Xung đột Nga-Ukraine: Tác động gián tiếp nguy hiểm đến nền kinh tế và doanh nghiệp Việt?

Minh Anh
Khi nền kinh tế, cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực đứng lên sau đại dịch Covid-19, ít nhất xung đột Nga-Ukraine đã làm tổn thương đến các triển vọng phục hồi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine tác động sâu rộng thế nào đến các doanh nghiệp Việt?
Xung đột Nga-Ukraine làm gián đoạn các tuyến đường vận chuyển quan trọng và góp phần làm tổn thương thêm các chuỗi cung ứng sau ảnh hưởng của dịch Covid-19. (Nguồn: Geopoliticalmonitor)

Mặc dù còn quá sớm để đánh giá các tác động lâu dài, nhưng trong ngắn hạn, xung đột sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ, từ chuỗi cung ứng, giá nguyên nhiên liệu, đường vận chuyển, lưu thông hàng hóa đến thương mại.

Tuy nhiên, thêm một bài học về xử lý khủng hoảng, các doanh nghiệp Việt nên tìm cách đa dạng hóa kênh thương mại, tận dụng các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã là thành viên, cũng không nên bỏ qua cơ hội tại các thị trường mới.

Tác động gián tiếp nguy hiểm hơn trực tiếp

Khi xung đột Nga-Ukraine đã bước sang tháng thứ hai, vẫn còn khá sớm để xác định các tác động dài hạn, nhưng việc xem xét các tác động ngắn hạn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ tiếp tục phải vận động như thế nào.

Ngày 24/2, khi tiếng súng đầu tiên vang lên, cũng là lúc những chấn động kèm hiệu ứng Domino được kích hoạt trên thị trường toàn cầu. Những phản ứng chưa từng có dưới hình thức trừng phạt, trả đũa và nhiều biện pháp hạn chế khác liên tiếp được các quốc gia trên thế giới sử dụng.

Phương Tây và các đồng minh đang gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng, họ muốn tách Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu và cô lập Tổng thống Nga Putin về mặt chính trị.

Trong khi một số nhà phân tích cho rằng, tác động trực tiếp đối với Việt Nam từ xung đột Nga-Ukraine có thể sẽ hạn chế, nhưng tác động gián tiếp lại có khả năng gây ra những hậu quả đáng kể đối với thương mại và doanh nghiệp ở Việt Nam.

Trong đó, từ tác động gây gián đoạn thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu, cho đến những căng thẳng về mặt địa chính trị, là những hệ quả mà các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể cảm nhận được.

Dù duy trì lập trường trung lập, kêu gọi một giải pháp hòa bình và ngoại giao cho cuộc xung đột nhưng kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài những tác động xấu do các lệnh trừng phạt đối với Nga và những hậu quả gián tiếp đi kèm.

Thách thức dòng chảy thương mại

Các doanh nghiệp có quan hệ thương mại trực tiếp với Nga, Ukraine và Belarus sẽ lập tức cảm nhận được "sức nóng" từ cuộc xung đột. Hiện Ukraine về cơ bản đóng cửa đối với thương mại và kinh doanh và chỉ có hàng hóa, vật tư thiết yếu mới vào được quốc gia này qua biên giới Ba Lan.

Tin liên quan
Xung đột Nga-Ukraine: Nền kinh tế Nga đứng trước sự sụp đổ? Xung đột Nga-Ukraine: Nền kinh tế Nga đứng trước sự sụp đổ?

Các doanh nghiệp đóng trụ sở tại Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức liên quan đến dòng chảy thương mại với Nga và Ukraine.

Nhiều doanh nghiệp thật sự lo ngại về chi phí vận tải tăng cao, với các thủ tục thanh toàn phức tạp hơn, khi các ngân hàng Nga bị cắt khỏi hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT).

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt mới chỉ vừa "vá" được phần nào những lỗ thủng trong chuỗi cung ứng, do tác động của đại dịch Covd-19.

Việt Nam là nước sản xuất điện thoại thông minh lớn. Trong khi Mỹ chưa áp dụng các hạn chế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga (ngoại trừ hàng công nghệ cao sử dụng máy móc và công nghệ của Mỹ), thì việc gián đoạn nguồn nguyên liệu để sản xuất điện thoại thông minh có thể ảnh hưởng đến công nghiệp sản xuất điện thoại của Việt Nam, nếu không có kế hoạch thay thế trong tương lai.

