11, 9 hay 10 đoạn - Đường lưỡi bò còn biến hóa đến đâu?

Ngày 24/6 vừa qua, Trung Quốc đã ngang ngược xuất bản bản đồ khổ dọc trong đó đường lưỡi bò được thêm 1 đoạn thành 10 đoạn để thể hiện yêu sách phi lý trên toàn bộ biển Đông. Đây là động thái mới của Trung Quốc sau sự kiện gửi công hàm lên Liên hợp quốc năm 2009.
Theo dõi Baoquocte.vn trên


Cho đến nay, đường lưỡi bò đã thay đổi muôn hình vạn dạng với trí tưởng tượng phong phú và sự suy diễn táo bạo của Trung Quốc. Nhưng không dừng lại ở đó, một số học giả nước này còn trắng trợn đẩy lùi thời gian về rất xa, đặc biệt nhấn mạnh đến các mốc thời gian năm 1914, 1936 và 1947.


Bản đồ biên giới trên biển Nam Hải Trung Quốc năm 1936 (trái) và Lược đồ
vị trí các đảo trên biển Nam Hải năm 1947
(phải).



Năm 1914: Mốc thời gian ngụy tạo trắng trợn

Một số học giả Trung Quốc cố gắng đẩy sớm thời gian xuất hiện đường lưỡi bò và ngụy biện rằng bản đồ này lần đầu xuất hiện là năm 1914 và được vẽ bởi người chuyên vẽ hải đồ là Hu Jinjie. Tuy nhiên có mấy điểm đáng nói ở đây:

Thứ nhất, mốc thời gian năm 1914 hoàn toàn không thống nhất trong các tài liệu Trung Quốc. Như Viện trưởng Viện Hải Nam, ông Ngô Sỹ Tồn nhận định đường này được Hu Jinjie vẽ và xuất bản khoảng những năm 1920-1930 chứ không phải là năm 1914.

Thứ hai, các tài liệu viện dẫn đến mốc năm 1914 hoàn toàn không có bất kỳ giải thích gì về đường này. Và họa chăng nếu quả thực đường này xuất hiện từ năm 1914 thì nó cũng hoàn toàn khác với đường hiện tại vì chỉ bao lấy Đông Sa, Tây Sa và là đường nét liền.

Thứ ba, không có tài liệu nào ghi chép về tác giả Hu Jinjie, thậm chí không ít tài liệu Trung Quốc còn cho rằng người vẽ bản đồ năm 1914 là Hu Jinsui chứ không phải Hu Jinjie.

Cuối cùng, bằng chứng thiếu thuyết phục nhất là tấm bản đồ hiện đã không còn tồn tại. Các học giả Trung Quốc đều thừa nhận bản đồ đã "thất lạc từ lâu".

Tóm lại, sự thiếu nhất quán về thời điểm, không rõ ràng về nội dung và mập mờ về chính tác giả đã cho thấy năm 1914 là mốc thời gian hoàn toàn bịa đặt, do các học giả Trung Quốc cố tình ngụy biện nhằm tạo ra "lịch sử" cho đường lưỡi bò.

Năm 1936: Vơ cả lãnh thổ nước ngoài vào nước mình

Khi bằng chứng mang tên Hu Jinjie quá dễ để bác bỏ, các học giả Trung Quốc lại vội vàng tìm ngay đến một cái tên mới là Bai Meichu.

Ông được viện dẫn đến với tấm bản đồ đường lưỡi bò nét liền công bố năm 1936, bao trọn cả bốn quần đảo mà Trung Quốc gọi là Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa. Theo các học giả Trung Quốc, bản đồ này được vẽ dựa trên Danh sách các đảo ở biển Đông được một Ủy ban của Trung Quốc công bố năm 1935.

Tuy nhiên, theo học giả Bill Hayton (người Anh), sự biện hộ cho chủ quyền "không thể tranh cãi" của Trung Quốc với Biển Đông bằng việc khẳng định "Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện và đặt tên cho các đảo trên Biển Đông" là hoàn toàn bịa đặt, bởi trên thực tế, nước này chỉ sao chép y nguyên tên tiếng Anh của các đảo và chỉnh sửa lại chứ hoàn toàn không phải là quốc gia đặt tên cho các đảo.

