt Nam như tăng trưởng kinh tế ấn tượng, dân số đông và trẻ, địa lý trải dài hơn 2.000km với đa dạng vùng miền, văn hóa, thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh đẹp thu hút khách du lịch, chính sách mở và ưu đãi của chính quyền trong thu hút đầu tư và tích cực hội nhập quốc tế, mạng lưới FTA bảo đảm thị trường Việt Nam mở cửa và hấp dẫn, nằm ở trung tâm của châu Á-Thái Bình Dương năng động.

Các đại biểu cũng cho rằng đây là những lý do chính khiến ngày càng nhiều nhà đầu tư quốc tế, bao gồm ở châu Âu và Thụy Sỹ, lựa chọn Việt Nam như địa bàn đầu tư tiềm năng, đặc biệt trong các lĩnh vực chế tạo, nông nghiệp xanh, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội. Giao lưu nhân dân qua hình thức du lịch và giáo dục đào tạo, trao đổi văn hóa cũng sẽ có cơ hội nối lại khi hai nước dần mở cửa kinh tế, góp phần vào quá trình phục hồi và phát triển bền vững.

Trong không khí sôi nổi và cởi mở, các đại biểu tham dự Tọa đàm đã chia sẻ kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, mong muốn Việt Nam tiếp tục cải thiện trong các lĩnh vực như giao thông, cơ sở hạ tầng ... cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp Thụy Sỹ.

Thụy Sỹ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cho các giám đốc ngân hàng

Thụy Sỹ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cho các giám đốc ngân hàng

Ngày 2/7, Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Ivo Sieber và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã ...

Người Việt và doanh nghiệp tại Thụy Sỹ đóng góp cho Quỹ vaccine Covid-19

Người Việt và doanh nghiệp tại Thụy Sỹ đóng góp cho Quỹ vaccine Covid-19

Nhiều người Việt cùng một số doanh nghiệp tại Thụy Sỹ đã quyên góp được tổng cộng 850 triệu đồng ủng hộ cho Quỹ phòng, ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)

Đọc thêm

Xung đột Israel - Hamas: Xe cứu trợ đi vào dải Gaza, Ai Cập lên tiếng về lệnh ngừng bắn

Xung đột Israel - Hamas: Xe cứu trợ đi vào dải Gaza, Ai Cập lên tiếng về lệnh ngừng bắn

Xung đột Israel - Hamas có nhiều diễn biến mới khi lệnh ngừng bắn tạm thời giữa hai bên không còn hiệu lực.
Tuyết rơi kỷ lục tại Đức, hàng trăm chuyến bay bị hủy

Tuyết rơi kỷ lục tại Đức, hàng trăm chuyến bay bị hủy

Ngày 2/12, các hoạt động vận tải ở thành phố Munich, bang Bavaria, Đông Nam nước Đức, đã chịu ảnh hưởng nặng do tuyết rơi kỷ lục.
Thương vong tiếp tục tăng sau vụ nổ ở Philippines

Thương vong tiếp tục tăng sau vụ nổ ở Philippines

Con số thương vong sau vụ nổ sáng 3/12 ở Đại học bang Mindanao, thành phố Marawi, miền Nam Philippines tiếp tục tăng.
Thủ tướng tiếp lãnh đạo các tập đoàn năng lượng hàng đầu của Đan Mạch và Anh

Thủ tướng tiếp lãnh đạo các tập đoàn năng lượng hàng đầu của Đan Mạch và Anh

Thủ tướng tiếp ông Robert Helms, Thành viên HĐQT Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners và ông Ian Hatton, Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy.
Kiev ngăn cựu Tổng thống thăm Hungary, viện trợ quân sự cho Ukraine lại gặp khó?

Kiev ngăn cựu Tổng thống thăm Hungary, viện trợ quân sự cho Ukraine lại gặp khó?