Đặc biệt, các ngành công nghiệp chế biến gỗ phụ thuộc vào gỗ nhập khẩu từ Nga và Ukraine, ngày càng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu đầu vào.

Nền kinh tế cũng đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát có khả năng sẽ trầm trọng hơn do giá dầu và khí đốt tăng vọt.

Theo Dragon Capital, Việt Nam chỉ nhập khẩu khoảng 1,5 tỷ USD phân bón, sắt thép, than và nông sản từ Nga và Ukraine trong những năm gần đây. Trong khi xuất khẩu của Việt Nam đạt tổng trị giá gần 2,4 tỷ USD cho điện thoại di động, hàng may mặc và thiết bị điện tử. Trong đó, tùy lĩnh vực cụ thể có khả năng một ngành hàng nào đó sẽ bị gián đoạn đáng kể.

Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Nga năm 2021 đạt 5,5 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2020. Trong khi đó, kim ngạch thương mại Việt Nam-Ukraine ước đạt 720 triệu USD, tăng 50% so với năm 2020.

Tuy nhiên, thương mại của Nga và Ukraine chỉ chiếm chưa đến 4% tổng thương mại tính theo năm của Việt Nam.

Mất nhóm khách hàng quan trọng

Việt Nam nổi tiếng là điểm đến ưa thích của khách du lịch Nga. Hay nói cách khác, Nga là một trong những thị trường du lịch lớn của Việt Nam. Đặc biệt, Nha Trang, Phan Thiết và Phú Quốc được biết đến là nơi hút khách du lịch Nga, thậm chí có riêng hệ thống nhà hàng và cơ sở kinh doanh phục vụ cho nhóm du khách này.

Tuy nhiên, đến nay, một số hãng lữ hành lớn của Việt Nam đã phải tạm ngừng cung cấp dịch vụ cho thị trường này. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng đã tạm ngừng các chuyến bay đi và đến giữa Hà Nội - Moscow từ ngày 25/3 - thêm một đòn giáng mạnh vào du lịch Nga.

Du khách Nga là một trong những nhóm khách hàng có khả năng tài chính tốt. Theo số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam vào năm 2019, khách du lịch Nga thường chi tiêu trung bình khoảng 1.600 USD cho mỗi lần lưu trú, nhiều hơn so với mức trung bình 900 USD của nhóm khách nước ngoài khác.

Khủng hoảng vận chuyển và tổn thương chuỗi cung ứng

Ngoài các khoản đầu tư của hai bên đều bị ảnh hưởng ít nhiều, xung đột Nga-Ukraine đã làm gián đoạn các tuyến đường sắt quan trọng đến châu Âu qua Trung Quốc.

Một số doanh nghiệp đã buộc phải đình chỉ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt đến châu Âu qua Trung Quốc và Nga, do lo ngại về sự gián đoạn ở biên giới. Trên thực tế, chuyến tàu hàng đầu tiên nối Đà Nẵng với châu Âu dự kiến ​​vào tháng 3 đã phải tạm dừng. Chuyến tàu dự kiến ​​chở hàng hóa sẽ đi qua Trung Quốc trước khi kết nối với tuyến đường sắt Á-Âu.

Vận tải biển sẽ là một giải pháp thay thế cho các doanh nghiệp đang tìm cách định tuyến lại các chuyến hàng ra khỏi Nga và Belarus, nhưng các tuyến đường này đang phải đối mặt với sự chậm trễ đáng kể bởi một trong số lý do sau.

Trên thực tế, xung đột Nga-Ukraine càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng vận chuyển và chuỗi cung ứng trên toàn cầu - thế giới vẫn còn đang phải vật lộn để thoát ra kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Bế tắc như giáng thêm một đòn chí mạng vào các doanh nghiệp ngành vận chuyển và doanh thu phụ thuộc lớn vào hậu cần tuyến đường dài.

