Back to E-magazine
e magazine
20:06 | 02/08/2024
2 ngày bận rộn của Thủ tướng Phạm Minh Chính ở Ấn Độ

20:06 | 02/08/2024

Trong hai ngày thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiến hành 25 hoạt động cấp cao, tiếp tục nỗ lực đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ bước sang trang sử mới.

2 ngày bận rộn ở Ấn Độ của thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ theo lời mời của Thủ tướng Narendra Modi từ ngày 30/7-1/8. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Ấn Độ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện năm 2016. Chỉ trong hai ngày, Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện chương trình làm việc dày đặc, với khoảng 25 hoạt động, bao gồm các cuộc hội đàm, tiếp xúc với Lãnh đạo cấp cao Ấn Độ, các tập đoàn lớn của Ấn Độ, phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ và Hội đồng các vấn đề quốc tế của Ấn Độ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ

22h45' (giờ địa phương) ngày 30/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quân sự Palam, Ấn Độ. Tháp tùng Thủ tướng có lãnh đạo các Bộ, ngành, doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm đầu tư tại Ấn Độ. Thủ tướng đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi, chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác và họp báo thông báo kết quả hội đàm...

Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống, do Thủ tướng Narendra Modi chủ trì, cùng sự hiện diện của quan chức cấp cao hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là một trong những lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Thủ tướng Narendra Modi mời thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ ngay sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 3 liên tiếp.

Chuyến thăm của Thủ tướng diễn ra trong bối cảnh hai nước đang hướng tới mốc kỷ niệm quan trọng 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiếc lược toàn diện vào năm 2026 và 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2027.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, "chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo xung lực và mở ra một trang mới thực chất và sâu rộng hơn, với nhiều cơ hội hơn trong quan hệ Việt Nam-Ấn Độ..."

Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ

Sau lễ đón trọng thể được cử hành tại Phủ Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và người đồng cấp nước chủ nhà Narendra Modi đã tiến hành hội đàm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhất trí củng cố hơn nữa các lĩnh vực hợp tác truyền thống và mở rộng sang các lĩnh vực mới tiềm năng với phương châm “năm hơn”, bao gồm: tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng và an ninh sâu sắc hơn, hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư thực chất và hiệu quả hơn, hợp tác khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo rộng mở hơn, giao lưu văn hóa, nhân dân kết nối mật thiết hơn.

Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ trao 9 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực y tế, pháp luật và tư pháp, ngoại giao, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học nông nghiệp, phát thanh và truyền hình, du lịch, văn hóa, Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 2024-2028 và trao Công hàm về việc Việt Nam gia nhập Liên minh Cơ sở hạ tầng chống chịu thiên tai (CDRI).

Hai bên đã thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và hai Thủ tướng đã ấn nút khai trương Công viên phần mềm quân đội tại Nha Trang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa tại tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại Công viên G20 và đài tưởng niệm Mahatma Gandhi - nhà lãnh đạo, vị Anh hùng dân tộc vĩ đại của Ấn Độ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ

Trong chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống nước chủ nhà Droupadi Murmu.

Tổng thống Droupadi Murmu đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Narendra Modi, đặc biệt là việc hai bên thông qua Tuyên bố chung về Tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và làm sâu sắc các lĩnh vực hợp tác trên cơ sở “năm hơn”. Tổng thống tin tưởng những văn kiện ký kết nhân dịp này sẽ được hai bên tích cực triển khai.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn và đề nghị Tổng thống Droupadi Murmu tiếp tục quan tâm, ủng hộ cho quan hệ Việt Nam-Ấn Độ, nhất là hợp tác về quốc phòng, tiếp tục hỗ trợ Việt Nam các gói tín dụng ưu đãi, đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực, khuyến khích triển khai các biện pháp nhằm đạt mục tiêu tăng gấp đôi thương mại, đầu tư, du lịch hai chiều từ nay đến năm 2030, tăng thêm tần suất các chuyến bay thẳng để góp phần thúc đẩy giao lưu giữa người dân và các địa phương hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam hội kiến Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ Jagdeep Dhankhar. Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện Jagdeep Dhankhar nhắc lại những kỷ niệm và tình cảm tốt đẹp vẫn còn lưu giữ trong chuyến thăm Việt Nam năm 2022 và nhấn mạnh Việt Nam là nước bạn bè truyền thống, Đối tác chiến lược toàn diện quan trọng của Ấn Độ, nhân dân hai nước có quan hệ gắn bó mật thiết từ lâu đời xuất phát từ sự kết nối văn minh và tinh thần.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Thượng viện Ấn Độ tiếp tục ủng hộ hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, trước hết trong những lĩnh vực truyền thống trụ cột như quốc phòng - an ninh và kinh tế - thương mại, đồng thời mở rộng sang lĩnh vực mới nhiều tiềm năng như khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông, năng lượng tái tạo, kinh tế xanh, kinh tế số, trí tuệ nhân tạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ

Với thông điệp: Tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực Ấn Độ Dương-châu Á-Thái Bình Dương và toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách tại Hội đồng các vấn đề thế giới của Ấn Độ. Hội đồng các vấn đề thế giới (ICWA), được thành lập năm 1943 - nơi tiên phong trong việc định hình tầm nhìn đối ngoại của Ấn Độ suốt hơn 7 thập kỷ qua.

