Tham dự Diễn đàn có ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh; Bà Nicole Bricq, Bộ trưởng Ngoại thương Pháp; Bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc. Ngoài 500 doanh nghiệp của Việt Nam còn có hơn 120 doanh nghiệp đến từ Pháp thuộc mọi lĩnh vực từ những lĩnh vực có thế mạnh truyền thống như: cơ sở hạ tầng giao thông và điện, môi trường, hiệu quả năng lượng, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, rượu vang và rượu mạnh, các ngành chăn nuôi, trang thiết bị nông nghiệp và nông nghiệp thực phẩm, đến các cả trong các lĩnh vực sáng chế như: y tế, mỹ phẩm, viễn thông, phần mềm kinh doanh, trò chơi video, du lịch, phân phối (mạng lưới thương mại, thương mại điện tử), sản phẩm xa xỉ hay đào tạo nghề.
Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp-Việt sẽ diễn ra trong 5 ngày: Tại Tp. HCM từ 7-9/4, các doanh nghiệp của Pháp sẽ tham dự hơn 1000 cuộc gặp gỡ riêng rẽ với khoảng 500 doanh nghiệp của Việt Nam để khám phá tiềm năng thị trường, đề xuất những công nghệ và dịch vụ của mình với các nhà doanh nghiệp Việt Nam và xác định đối tác thương mại, công nghiệp hoặc công nghệ, nhằm phát triển hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Pháp cũng có thể gặp gỡ và tiếp nhận tư vấn của khoảng 20 chuyên gia về thị trường Việt Nam thuộc các lĩnh vực tài chính ngân hàng, thuế, luật sư, hậu cần, nguồn nhân lực, sở hữu trí tuệ v.v.
Các doanh nghiệp cũng có thể tăng cường hiểu biết về thị trường và tiếp cận thị trường tại các hội thảo: "Môi trường kinh doanh tại Việt Nam" và "Hoạt động tại Việt Nam", "Người tiêu dùng Việt Nam", "Hậu cần cho phát triển tại Việt Nam" (SDV), "Đổi mới sáng tạo và Truyền thông" (HAVAS), "Khuyến khích triển lãm Pháp"...
Tại Hà Nội và các TP khác của Việt Nam (theo đặc tính hoạt động của doanh nghiệp) vào các ngày 10 và 11/4: 2/3 doanh nghiệp tham dự Diễn đàn có thể tiếp tục có các buổi gặp gỡ kinh doanh riêng, tại trụ sở của các doanh nghiệp Việt Nam. Hoạt động mở rộng sang một số nước khu vực ASEAN kể từ 12/4, dành cho khoảng 20 doanh nghiệp với các cuộc gặp gỡ mới theo dự kiến : Indonesia (6); Malaysia (5); Singapore (4); Thái Lan (3); Philippines (1); Campuchia (1).
Tham gia diễn đàn có ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh; Bà Nicole Bricq, Bộ trưởng Ngoại thương Pháp; Bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc. (Ảnh: Quang Tùng/TG&VN) |
Các doanh nghiệp Việt Nam và Pháp tiếp xúc trao đổi thông tin tại Diễn đàn |
Tính đến nay, Pháp là nhà đầu tư trực tiếp (FDI) lớn thứ hai đến từ châu Âu vào Việt Nam. Tính đến cuối 2012, Pháp đã đầu tư 3,1 tỉ euro, xếp thứ 16 trong số các quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Các ngành mà các doanh nghiệp Pháp chủ yếu đầu tư là thông tin và truyền thông, sản xuất và phân phối điện, ga và nước, công nghiệp chế biến, nông nghiệp.
Về phía Việt Nam, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng euro này đạt tới 2,69 tỉ USD trong 2012, tăng đến 37,7% so với năm trước và là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2000. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là tin học, điện tử và quang học, dệt may, sản phẩm chế biến, công nghiệp thực phẩm, cao su, nhựa, khoáng sản.
Do đó, diễn đàn doanh nghiệp Pháp - Việt lần thứ 2 này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc hơn nữa giữa các doanh nghiệp hai quốc gia. Đây cũng là sự kiện mở màn cho chủ đề “Năm Pháp tại Việt Nam” với khá nhiều sự kiện đựơc tổ chức trong năm nay trên khắp các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thể thao, triển lãm nghệ thuật, giáo dục.
