10 dấu ấn đối ngoại nổi bật năm 2022

Báo Thế giới & Việt Nam bình chọn 10 dấu ấn đối ngoại nổi bật của Việt Nam năm 2022.
Theo dõi TGVN trên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội Danh dự. (Nguồn: TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự. (Nguồn: TTXVN)

1. Các hoạt động đối ngoại cấp cao trực tiếp diễn ra sôi động trong bối cảnh thế giới chuyển sang trạng thái thích ứng sau đại dịch Covid-19.

Tiêu biểu là chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc và các chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới các nước láng giềng chung biên giới, đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống, góp phần thúc đẩy quan hệ, tin cậy chính trị, tình cảm hữu nghị.

Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm năm tròn, năm chẵn ngày thiết lập quan hệ ngoại giao do Báo Thế giới và Việt Nam xuất bản trong năm 2022.
Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm năm tròn, năm chẵn ngày thiết lập quan hệ ngoại giao do Báo Thế giới và Việt Nam xuất bản trong năm 2022. (Ảnh: Phạm Anh Tuấn)

2. Kỷ niệm năm tròn, năm chẵn ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng, đối tác quan trọng.

Năm 2022, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Lào, 55 năm với Campuchia là hai nước láng giềng; 50 năm với Ấn Độ, 30 năm với Hàn Quốc… là các đối tác chiến lược.

President Nguyen Xuan Phuc wraps up State visit to RoK
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

3. Nâng cấp quan hệ với đối tác chiến lược và mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng.

Việt Nam nâng cấp quan hệ với Hàn Quốc lên Đối tác chiến lược toàn diện, thiết lập quan hệ với Quần đảo Cooks.

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước. (Ảnh: Tuấn Anh)
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước. (Ảnh: Tuấn Anh)

4. Chỉ thị số 15-CT/TW về công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế được Ban Bí thư ban hành ngày 10/8/2022 là cơ sở để chủ động, kịp thời chuyển trọng tâm sang hỗ trợ thích ứng an toàn, phục hồi - tăng trưởng.

Mọi sự phát triển hay diễn giải luật biển đều phải lấy UNCLOS làm trung tâm và không được trái với các quy định của Công ước. (Nguồn: UN)
Mọi sự phát triển hay diễn giải luật biển đều phải lấy UNCLOS làm trung tâm và không được trái với các quy định của Công ước. (Nguồn: UN)

5. Bám sát tình hình, kiên quyết, kiên trì, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, linh hoạt xử lý các diễn biến phức tạp, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhất là an ninh chủ quyền biển đảo; thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN; bảo vệ các hoạt động kinh tế biển; hoàn tất việc đàm phán phân định Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) sau 12 năm đàm phán với Indonesia.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp ảnh chung với các trưởng đoàn và đại biểu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu tại Đại hội đồng AIPA-43. (Nguồn: TTXVN)

6. Đối ngoại đa phương tiếp tục đóng góp quan trọng nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc Việt Nam; tiếp tục được tín nhiệm bầu đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong các cơ chế của Liên hợp quốc như Phó Chủ tịch Đại hội đồng, Hội đồng Nhân quyền, Ủy ban Liên Chính phủ Công ước năm 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO; tham gia vào công tác gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; đóng góp có trách nhiệm vào nỗ lực chung của ASEAN trong các vấn đề khu vực, tích cực thể hiện vai trò tại các diễn đàn APEC, tiểu vùng Mekong...

Tiếp nhận và đưa về nước công dân Việt Nam tại Campuchia.
Tiếp nhận và đưa về nước công dân Việt Nam tại Campuchia. (Nguồn: TTXVN)

7. Triển khai kịp thời, hiệu quả công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và công tác bảo hộ công dân.

Công tác bảo hộ công dân Việt Nam được triển khai nhanh chóng hiệu quả, điển hình là việc sơ tán an toàn công dân Việt Nam ở Ukraine, tiếp nhận và đưa về nước công dân Việt Nam tại Campuchia, có biện pháp bảo hộ phù hợp với công dân Việt Nam ở nhiều địa bàn.

10 dấu ấn đối ngoại nổi bật năm 2022
Ảnh minh họa. (Nguồn: chinhphu.vn)

8. Tiến trình hợp tác, hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế của Việt Nam tiếp tục được đẩy mạnh. Kinh tế đối ngoại Việt Nam phát triển ấn tượng. Việt Nam đạt kỷ lục xuất nhập khẩu vượt mốc 700 tỷ USD, so với gần 670 tỷ USD năm 2021; vốn FDI thực hiện gần 20 tỷ USD là mức tăng cao nhất trong năm năm qua; dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng đạt 8%, vượt chỉ tiêu 6-6,5%; GDP (PPP) đạt khoảng 1.278 tỷ USD, xếp thứ 3/10 trong khu vực ASEAN, thứ 10 châu Á và thứ 39 trên thế giới. Việt Nam tham gia khởi động trao đổi về Khuôn khổ đối tác kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF).