Trong bài phát biểu quan trọng, Thủ tướng nêu rõ: Tình hình thế giới và khu vực; Chủ trương, đường lối, chính sách, thành tựu và định hướng phát triển của Việt Nam; và Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ trong thời gian tới.

Trải qua chặng đường lịch sử, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Ấn Độ đã không ngừng phát triển toàn diện, thực chất. Ấn Độ là một trong 3 Đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam vào năm 2007 và việc nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2016 là dấu mốc lịch sử, tạo động lực mạnh mẽ cho việc mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương trên các lĩnh vực.

Trong bối cảnh thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp hiện nay, Thủ tướng cho rằng, hai nước cần phát huy mạnh mẽ truyền thống quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn để cùng nhau vươn tới các mục tiêu chiến lược mới.

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam tin tưởng, quan hệ Việt Nam-Ấn Độ sẽ tiếp tục 'nở rộ dưới bầu trời thanh bình', như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong chuyến thăm đầu tiên tới Ấn Độ năm 1958, cùng đóng góp tích cực vào hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững ở khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ

Trong cuộc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao S.Jaishankar, Thủ tướng đánh giá cao Bộ Ngoại giao Ấn Độ và cá nhân ông S.Jaishankar đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ chuẩn bị chu đáo cho chuyến thăm trong thời gian rất ngắn, thu xếp chu đáo các cuộc làm việc quan trọng cho chuyến thăm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng có cuộc tiếp Chủ tịch Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) Jagat Prakash Nadda và Chủ tịch Đảng Quốc đại Mallikarjun Kharge cùng một số lãnh đạo đảng, trong đó có bà Sonia Gandhi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ

Với mong muốn thúc đẩy hợp tác, thương mại đầu tư giữa hai nước, Thủ tướng Chính phủ đã dành nhiều thời gian tiếp các doanh nghiệp của Ấn Độ đang quan tâm đầu tư tại Việt Nam và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ.

Trong các cuộc trao đổi, tiếp xúc, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai các hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thành công và bền vững tại Việt Nam, trong đó có lĩnh vực hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “đã nói là làm, cam kết phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả cụ thể”; đồng thời, triển khai công việc phải “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả”; cùng với đó, người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh tinh thần hợp tác “có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó” và cũng cho rằng, phía doanh nghiệp Ấn Độ cần phải nêu cao tinh thần “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ” và “cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển” với chính phủ Việt Nam.

Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ hợp tác truyền thống hữu nghị. Kim ngạch thương mại hai nước nước tăng trưởng từ 200 triệu USD vào năm 2000 lên 14,4 tỷ USD vào năm 2023. Ấn Độ là một trong 8 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, ở chiều ngược lại, Việt Nam nằm trong top 4 quốc gia ASEAN hàng đầu trong quan hệ thương mại với Ấn Độ.

Hiện Ấn Độ có 410 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,03 tỷ USD, đứng thứ 25/146 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam đã đầu tư sang Ấn Độ 16 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 14 triệu USD.

Chủ tịch Tập đoàn Adani, ông Gautam Adani - người giàu nhất châu Á theo xếp hạng của Bloomberg Billion Index, đề xuất đầu tư vào cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng với tổng vốn dự kiến đạt trên 2 tỷ USD, đồng thời, mong muốn được triển khai hoạt động đầu tư vào dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3, với tổng vốn đầu tư dự kiến đạt 2,8 tỷ USD. Ngoài ra, Tập đoàn Adani cũng đang có dự định tăng cường hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực hàng không, logistics, như xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 2, sân bay Chu Lai.

Chủ tịch, Giám đốc điều hành tập đoàn SMS Pharmaceuticals, ông P. Ramesh Babu, Giám đốc điều hành Công ty Sri Avantika Contractors, ông Narendra Reddy mong muốn, Việt Nam dành 500 ha đất để đầu tư công viên dược phẩm. SMS Pharmaceuticals và Sri Avantika Contractors đã thành lập liên doanh với công ty Việt Nam để đề xuất phát triển Khu công nghiệp dược phẩm công nghệ cao, với số vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD trong giai đoạn 1 và sẽ thúc đẩy, thu hút tổng đầu tư khoảng 4-5 tỷ USD trong hơn 10 năm tới, sản xuất các sản phẩm hướng tới thị trường Hoa Kỳ và châu Âu. Địa điểm đầu tư được Liên doanh này nhắm đến là Nghi Sơn, Thanh Hóa.

Chủ tịch sáng lập Tập đoàn dược phẩm BDR ông Dharmesh Shah - nhà sản xuất sản phẩm điều trị ung thư lớn nhất tại Ấn Độ với 80% thị phần trong nước, mong muốn được đầu tư và trở thành nhà đầu tư chiến lược, bào chế hoàn chỉnh từ nguyên liệu đầu vào tại Việt Nam. Công ty cũng thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tập trung vào hệ thống phân phối, đặc biệt là sản phẩm điều trị ung thư.