Bên cạnh đó, sau cuộc chiến tranh nha phiến 1840, với mục đích chỉ ra cho người dân thấy lãnh thổ Trung Quốc đã bị nước ngoài xâu xé đến đâu, các nhà địa lý của Trung Quốc trong đó có Bai Meichu đã vẽ ra những tấm bản đồ mà lãnh thổ của Trung Quốc bao gồm cả các nước chư hầu trước kia đã từng triều cống cho nước này như bán đảo Triều Tiên, nhiều vùng rộng lớn của Nga, Trung Á, Hymalaya và khu vực Đông Nam Á. Một trong số những tấm bản đồ nực cười và hết sức phi lý ấy chính là tấm bản đồ đường lưỡi bò của Bai Meichu vẽ năm 1936.

Như vậy, cơ sở cho yêu sách chủ quyền hiện tại của Trung Quốc là dựa trên sai lầm lịch sử của tấm bản đồ phi lý khi vơ cả lãnh thổ nước ngoài vào nước mình.

Thứ 3, cũng không có lý do gì để xác thực tấm bản đồ năm 1936 là cơ sở của tấm bản đồ bây giờ:

Nhìn vào hai bản đồ trên có thể thấy hình dáng đường lưỡi bò năm 1936 không giống với hình dáng đường lưỡi bò sau này của Trung Quốc. Do vậy, việc lập luận cơ sở lịch sử dựa vào đường năm 1936 cũng hoàn toàn không chính xác.

Cuối cùng, cho dù tiểu sử của Bai Meichu được ghi chép rõ ràng, song cũng như Hu Jinjie, tấm bản đồ năm 1936 của ông chỉ mang tính cá nhân. Và nếu đường lưỡi bò của Bai Meichu được coi là bằng chứng pháp lý hay bằng chứng lịch sử thì chẳng khác gì một người dân thường Việt Nam cũng có thể vẽ một đường tùy tiện bao trọn 80% diện tích Biển Đông trong cuốn sổ tay của mình và khẳng định Việt Nam có chủ quyền lịch sử với Biển Đông.

Như vậy, đường lưỡi bò được Bai Meichu vẽ lại một lần nữa chỉ là đường vẽ tùy tiện của một cá nhân, không thể là căn cứ pháp lý cho đường lưỡi bò hiện nay của Trung Quốc.

Năm 1947: Không tọa độ, không nội dung không thể coi là tấm bản đồ quốc gia

Theo các học giả Trung Quốc, năm 1947, Bộ Nội vụ nước này chính thức công bố bản đồ đường lưỡi bò gồm 11 nét đứt đoạn. Tuy nhiên, không có tài liệu nào lý giải về nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị của đường này.

Mặc dù đây là mốc thời gian chính thức nhất của đường lưỡi bò, xong không thể phủ nhận được, khi chính quyền Trung Quốc công bố bản đồ năm 1947 chỉ chú thích tên bản đồ là "Vị trí các đảo trên biển Nam Hải" (Hình 2) chứ hoàn toàn không đề cập đến nội dung của đường lưỡi bò. Do vậy, bản đồ này chỉ đơn thuần thể hiện thông tin địa lý chứ không hề thể hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc chứ đừng nói gì đến yêu sách một vùng biển rộng lớn.

Và giả sử đây có là đường yêu sách chủ quyền của chính quyền Trung Quốc thì một điều hết sức phi lý là không có bất kỳ một "đường biên giới quốc gia" nào lại được vẽ tùy tiện bằng các nét vẽ mơ hồ và hoàn toàn không có tọa độ địa lý như đường lưỡi bò.

Không có tọa độ cụ thể, không có nội dung giải thích, bản đồ năm 1947 chỉ là một bản đồ địa lý thông thường như các bản đồ khu vực và thế giới khác. Với ý nghĩa như vậy, các quốc gia khác không cần phải đưa ra tuyên bố hay phản ứng và Trung Quốc không thể viện dẫn sự im lặng này là sự công nhận.