Những nút thắt về hậu cần và sự mất cân bằng trong cung - cầu đã làm chậm đáng kể thời gian vận chuyển trung bình, dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng hệ thống container vận chuyển hàng hóa đi khắp thế giới. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty để thuê hoặc mua container đã đẩy chi phí đóng container hàng hóa và dịch vụ vận chuyển lên mức cao ngất ngưởng.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra (24/2), quân đội Ukraine đã đình chỉ vận chuyển thương mại tại cảng lớn nhất của Ukraine - cảng Odesa.

Maersk, công ty vận tải container lớn thứ hai thế giới, đã bắt đầu chuyển hướng hàng hóa đến cảng Said của Ai Cập và cảng Karfez ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một số gã khổng lồ vận tải biển cũng đã thông báo ngừng vận chuyển hàng không thiết yếu đến Nga để tuân thủ các lệnh trừng phạt. Căng thẳng càng bị đẩy lên cao, không chỉ giá cước vận chuyển tăng vọt, mà thời gian vận chuyển kéo dài, chậm trễ ảnh hưởng rất lớn dòng chảy giao thương hàng hóa.

Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu làm nổi lên nhiều vấn đề cấp bách, như đòi hỏi các doanh nghiệp phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhằm giảm thiểu các trường hợp bất khả kháng và rủi ro địa chính trị.

Xung đột Nga-Ukraine chỉ là trường hợp mới nhất và điển hình về vấn đề này; sự gián đoạn do tác động từ đại dịch Covid-19 và những biến động thất thường trên thị trường toàn cầu do leo thang thuế quan trong quan hệ Mỹ-Trung là những ví dụ khác đã xảy ra trong thời gian qua.

Thực tế càng cho thấy rõ ràng, việc linh hoạt trong chiến lược tìm nguồn cung ứng và xác định rõ các nhà cung cấp hay nguồn thay thế, có thể giúp doanh nghiệp "chống sốc" và phòng đệm trước những sự việc không chắc chắn trong tương lai.

Tỉnh táo trong thanh toán

Mỹ, EU và Vương quốc Anh, cũng như các quốc gia khác, đã cấm các cá nhân và công dân tương tác với Ngân hàng Trung ương Nga, Bộ Tài chính Nga và Quỹ Tài chính quốc gia.

Tuy nhiên, việc thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Nga bằng cách sử dụng các ngân hàng bị trừng phạt vẫn có thể thực hiện và nhận thanh toán, tuy nhiên, có thể có sự chậm trễ trong nghiệp vụ chuyển tiền.

Theo giới chuyên môn, nên mở tài khoản với các ngân hàng không bị trừng phạt, lý tưởng là các công ty con của ngân hàng quốc tế ở Nga, sử dụng dịch vụ đại lý tài chính để xử lý thanh toán quốc tế.

Các nhà nhập khẩu Nga đã đề xuất tạm dừng thanh toán trong thời gian ngắn hạn cho đến khi tình hình ổn định. Gần đây hơn, VISA và Mastercard đã tạm ngừng hoạt động tại Nga. Điều này có nghĩa là bất kỳ thẻ Mastercard nào được phát hành tại Nga đều không thể được sử dụng cho các giao dịch bên ngoài đất nước, trong khi bất kỳ thẻ VISA nào được phát hành tại Nga cũng không thể sử dụng được cho các giao dịch trong nước.

Giá vàng hôm nay 30/3: Giá vàng cắm đầu đi xuống, áp lực bán dồn dập, chuyên gia nói gì về cơ hội đầu tư?

Giá vàng hôm nay 30/3: Giá vàng cắm đầu đi xuống, áp lực bán dồn dập, chuyên gia nói gì về cơ hội đầu tư?

Giá vàng hôm nay 30/3, thế giới lại trải qua những ngày "lên bổng, xuống trầm" chóng vánh, giảm sâu rồi tăng mạnh, rồi lại ...

Fitch Ratings: Xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB, triển vọng từ 'Tích cực', tăng trưởng phục hồi lên 6,1%

Fitch Ratings: Xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB, triển vọng từ 'Tích cực', tăng trưởng phục hồi lên 6,1%

Theo dự báo của Fitch, tăng trưởng của Việt Nam sẽ phục hồi lên mức 6,1% vào năm 2022 và 6,3% vào năm 2023, dẫn ...