Quan hệ giữa Ukraine và Hungary đang trở nên phức tạp do lập trường cứng rắn từ cả hai phía.
Làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ truyền thống đoàn kết và hợp tác toàn diện Việt Nam-Cuba

Làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ truyền thống đoàn kết và hợp tác toàn diện Việt Nam-Cuba

Ngày 2/12, nhân dịp tham dự Hội nghị COP28, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel.
Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar xây dựng các phương án bảo hộ công dân

Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar xây dựng các phương án bảo hộ công dân

Tình hình an ninh tại một số bang miền Bắc Myanmar có diễn biến phức tạp. Đây cũng là khu vực có đông công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc.
Bộ Ngoại giao tích cực bảo hộ công dân được giải cứu ở Myanmar

Bộ Ngoại giao tích cực bảo hộ công dân được giải cứu ở Myanmar

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đưa ra một số khuyến cáo tới công dân Việt Nam tại Myanmar, đặc biệt là ở các khu vực đang có giao tranh.
Họp Ban chỉ đạo liên ngành về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Israel

Họp Ban chỉ đạo liên ngành về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Israel

Cuộc họp liên ngành để triển khai chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Israel.
61 công dân Việt Nam được giải cứu khỏi sòng bạc lừa đảo ở Myanmar

61 công dân Việt Nam được giải cứu khỏi sòng bạc lừa đảo ở Myanmar

Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán tại Myanmar và đơn vị liên quan phối hợp với cơ quan chức năng và Myanmar để có biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Chưa có người Việt thương vong do xung đột Israel - Hamas

Chưa có người Việt thương vong do xung đột Israel - Hamas

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng kêu gọi công dân tại Israel cần theo dõi sát thông tin từ Bộ Ngoại giao và sở tại, chuẩn bị cho phương án sơ tán khi cần thiết.
Họp Ban chỉ đạo công tác bảo hộ công dân trước tình hình xung đột leo thang căng thẳng ở Trung Đông

Họp Ban chỉ đạo công tác bảo hộ công dân trước tình hình xung đột leo thang căng thẳng ở Trung Đông

Sáng ngày 23/10, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, Trưởng ban Ban chỉ đạo công tác bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao đã chủ trì cuộc họp khẩn Ban chỉ đạo.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Gồm hơn 7.100 hòn đảo lớn nhỏ muôn màu sắc, Philippines có nề văn hóa vô cùng đặc sắc. Cùng tìm hiểu những nét đặc trưng trong văn hóa tại đây.
Vị ngọt trong câu chuyện của 'Đại sứ Xoài'

Vị ngọt trong câu chuyện của 'Đại sứ Xoài'

Với nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường, những năm tháng đảm nhiệm cương vị Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản là hành trình khó quên nhất trong suốt sự nghiệp ngoại ...
Cao Bằng phát triển bóng đá cộng đồng dưới sự hỗ trợ của Na Uy: Quả bóng tròn đưa giấc mơ của trẻ em Việt vươn xa

Cao Bằng phát triển bóng đá cộng đồng dưới sự hỗ trợ của Na Uy: Quả bóng tròn đưa giấc mơ của trẻ em Việt vươn xa

Cao Bằng là một trong 4 tỉnh phía Bắc của Việt Nam tham gia thực hiện dự án 'Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam' của Liên đoàn Bóng đá Na Uy.
Nhật Bản: Nơi sự sống hồi sinh

Nhật Bản: Nơi sự sống hồi sinh

Nhân dịp một người bạn từ Nhật Bản gửi mấy bức ảnh chụp từ tháng 6/2011, 3 tháng sau thảm họa kép động đất và sóng thần tại Nhật Bản, tôi muốn chia sẻ về ...
Việt Nam-Trung Quốc: Câu chuyện hai đất nước núi sông liền một dải

Việt Nam-Trung Quốc: Câu chuyện hai đất nước núi sông liền một dải

Việc không ngừng phát triển quan hệ Việt-Trung là phù hợp với nhu cầu và lợi ích, là hòa bình, hợp tác và phát triển lâu bền của nhân dân hai nước...
Một vài kỷ niệm gửi những 'người bạn' Nhật Bản yêu quý của tôi!

Một vài kỷ niệm gửi những 'người bạn' Nhật Bản yêu quý của tôi!

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn đẹp nhất, rực rỡ nhất với nhiều mốc son đáng nhớ.
Ký ức về Nhật Bản - đất nước ân tình trong - cuộc đời ngoại giao

Ký ức về Nhật Bản - đất nước ân tình trong - cuộc đời ngoại giao

Chắc chắn, mỗi chúng ta đều mang trong lòng mối ân tình sâu sắc về những người bạn Nhật Bản thủy chung, chân tình mà chúng ta từng gặp.
Phiên bản di động