Muôn hình vạn dạng của đường lưỡi bò từ 1947 đến nay

Chưa chấm dứt ở các tranh cãi xoay quanh câu hỏi hai nét ở Vịnh Bắc Bộ bỏ đi từ khi nào, đó là năm 1949 sau khi CHND Trung Hoa thành lập, năm 1953 sau khi Thủ tướng Chu Ân Lai phê duyệt hay năm 1960 như một số học giả khác; thì mới vừa qua thôi, Trung Quốc lại chính thức cho phát hành bản đồ khổ dọc trong đó đường lưỡi bò nằm ở vị trí trung tâm và không phải 11 nét hay 9 nét mà là đường 10 nét đứt đoạn.

Tuy không lý giải nội dung, song nhìn vào ký hiệu đường lưỡi bò trong tấm bản đồ mới thì thấy ký hiệu này giống như ký hiệu đường biên giới quốc gia trên đất liền của Trung Quốc. Như vậy, mặc dù đường lưỡi bò hiện nay không rõ ràng về mặt thời gian, địa lý và nội dung, nhưng dường như Trung Quốc lại đang muốn yêu sách vùng biển bên trong đó là lãnh thổ quốc gia.

Trên thực tế, có thể thấy ở tất cả các cực của đường lưỡi bò, Trung Quốc đều đang có những hành động gây hấn trên thực địa. Ở cực Tây, Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu Bình Minh 02, tàu Viking của Việt Nam, đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thông báo đấu thầu 9 lô dầu khí; ở cực Nam, Trung Quốc gây hấn trên bãi James; ở cực Đông, Trung Quốc xâm chiếm trái phép bãi cạn Scarborough, yêu sách bãi Cỏ Mây và bãi Cỏ Rong; ở cực Bắc, Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong vùng nước thuộc 12 độ vĩ bắc của Biển Đông tới "khu vực biển tiếp giáp giữa Phúc Kiến và Quảng Đông" (bao gồm Vịnh Bắc bộ); còn ở vị trí trung tâm, theo một số thông tin, Trung Quốc lại đang tiến hành xây dựng căn cứ quân sự trên rạn san hô Gạc Ma.

Không những thế, những hành động này còn được hỗ trợ bởi một loạt các văn bản pháp lý mới được ban hành như Điều lệ Hải Nam, Luật ngư nghiệp sửa đổi, đơn phương công bố Đạo luật chống xâm nhập vùng biển,…

Tóm lại, tuy bản đồ đường lưỡi bò có nội dung mập mờ, căn cứ pháp lý chưa rõ ràng, chưa thể hiện yêu sách, song những hành động trên thực địa hết sức hiếu chiến và mang tính gây hấn của Trung Quốc lại cho thấy nước này đang từng bước hiện thực hóa đường lưỡi bò.

Hành động của Trung Quốc khiến không chỉ các học giả quốc tế hết sức phản đối mà nhiều người dân Trung Quốc cũng phải xấu hổ. Chính sự phi lý, mập mờ, vô căn cứ nhưng lại thể hiện sự tham lam, muốn “độc chiếm” Biển Đông của chính quyền Trung Quốc. Điều đó khiến cho hình ảnh đất nước Trung Hoa trở nên xấu xí trong mắt láng giềng và bạn bè quốc tế.

Lan Hoàng





 



Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 5/5: Trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì?

Bài tarot hôm nay 5/5: Trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì nhé!
Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội toàn quốc năm 2024

Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội toàn quốc năm 2024

Xin hỏi Cảnh sát giao thông có được phạt nguội thông qua phương tiện giám sát không? Tra cứu phạt nguội như thế nào? - Độc giả Hoàng Kha
Cập nhật bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)

Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)

Chuyến thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 những ngày tháng Tư để lại những cảm xúc tuyệt vời, mà mỗi thành viên chúng tôi sẽ không thể ...
Toàn cảnh hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024

Toàn cảnh hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024

Từ ngày 2-3/5, tại Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD 2024 và một số hoạt động tại Pháp.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động