(theo Vietnam Briefing)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 19/9/2024: Thị trường neo ở giá cao, người trồng phấn khởi mở rộng đầu tư, diện tích

Giá tiêu hôm nay 19/9/2024: Thị trường neo ở giá cao, người trồng phấn khởi mở rộng đầu tư, diện tích

Giá tiêu hôm nay 19/9/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 155.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 19/9/2024: Giá vàng 'nổi sóng' vì Fed, có một rủi ro, thị trường 'ngắm' mốc 2.800 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 19/9/2024: Giá vàng 'nổi sóng' vì Fed, có một rủi ro, thị trường 'ngắm' mốc 2.800 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 19/9/2024 trên thị trường thế giới biến động mạnh sau quyết định lãi suất từ Fed.
Dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới/bão: Di chuyển hướng Tây, tiến gần về phía Đà Nẵng, ảnh hưởng khu vực đất liền Hà Tĩnh-Quảng Nam

Dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới/bão: Di chuyển hướng Tây, tiến gần về phía Đà Nẵng, ảnh hưởng khu vực đất liền Hà Tĩnh-Quảng Nam

19h ngày 18/9, tâm áp thấp nhiệt đới vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt làm việc với đoàn Đại sứ các nước châu Phi, đẩy mạnh hợp tác kinh tế

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt làm việc với đoàn Đại sứ các nước châu Phi, đẩy mạnh hợp tác kinh tế

Sáng 18/9 tại Nhà khách Chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã gặp và làm việc với đoàn Đại sứ không thường trú các nước châu Phi...
Tái xuất tuyệt vời hơn mơ, Messi đi vào lịch sử giải Nhà nghề Mỹ

Tái xuất tuyệt vời hơn mơ, Messi đi vào lịch sử giải Nhà nghề Mỹ

Ngày 15/9, Lionel Messi có màn trở lại tuyệt vời hơn mơ ở trận Inter Miami thắng Philadelphia Union tại giải Nhà nghề Mỹ.
Lũ lụt ở châu Âu: Nhiều khu vực mênh mông biển nước sau đợt mưa lũ lịch sử

Lũ lụt ở châu Âu: Nhiều khu vực mênh mông biển nước sau đợt mưa lũ lịch sử

Có người đã ví đợt lũ lụt mới đây tại châu Âu như ‘ngày tận thế’, nhiều nới nước ngập hết mái nhà, ô tô trôi theo dòng nước…
Giá vàng hôm nay 19/9/2024: Giá vàng 'nổi sóng' vì Fed, có một rủi ro, thị trường 'ngắm' mốc 2.800 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 19/9/2024: Giá vàng 'nổi sóng' vì Fed, có một rủi ro, thị trường 'ngắm' mốc 2.800 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 19/9/2024 trên thị trường thế giới biến động mạnh sau quyết định lãi suất từ Fed.
Nhiều quốc gia 'nối gót' Mỹ, EU áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, 'hiệu ứng domino' manh nha xuất hiện, Bắc Kinh có kịp trở tay?

Nhiều quốc gia 'nối gót' Mỹ, EU áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, 'hiệu ứng domino' manh nha xuất hiện, Bắc Kinh có kịp trở tay?

Xuất khẩu của Trung Quốc đang đối mặt với rủi ro gia tăng khi áp lực tăng thuế nhập khẩu lan rộng từ các nước tiên tiến sang các nước kém phát triển hơn.
Ngành công nghiệp ô tô châu Âu 'rơi tự do', Volkswagen chỉ là 'nạn nhân đầu tiên', 'gã khổng lồ' Trung Quốc trỗi dậy

Ngành công nghiệp ô tô châu Âu 'rơi tự do', Volkswagen chỉ là 'nạn nhân đầu tiên', 'gã khổng lồ' Trung Quốc trỗi dậy

Ngành công nghiệp ô tô của châu Âu đã rơi vào thời kỳ khó khăn khi số lượng xe bán ra ít hơn dự kiến...
Indonesia nên khai thác thị trường công nghiệp Halal rộng lớn

Indonesia nên khai thác thị trường công nghiệp Halal rộng lớn

Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh nhu cầu của Indonesia trong việc tận dụng tiềm năng của một thị trường công nghiệp Halal toàn cầu.
Tránh trừng phạt, Trung Quốc và Nga chọn hướng đi mới, không cần sử dụng Ruble hay Nhân dân tệ