P.V
Bà Nicole Bricq, Bộ trưởng Ngoại thương Pháp: Phái đoàn doanh nghiệp mà tôi có vinh dự được dẫn đầu sẽ là đại diện cho thế mạnh, năng lực và kinh nghiệm của Pháp trong mọi lĩnh vực, nhất là trong bốn nhóm lĩnh vực ưu tiên mà tôi đã xác định và là những lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển trong thế kỷ tới: “Tự nuôi dưỡng tốt hơn”; “Tự chăm sóc tốt hơn”, “Giao tiếp tốt hơn” và “Cuộc sống đô thị tốt hơn”… Pháp rất quan tâm đến sự phát triển của Việt Nam và mong muốn tăng cường các mối quan hệ kinh tế với Việt Nam. Việt Nam là thị trường ưu tiên của Pháp trong nhiều lĩnh vực kinh tế: công nghiệp, công nghệ… Diễn đàn lần này là cơ hội cho doanh nghiệp Pháp tiếp cận, mở rộng thị trường Việt Nam và hướng đến cộng đồng kinh tế đông đảo của 600 triệu dân trong khối ASEAN. Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean – Noel POIRIER: Tình hình kinh tế hiện nay tại các nước đang phát triển càng củng cố chính sách ưu tiên của Pháp trong quan hệ ngoại thương với thị trường châu Á. Mặc dù vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Việt Nam vẫn là một đất nước có nhiều tiềm năng phát triển, đồng thời Việt Nam muốn tăng cường quan hệ với các nước châu Âu. Vì vậy, Việt Nam sẽ vẫn luôn là mục tiêu ưu tiên của các doanh nghiệp chúng tôi. Năm 2013 sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước chúng ta. Hai bên đã thỏa thuận chính thức trở thành đối tác chiến lược của nhau, với mục tiêu tăng cường quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực chiến lược, đặc biệt trong kinh tế và thương mại. Tổng Giám đốc UBIFRANCE Christophe LECOURTIER: Cơ quan Thương mại Pháp Ubifrance đã quyết định tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Pháp Việt để giúp các doanh nghiệp Pháp có cơ hội khám phá và tìm hiểu thị trường Việt Nam, hiện đang được coi là một trong những nước thuộc nhóm CIVETS, nhóm 6 nước mới nổi, xếp thứ hai sau nhom BRIC. Tổng công sẽ có 1000 cuộc tiếp xúc giữa 120 doanh nghiệp Pháp và hơn 500 doanh nghiệp Việt Nam. Tôi xin kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam hay tận dụng cơ hội này để keets nối các mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp Pháp. Chủ tịch Hiệp hội các DN V&N Cao Sĩ Kiêm UBIFRANCE và VINASME cùng chia sẻ một mục đích là phát triển thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của đất nước mình. VINASME rất vui mừng được trở thành đối tác của các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp quy mô lớn như thế này. |
Trong khuông khổ “Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Pháp” sáng 8/4, đã diễn ra lễ ký kết “Hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất xe Peugeot CKD model đầu tiên vào cuối năm 2013 và thêm một model khác nữa vào năm 2014” và “Hợp đồng hợp tác phân phối độc quyền xe du lịch Peugeot tại Việt Nam” giữa Công ty ô tô Trường Hải và công ty Peugeot. Thông qua sự hợp tác với Thaco, Peugeot sẽ giới thiệu những sản phẩm cao cấp với công nghệ tiên tiến, được trang bị động cơ xăng và hộp số tự động đã từng đoạt giải thưởng của mình đến với thị trường Việt Nam, được nhập khẩu từ nhà máy Peugeot ở Pháp. Song song đó, đội ngũ kỹ sư và các chuyên viên của Thaco sẽ có cơ hội tiếp cận với những kỹ thuật lắp ráp ô tô và chăm sóc khách hàng mang tiêu chuẩn châu Âu. Dự kiến ngay trong năm 2013, sẽ có 5 showroom Peugeot với đầy đủ các dịch vụ bán hàng, bảo hành, bảo dưỡng sẽ đi vào hoạt động tại 5 thành phố lớn trên khắp Việt Nam bao gồm: Thái Nguyên, Hà Nội, Vinh, TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Dự kiến hệ thống phân phối sẽ đạt đến con số 15 showroom vào năm 2014. Như vậy sau Kia của Hàn Quốc và Mazda của Nhật Bản, Trường Hải tiếp tục sản xuất, phân phối độc quyền xe du lịch thương hiệu Pháp Peugeot. Đại diện Trường Hải cho hay công ty có chiến lược phát triển thành tập đoàn đa ngành nghề mang tầm khu vực ASEAN. |