Nhỏ Bình thường Lớn

Kỳ vọng GDP Việt Nam năm 2021 vượt 500 tỷ USD

Hiện có nhiều ý kiến đa chiều về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021, đặc biệt là câu hỏi lớn đang đặt ra: Liệu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đến cuối năm 2021 có cán mốc 500 tỷ USD?
Năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD.
Năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD.

Thực tế cho thấy có nhiều cơ sở cho việc đạt được mục tiêu kỳ vọng này, nổi bật là:

Kinh tế được hỗ trợ tăng trưởng

Nền kinh tế có độ mở cao, bối cảnh phục hồi chung của nền kinh tế thế giới sẽ hỗ trợ tăng trưởng của Việt Nam.

Năm 2021, kinh tế thế giới dần phục hồi nhờ nhiều nước đẩy mạnh việc tiêm vaccine phòng dịch Covid-19 và mở cửa trở lại. Nền kinh tế toàn cầu sau khi tăng trưởng âm 3,5% vào năm 2020 thì năm 2021 sẽ tăng trưởng từ 5,6% (theo Ngân hàng Thế giới - WB và Liên minh châu Âu-EU), hay 5,8% (theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD), hoặc 6% (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF).

Thậm chí, tháng 5/2021, Fitch Ratings còn dự báo GDP toàn cầu năm 2021 tăng 6,3%, cao hơn mức dự báo 6,1% đưa ra trong tháng 3/2021. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại toàn cầu dự báo sẽ tăng 8,3% trong năm nay và 6,3% vào năm 2022.

Là một nền kinh tế có độ mở cao hàng đầu thế giới, rõ ràng, khi nền kinh tế và thương mại thế giới nóng trở lại, nhất là các thị trường chính của các nước phát triển có tham gia các hiệp định thương mại (FTA) cùng Việt Nam (như CPTPP, EVFTA, RCEP…) chắc chắn sẽ tạo xung lực tích cực cả về dòng vốn đầu tư, cơ hội mở rộng thị trường và giá cả để kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và tăng mạnh hơn từ nay đến cuối năm 2021 và thời gian tiếp theo.

Minh chứng cho điều này là trong nửa đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2%; trong đó, xuất khẩu đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4%; nhập khẩu đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đều tăng khá so với cùng kỳ năm trước. WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,6% trong năm 2021 và là mức tăng trưởng cao nhất được dự báo cho các nước ASEAN.

Động lực tăng trưởng được duy trì

Trong nửa đầu năm 2021, kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định và phát triển theo đà tích cực đạt được từ năm 2020, dù làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng Tư vẫn diễn biến phức tạp và đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành để phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%; hơn nữa, GDP quý II/2021 tăng 6,61%, tức cao hơn mức tăng 4,48% của quý I/2021. Đặc biệt, cả nước có tổng số 93,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong quý II/2021, có 68,2% số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được điều tra nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh quý II/2021 so với quý I/2021 tốt lên và giữ ổn định; có 77,8% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng quý III/2021 sẽ tốt hơn hoặc ổn định so với quý II/2021.

Động lực thị trường trong nước đang có sự cải thiện khá rõ rệt, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 11,5%, luân chuyển hàng hóa tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước.

Các dòng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 đều tăng: Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 1.169,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng 3% của năm 2020. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước tính đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến hết tháng 5/2021, tổng huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán ước tính đạt 116,4 nghìn tỷ đồng, tăng 68% so với cùng kỳ năm trước. Tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế cả nước nhìn chung vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước.

Giá cả thị trưởng ổn định, lạm phát được kiểm soát, bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ năm 2016.

Tín hiệu tốt từ kiểm soát Covid-19

Nhiều động thái mới tích cực trong kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã, đang và sẽ được tiếp tục triển khai.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp về giảm đơn hàng/hợp đồng tiêu thụ, doanh thu; tăng chi phí sản xuất và lưu thông, cũng như khả năng vay, trả tiền vay ngân hàng, tiền để trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, tiền thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng, thiết bị…

Chính phủ ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ.