10 dấu ấn đối ngoại nổi bật năm 2022
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: VGP)

9. Tích cực triển khai ngoại giao xanh. Thực hiện chủ trương, chính sách về xây dựng nền kinh tế xanh, nhất quán và nỗ lực trong ứng phó với biến đổi khí hậu, tích cực tranh thủ hợp tác của các đối tác trong chuyển đổi xanh cùng các nước G7 và các đối tác quốc tế khác thông qua tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác chuyển dịch năng lượng bình đẳng (JETP).

10 dấu ấn đối ngoại nổi bật năm 2022
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm. Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP)

10. Ngoại giao văn hóa có nhiều kết quả nổi bật. Nhiều di sản Việt Nam được công nhận: nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp; Di sản tư liệu “Bia ma nhai Ngũ Hành Sơn” và “Hệ thống văn bản làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943)” được ghi vào Danh mục di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các chương trình Ngày Việt Nam tại Áo, Hàn Quốc và Ấn Độ gây ấn tượng với bạn bè quốc tế. Thêm vào đó, SEA Games 31 tổ chức thành công tại Việt Nam; Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam thi đấu vượt chỉ tiêu tại ASEAN Para Games 2022; Bóng đá nữ Việt Nam vào World Cup 2023...

Dấu ấn đẹp Lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh và Đêm Văn hóa Việt Nam tại Ấn Độ

Dấu ấn đẹp Lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh và Đêm Văn hóa Việt Nam tại Ấn Độ

Sự gắn kết về văn hóa giữa Việt Nam-Ấn Độ trong hàng nghìn năm qua và quan hệ tốt đẹp được lãnh đạo và nhân ...

Sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch nổi bật năm 2022

Sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch nổi bật năm 2022

Chiều 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu ...

TTXVN bình chọn 10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2022

TTXVN bình chọn 10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2022

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức thành công Đại hội XX, biến động liên ...

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2022

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2022

Bộ Công Thương vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Công Thương trong năm 2022, một năm đầy khó khăn cho những ...

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Nhìn lại một năm Hội nghị Đối ngoại toàn quốc - Đối ngoại tiên phong, đồng hành cùng đất nước

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Nhìn lại một năm Hội nghị Đối ngoại toàn quốc - Đối ngoại tiên phong, đồng hành cùng đất nước

Đã tròn một năm kể từ Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần đầu tiên (14/12/2021), nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang ...

(Ban Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam bình chọn)

Đọc thêm

Thiên Cấm Sơn: Bản giao hưởng non thiêng

Thiên Cấm Sơn: Bản giao hưởng non thiêng

Thiên Cấm Sơn là điểm đến lý tưởng, 'tọa độ vàng' cho những miền du lịch đang vẫy gọi du khách.
Indonesia chủ trì cuộc họp Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền lần thứ 37

Indonesia chủ trì cuộc họp Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền lần thứ 37

Cuộc họp chuẩn bị cho cuộc gặp thường niên giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền vào tháng 7 tới.
Giá tiêu hôm nay 30/5/2023, xuất khẩu sang nhiều thị trường chủ lực giảm, triển vọng tăng giá ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 30/5/2023, xuất khẩu sang nhiều thị trường chủ lực giảm, triển vọng tăng giá ảm đạm

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 71.500 – 74.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 30/5/2023: Giá vàng giảm, giao dịch thưa thớt, kim loại quý bị ‘hắt hủi’, vàng SJC nối đà lao dốc

Giá vàng hôm nay 30/5/2023: Giá vàng giảm, giao dịch thưa thớt, kim loại quý bị ‘hắt hủi’, vàng SJC nối đà lao dốc

Giá vàng hôm nay 30/5/2023, giá vàng giảm nhẹ, kim loại quý không được ưa chuộng. Tuy nhiên, chuyên gia vẫn lạc quan. Vàng SJC theo đà đi xuống.
Tử vi hôm nay 30/5, xem tử vi 12 con giáp ngày thứ Ba ngày 30/5/2023: Tuổi Mùi cần hạn chế mâu thuẫn

Tử vi hôm nay 30/5, xem tử vi 12 con giáp ngày thứ Ba ngày 30/5/2023: Tuổi Mùi cần hạn chế mâu thuẫn

Tử vi 30/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay thứ Ba ngày 30/5/2023 của - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi ...
Thành lập đoàn kiểm tra đánh giá hoạt động 7 trung tâm đăng kiểm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam

Thành lập đoàn kiểm tra đánh giá hoạt động 7 trung tâm đăng kiểm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam

Cục Đăng kiểm Việt Nam thành lập đoàn kiểm tra đánh giá điều kiện hoạt động và duy trì điều kiện hoạt động tại một số trung tâm đăng kiểm.
EU-Hàn Quốc: Nâng tầm đối tác chiến lược

EU-Hàn Quốc: Nâng tầm đối tác chiến lược

Hội nghị thượng đỉnh EU-Hàn Quốc vừa diễn ra ở Seoul cho thấy mối quan hệ mang tính chiến lược này đang được nâng lên một tầm mới.
Hội nghị thượng đỉnh G7, những góc nhìn và dấu ấn Việt Nam

Hội nghị thượng đỉnh G7, những góc nhìn và dấu ấn Việt Nam

Tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Việt Nam củng cố, mở rộng quan hệ với các đối tác, tranh thủ nguồn lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Syria trở về thế giới Arab: Những bước đi khó khăn phía trước

Syria trở về thế giới Arab: Những bước đi khó khăn phía trước

Bước đi đầu tiên hội nhập trở lại thế giới Arab của Syria chính thức diễn ra sau khi Tổng thống Bashar al-Assad tham dự phiên họp thượng đỉnh của AL.
Hội nghị cấp cao ASEAN 42: Khát vọng vượt sóng cả và dấu ấn Việt Nam

Hội nghị cấp cao ASEAN 42: Khát vọng vượt sóng cả và dấu ấn Việt Nam

Nếu biết tận dụng dòng chảy, hướng gió, 'con thuyền ASEAN' sẽ vững vàng lướt sóng, vươn ra đại dương…
Tổng tuyển cử Thái Lan: Cuộc đua tam mã

Tổng tuyển cử Thái Lan: Cuộc đua tam mã

Dù có tới hàng chục chính đảng tham gia nhưng cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5 ở Thái Lan có thể coi là cuộc đua tam mã.
Phép thử quan hệ Mỹ-Hàn

Phép thử quan hệ Mỹ-Hàn

Là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Tổng thống Hàn Quốc tới Mỹ sau 12 năm, nhưng chuyến công du của ông Yoon Suk Yeol lại gặp nhiều thách thức.
Sắp hoàn thiện 'siêu nhà máy' chế tạo tên lửa có khả năng sản xuất 50 chiếc/năm, điều Trung Quốc ấp ủ là gì?

Sắp hoàn thiện 'siêu nhà máy' chế tạo tên lửa có khả năng sản xuất 50 chiếc/năm, điều Trung Quốc ấp ủ là gì?

Trung Quốc đang xây dựng một nhà máy lắp ráp tên lửa với quy mô lớn chưa từng có và khả năng sản xuất tới 50 tên lửa Trường Chinh 8 trong một năm.
'Đèn xanh' đã bật, Ukraine sẽ sớm có vũ khí 'bảo bối' đợi chờ bấy lâu?

'Đèn xanh' đã bật, Ukraine sẽ sớm có vũ khí 'bảo bối' đợi chờ bấy lâu?

Đừng mong sớm thấy F-16 trên bầu trời Ukraine. Các đồng minh cần thêm thời gian.
Điều gì xảy ra khi máy bay F-16 của Mỹ gặp hệ thống phòng không Nga?

Điều gì xảy ra khi máy bay F-16 của Mỹ gặp hệ thống phòng không Nga?

Việc Mỹ cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine thử sức với hệ thống phòng không Nga đã mở ra một cuộc thảo luận sôi nổi mới trong thị trường vũ khí.
Thủ tướng Ấn Độ Modi tạo dấu ấn với nghệ thuật 'đẩy thuyền' khéo léo, đưa G7 xích gần G20 hơn

Thủ tướng Ấn Độ Modi tạo dấu ấn với nghệ thuật 'đẩy thuyền' khéo léo, đưa G7 xích gần G20 hơn

Việc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng (từ 19-21/5) theo lời mời của Nhật Bản đã nói lên nhiều điều.
Liên tiếp 'vượt mặt' Mỹ, Trung Quốc củng cố tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu về khoa học và công nghệ

Liên tiếp 'vượt mặt' Mỹ, Trung Quốc củng cố tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu về khoa học và công nghệ

Năm 2022 Trung Quốc lần đầu tiên vượt Mỹ, trở thành quốc gia đóng góp nhiều nhất những bài báo nghiên cứu trên tạp chí khoa học hàng đầu thế giới.
Vì đâu giới xuất bản Trung Quốc ‘ngại’ sách Mỹ?

Vì đâu giới xuất bản Trung Quốc ‘ngại’ sách Mỹ?

Các nhà xuất bản sách tại Trung Quốc đang thận trọng hơn trong lưu hành các tựa sách liên quan tới Mỹ, trong bối cảnh cạnh tranh song phương leo thang.
Phiên bản di động