Tránh trừng phạt, Trung Quốc và Nga chọn hướng đi mới, không cần sử dụng Ruble hay Nhân dân tệ

Ngày 17/9, báo Vedomosti cho biết, Nga và Trung Quốc sẽ chuyển sang thanh toán bằng tiền điện tử để lách lệnh trừng phạt.
EU sắp bỏ phiếu liên quan đến xe điện Trung Quốc, Đức lên tiếng, muốn tránh một cuộc chiến thương mại

EU sắp bỏ phiếu liên quan đến xe điện Trung Quốc, Đức lên tiếng, muốn tránh một cuộc chiến thương mại

Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck cho rằng, EU và Trung Quốc phải tránh một cuộc chiến thương mại gây tổn hại liên quan đến xe điện bằng mọi giá.
Bất động sản mới nhất: Vùng ven lập mặt bằng giá mới, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2, bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai

Bất động sản mới nhất: Vùng ven lập mặt bằng giá mới, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2, bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai

Đề xuất đánh thuế căn nhà thứ 2, giá biệt thự ven Hà Nội sẽ tăng, nhiều người bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tư duy ‘tấc đất tấc vàng’, thổ cư Hà Nội lọt điểm ngắm người mua

Bất động sản mới nhất: Thị trường liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tư duy ‘tấc đất tấc vàng’, thổ cư Hà Nội lọt điểm ngắm người mua

Giá địa ốc liên tục tăng cao, thiết lập mặt bằng mới, đất thổ cư Hà Nội đắt khách… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Tăng kiểm soát tình hình biến động giá, sẽ đấu giá các lô ‘đất vàng’ Thủ Thiêm theo quy trình 12 bước

Bất động sản mới nhất: Tăng kiểm soát tình hình biến động giá, sẽ đấu giá các lô ‘đất vàng’ Thủ Thiêm theo quy trình 12 bước

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá địa ốc, quy định mới về đánh số căn hộ chung cư… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Việt Nam có lợi thế thu hút đầu tư vào địa ốc công nghiệp, bảng giá đất sẽ được ban hành hằng năm

Bất động sản mới nhất: Việt Nam có lợi thế thu hút đầu tư vào địa ốc công nghiệp, bảng giá đất sẽ được ban hành hằng năm

Thị trường địa ốc công nghiệp tại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, bảng giá đất sẽ được ban hành hằng năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Cảnh báo việc lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, 4 trường hợp đất lấn chiếm được xem xét cấp sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Cảnh báo việc lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, 4 trường hợp đất lấn chiếm được xem xét cấp sổ đỏ

Bình Dương đấu giá hàng chục lô 'đất vàng', 4 trường hợp đất lấn chiếm, vi phạm được xem xét cấp sổ đỏ… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hà Nội: Lấy ý kiến về điều kiện tách thửa, hợp thửa từng loại đất

Hà Nội: Lấy ý kiến về điều kiện tách thửa, hợp thửa từng loại đất

Baoquocte.vn. Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND thành phố Hà Nội Dự thảo quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/9: USD nổi trội

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/9: USD nổi trội

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/9 ghi nhận USD tăng so với hầu hết các loại tiền tệ chính, sau khi dữ liệu bán lẻ của Mỹ tốt hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/9: USD lao dốc, Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/9: USD lao dốc, Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/9 ghi nhận USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm so với đồng Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/9: USD ổn định trước khi đón tin quan trọng từ Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/9: USD ổn định trước khi đón tin quan trọng từ Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/9 ghi nhận đồng USD đã ổn định và dao động trong ba tuần qua.
Loạt ngân hàng công bố lãi suất cho vay, 'xắn tay' khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Loạt ngân hàng công bố lãi suất cho vay, 'xắn tay' khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Mới đây, nhiều ngân hàng thương mại công bố giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/9: ECB 'thẳng tay' với lãi suất, EUR tăng nhanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/9: ECB 'thẳng tay' với lãi suất, EUR tăng nhanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/9 ghi nhận USD giảm, đồng EUR tăng sau khi ECB hạ lãi suất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/9: Đồng USD chịu áp lực khi 'nghe tin' về bà Kamala Harris

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/9: Đồng USD chịu áp lực khi 'nghe tin' về bà Kamala Harris

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/9 ghi nhận USD biến động trái chiều.
Phiên bản di động