Mới đây, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết số 124/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; theo đó: Tập trung chủ động, đột phá kiểm soát, đẩy lùi dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, phương châm “5K + vaccine” và tăng cường ứng dụng công nghệ, phấn đấu hoàn thành tiêm chủng đạt miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất có thể; phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách năm 2021 đạt 95-100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 6% GDP cả năm 2021, tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm 2021 phải đạt trên 7% GDP. Đây là thách thức không nhỏ. Song, những điều kiện, giải pháp và nỗ lực trên, cùng sự năng động và kinh nghiệm thích ứng tốt của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, đã, đang và sẽ tạo xung lực tích cực mới để GDP Việt Nam cán mốc 500 tỷ USD theo cách tính mới của TCTK.

Theo đánh giá lại quy mô nền kinh tế của TCTK, năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD.

IMF nhận định, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 1,05 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt trên 10 nghìn USD.

Đại học Fulbright cho rằng, GDP Việt Nam được tính lại có thể cao hơn so với hiện tại khoảng 25-30%. Từ đó, GDP Việt Nam năm 2020 là 340 x 1,25 = 425 tỷ USD, hoặc là 340 x 1,30 = 442 tỷ USD, mức trung bình là 433 tỷ USD.

Theo tỷ số bình quân của thế giới về GDP sức mua/GDP danh nghĩa là 1,56 thì GDP Việt Nam năm 2020 là 340 x 1,56 = 530 tỷ USD.

Việt Nam 'bỏ túi' thêm 1 tỷ USD nhờ tăng mạnh đơn hàng xuất khẩu xơ sợi

Việt Nam 'bỏ túi' thêm 1 tỷ USD nhờ tăng mạnh đơn hàng xuất khẩu xơ sợi

Nếu cùng kỳ năm 2020, xuất khẩu xơ sợi tụt dốc thảm hại khiến xuất khẩu chỉ đạt 1,609 tỷ USD thì nửa đầu năm ...

Tháng 6/2021, Việt Nam tiếp tục nhập siêu 1 tỷ USD

Tháng 6/2021, Việt Nam tiếp tục nhập siêu 1 tỷ USD

Trong tháng Sáu, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm nhẹ so với tháng trước nhưng tình trạng nhập siêu vẫn tiếp diễn ...

Tin cũ hơn

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn
Tổng giám đốc PetroVietnam tiếp Đại sứ Angola Agostinho Fernandes, đề nghị thúc đẩy hợp tác với Tập đoàn dầu khí Sonangol Tổng giám đốc PetroVietnam tiếp Đại sứ Angola Agostinho Fernandes, đề nghị thúc đẩy hợp tác với Tập đoàn dầu khí Sonangol
Giá xăng dầu hôm nay 21/11: Thế giới biến động nhẹ; chiều nay, giá xăng sẽ được điều chỉnh tăng hay giảm? Giá xăng dầu hôm nay 21/11: Thế giới biến động nhẹ; chiều nay, giá xăng sẽ được điều chỉnh tăng hay giảm?
Giá heo hơi hôm nay 21/11: Miền Bắc đã ổn định, cuộc đại di dời của ngành chăn nuôi Giá heo hơi hôm nay 21/11: Miền Bắc đã ổn định, cuộc đại di dời của ngành chăn nuôi
Giá tiêu hôm nay 21/11/2024: Thị trường kém sôi động, công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã tiếp cận tiêu chuẩn của thế giới Giá tiêu hôm nay 21/11/2024: Thị trường kém sôi động, công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã tiếp cận tiêu chuẩn của thế giới
Giá cà phê hôm nay 20/11/2024: Giá cà phê giảm liên tiếp từ đầu tuần, trong nước 'mình một chợ', hàng Việt không ngại EUDR Giá cà phê hôm nay 20/11/2024: Giá cà phê giảm liên tiếp từ đầu tuần, trong nước 'mình một chợ', hàng Việt không ngại EUDR
PetroVietnam tìm giải pháp tăng hiệu quả thực hiện kế hoạch đầu tư PetroVietnam tìm giải pháp tăng hiệu quả thực hiện kế hoạch đầu tư