130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Báo chí nước ngoài ca ngợi 'người viết nên trang sử mới của Việt Nam'

Thế Việt
TGVN. Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020), báo chí Hàn Quốc, Ai Cập và Bangladesh mới đây có bài viết thể hiện sự ngưỡng mộ và kính trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
130 nam ngay sinh chu tich ho chi minh bao chi nuoc ngoai ca ngoi nguoi viet nen trang su moi cua viet nam Ký ức về lần gặp Bác Hồ của một nhà hoạt động cách mạng Venezuela
130 nam ngay sinh chu tich ho chi minh bao chi nuoc ngoai ca ngoi nguoi viet nen trang su moi cua viet nam Chủ tịch Hồ Chí Minh qua con mắt của học sinh Việt Nam và Ukraine
130 nam ngay sinh chu tich ho chi minh bao chi nuoc ngoai ca ngoi nguoi viet nen trang su moi cua viet nam
Ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký‎ Sắc lệnh số 1, công bố Hiến pháp mới năm 1959 - Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Hiện thân của lý tưởng yêu nước

Tờ AJU của Hàn Quốc mới đây đăng bài viết của Giáo sư Ahn Kyung-Hwan tại trường Đại học Chosun ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mở đầu bài viết, Giáo sư Ahn Kyung-Hwan khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nên một trang sử mới của Việt Nam, được nhân dân Việt Nam kính trọng như vị anh hùng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc.

Tác giả cũng dẫn lại bài báo đăng trên tạp chí Times của Mỹ khi Bác qua đời ngày 2/9/1969, khẳng định: "Không có nhà lãnh đạo quốc gia nào khác trên thế giới đấu tranh bền bỉ và kiên cường trước lưỡi gươm của kẻ thù như Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Giáo sư Ahn Kyung-Hwan nhấn mạnh thêm rằng vào năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam".

Bài viết của Giáo sư Ahn Kyung-Hwan khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của lý tưởng yêu nước, Người đã dành cả cuộc đời cho độc lập, tự do dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, là một nhà lãnh đạo vĩ đại được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng.

Bài viết cũng đề cập Chủ tịch Hồ Chí Minh thành thạo tiếng Trung, Pháp, Anh, Nga và tiếng Thái. Trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Trung Quốc, Người đã sáng tác tập thơ “Nhật ký trong tù”, một kiệt tác trong lịch sử văn học Việt Nam. Giáo sư Hàn Quốc cũng dành nhiều tình cảm viết về thời thơ ấu cũng như gia đình và Làng Sen quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giáo sư Ahn Kyung-Hwan cũng cho rằng những hiểu biết về Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan trọng đối với việc thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Người đặt nền móng quan hệ Việt Nam-Ai Cập

Tờ The Egyptian Gazette (Công báo Ai Cập) số ra ngày 16/5 đã dành cả trang 6 để đăng trang trọng bài viết có tựa đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh và hình ảnh của Người trên đất nước Kim tự tháp” của nhà báo Hany Abdel Fattah.

Bài báo tập trung giới thiệu thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; vai trò của Người đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc; về hình ảnh của Người trên đất nước Kim Tự Tháp thông qua 3 chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Ai Cập và mối quan hệ thân thiết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Ai Cập Gamal-Abdel-Nasser lúc sinh thời.

Theo nhà báo Fattah, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng kiệt xuất của đất nước Việt Nam, một trong những nhân vật lịch sử huyền thoại của thế kỷ XX. Đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành được những thắng lợi vĩ đại.

Sự lãnh đạo kiệt xuất của Người trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng thế giới nhất là tại các dân tộc thuộc địa ở châu Phi và Mỹ Latinh. Người dân các nước châu Phi cũng như các nước yêu chuộng hòa bình dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh một sự kính trọng vô cùng lớn lao. Nhiều người nhắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng hai tiếng thân thương “Cụ Hồ” hay “Bác Hồ”.

130 nam ngay sinh chu tich ho chi minh bao chi nuoc ngoai ca ngoi nguoi viet nen trang su moi cua viet nam
Hồ Chí Minh trong một chuyến thăm Ai Cập năm 1946. (Ảnh tư liệu)

Trong những năm tháng hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần đặt chân trên đất nước Ai Cập vào các năm 1911, 1946 (2 lần). Ngày 30/6/1911, con tàu La Touche Treville cập cảng Port Said ở phía Bắc kênh đào Suez đưa Người lần đầu tiên đến với đất nước Ai Cập. Ngày 8/6/1946, Hồ Chí Minh đến Ai Cập và có dịp gặp gỡ người dân, thăm Viện Khảo cổ Ai Cập, thăm những kim tự tháp nổi tiếng của quốc gia Bắc Phi này.

Sau đó vào ngày 22/6/1946, trên chặng đường về nước từ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại thăm cảng Port Said, nơi Người từng đặt chân lần đầu cách đây tròn 35 năm. Vì coi trọng Ai Cập là một nước có tầm ảnh hưởng và vị thế tại Bắc Phi, và dành nhiều tình cảm quý mến đất nước và con người Ai Cập, Hồ Chí Minh đã sớm cho đặt cơ quan đại diện Kinh tế của Việt Nam tại Ai Cập vào năm 1958; cùng Tổng thống Abdel Nasser đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị giữa hai đất nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Ai Cập phát triển tốt đẹp cho đến ngày nay.

Theo tác giả Fattah, nhắc tới Hồ Chủ tịch, người dân Ai Cập luôn dành cho Người một sự ngưỡng mộ và vô cùng kính trọng. Nhiều người đặc biệt ấn tượng và cảm mến trước hình ảnh giản dị và gần gũi của vị lãnh tụ Việt Nam tại Kim tự tháp Saqqara hồi năm 1946.

Hành trình "Người đi tìm ánh sáng"

Trong bài viết đăng trên báo Bangladesh, bà Pooja Sengupta, Giám đốc nghệ thuật, sáng lập Nhà hát vũ kịch Turongomi của Bangladesh đã chia sẻ về tâm tư, tình cảm nhân dân Bangladesh dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bà Pooja Sengupta chính là nhà nghiên cứu, biên đạo múa vở vũ kịch về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh (công diễn tháng 9/2019). Trong bài viết, bà cũng "bật mí" những trăn trở, gian nan trong quá trình tái hiện cuộc đời của Người trong tác phẩm này.

Xuyên suốt quá trình biên đạo vở vũ kịch về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà đã cảm nhận được âm thanh văng vẳng của tiếng máy đánh chữ xung quanh, như thấy được ánh mắt kiên định có thể nhìn thấu tâm hồn mình.

Bà như được chứng kiến cuộc đấu tranh của một thanh niên dù chỉ có thể kiếm sống qua ngày nhưng làm việc hết sức chăm chỉ, tiết kiệm từng đồng để mua máy in in tờ rơi.

Và chỉ với những tờ rơi này, người thanh niên ấy đã khơi dậy sự đồng cảm của thế giới với nỗi thống khổ của dân tộc mình, để rồi cả thế giới chung tay hiện thực hóa giấc mơ giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc của Việt Nam.

Theo bà Sengupta, Chủ tịch Hồ Chí Minh được đông đảo người dân Bangladesh ngưỡng mộ, giống như ở Việt Nam. Người đã trở thành hình tượng một chính trị gia đầy cống hiến trong lòng người dân Bangladesh.

130 nam ngay sinh chu tich ho chi minh bao chi nuoc ngoai ca ngoi nguoi viet nen trang su moi cua viet nam
Một cảnh trong vở vũ kịch về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh (công diễn tháng 9/2019) mà bà Pooja Sengupta chính là nhà nghiên cứu, biên đạo múa.

Bà Sengupta chia sẻ đội ngũ của bà đã tập trung vào hai việc – nghiên cứu về cuộc đời Bác Hồ qua tư liệu sách báo, phim tài liệu về Người và Thế chiến II, và đồng thời viết kịch bản. Quá trình tái hiện cuộc đời của Hồ Chủ tịch vô cùng khó khăn, vì cuộc đời của Người nhiều biến động và ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền bí.

Chỉ kể lại toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian 40 phút đã quá khó, tạo dựng một tác phẩm nghệ thuật cho khán giả quốc tế còn gian nan gấp bội. Riêng việc dựng một tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là một thách thức lớn, và còn lớn hơn khi xây dựng một tác phẩm chính thức cho Chính phủ Việt Nam.

Bà chia sẻ: "Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ lãnh đạo và cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh khi dựng vở kịch này. Những nghệ sĩ của Nhà hát vũ kịch Turongomi và sinh viên của Trường múa Turongomi đã làm việc rất hăng say để thể hiện tác phẩm. Trở thành một phần trong hành trình cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua sáng tạo nghệ thuật thực sự là một niềm tự hào của cá nhân tôi, các thành viên trong nhóm và của đất nước tôi".

Kết thúc bài viết, bà Sengupta gửi lời chúc mừng chân thành đến nhân dân Việt Nam và những người yêu mến Chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn thế giới, nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Người.

Bà nhấn mạnh: "Hồ Chí Minh là tên mà Người đã chọn cho mình. Nó có nghĩa là Người mang lại ánh sáng. Ánh sáng Người đã dày công thắp lên, chính là ánh sáng lương tri trong chúng ta, soi sáng tâm hồn mỗi chúng ta".

130 nam ngay sinh chu tich ho chi minh bao chi nuoc ngoai ca ngoi nguoi viet nen trang su moi cua viet nam

Ông già Chín trong tim kiều bào Thái Lan

TGVN. Thời gian hoạt động cách mạng ở Thái (1928-1929), Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều tên gọi khác nhau như ông Thọ, Nam ...

130 nam ngay sinh chu tich ho chi minh bao chi nuoc ngoai ca ngoi nguoi viet nen trang su moi cua viet nam

TS. Chu Đức Tính - người lưu giữ di sản quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

TGVN. TS. Chu Đức Tính - nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh đã dành tâm sức cho công tác nghiên cứu, sưu tầm, trưng ...

130 nam ngay sinh chu tich ho chi minh bao chi nuoc ngoai ca ngoi nguoi viet nen trang su moi cua viet nam

Báo Venezuela: Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại một tình yêu rộng lớn, một tầm nhìn sâu sắc về cuộc đời

TGVN. Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà báo Siboney del Rey đã có bài viết “Kỷ niệm ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tuyến metro số 1 TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi chạy thử nghiệm tự động với những vị khách đặc biệt là Tổng lãnh sự nhiều nước ở TP. ...
Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội trong không khí nồng ấm.
Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Ngoài việc đăng ký data cho bản thân thì bạn còn có thể tặng gói cước 4G cho thuê bao khác qua ZaloPay. Nếu bạn chưa biết cách làm thế ...
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo ...
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động