Chủ tịch Tập đoàn Phát triển hành lang công nghiệp quốc gia (NICDC), ông Rajesh Kumar Singh; Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia ONGC Arun Kuma Singh, Giám đốc HCL Corporation, ông Shikhar Malhotra cũng đều trong các cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính đều bày tỏ mong muốn được đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ

Với tinh thần bà con kiều bào dù ở bất cứ nơi đâu, luôn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc, Thủ tướng đã có buổi gặp gỡ gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ và dự khánh thành trụ sở Đại sứ quán.

Thủ tướng vui mừng khi nhận thấy cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có cộng đồng tại Ấn Độ ngày càng phát triển, luôn đùm bọc, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn, được phía bạn ghi nhận có đóng góp tích cực cho xã hội sở tại.

“Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, ban hành các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi nhất cho bà con làm việc, sinh sống, học tập và đóng góp cho đất nước, như các chính sách về đất đai, nhà ở, visa…”, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng đề nghị cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, truyền thống "con Lạc cháu Hồng", luôn tự hào là người Việt Nam, hướng về quê hương, tiếp tục đóng góp cho đất nước, cho quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.

Ghi nhận, biểu dương những kết quả hoạt động của Đại sứ quán, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Đại sứ quán tiếp tục quan tâm tới bà con bằng những cử chỉ, hành động cụ thể, thiết thực, "coi công việc của bà con như việc nhà mình, coi bà con như người thân ruột thịt của mình; làm tốt hơn nữa công tác người Việt Nam ở nước ngoài, công tác bảo hộ công dân, phát huy vai trò là cầu nối giữa hai nước, làm tốt công tác dự báo, tham mưu, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh".

Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ

Chỉ trong khoảng thời gian 2 ngày, với dày đặc các cuộc gặp, tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với Lãnh đạo Ấn Độ là thông điệp khẳng định tình cảm hữu nghị gắn bó, mối quan hệ hữu nghị truyền thống bền chặt giữa hai nước, cũng như khẳng định sự coi trọng và ủng hộ mà hai nước dành cho nhau trong tổng thể chính sách đối ngoại của mỗi nước.

Lãnh đạo hai nước khẳng định thông điệp tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ trong các lĩnh vực truyền thống như quốc phòng - an ninh, thương mại - đầu tư, văn hóa - giáo dục và mở rộng những lĩnh vực hợp tác mới về kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tri thức, gia tăng thương mại và đầu tư hai chiều, đẩy mạnh và làm sâu sắc hợp tác về khoa học - công nghệ.

Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, đạt mục tiêu đề ra với những kết quả cụ thể, thiết thực, đáp ứng những quan tâm và mong đợi của cả hai bên. Hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, ký 9 văn kiện trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, tài chính, y tế, văn hóa, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giai đoạn 2024-2028.

Trong trao đổi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Lãnh đạo Ấn Độ đã nhất trí tăng cường hợp tác trên tinh thần “Năm hơn” gồm: tin cậy chính trị - chiến lược cao hơn; hợp tác quốc phòng - an ninh sâu sắc hơn; hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thực chất và hiệu quả hơn, đột phá hơn; hợp tác khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo rộng mở hơn; hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân kết nối mật thiết hơn.

Có thể nói, chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ đã trở thành chất xúc tác mạnh mẽ, khẳng định quyết tâm cao của Lãnh đạo trong việc đưa quan hệ hai nước bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, thiết thực và hiệu quả hơn, tin cậy sâu sắc hơn, với nhiều cơ hội rộng mở hơn.

Với những kết quả đạt được nói trên, tôi tin rằng quan hệ Việt Nam-Ấn Độ thực sự bước sang một trang mới. Trên cơ sở kết quả chuyến thăm, các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân đều có thêm cơ hội tăng cường hợp tác với Ấn Độ.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính bận rộn làm gì trong hơn 50 giờ ở Ấn Độ

Bài: Nguyễn Hồng

Ảnh: Dương Giang, Đoàn Bắc, Nguyễn Hồng

Đọc thêm

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến: Sẽ mở cửa Triển lãm thêm 1 ngày để đón tiếp nhân dân

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến: Sẽ mở cửa Triển lãm thêm 1 ngày để đón tiếp nhân dân

Phát biểu chỉ đạo tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ngày 21/12, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu mở cửa Triển lãm đến hết ngày 23/12.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá để Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá để Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Gần 100.000 người đăng ký tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Gần 100.000 người đăng ký tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (21/12), hàng nghìn người dân đã xếp hàng vào xem Triển lãm Quốc phòng quốc tế và tỏ ra hào hứng khi lần đầu tận mắt chứng kiến khí tài quân sự của Việt Nam và các nước trưng bày tại đây.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, không chỉ trưng bày vũ khí

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, không chỉ trưng bày vũ khí

Các loại sản phẩm trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 thể hiện rõ quan điểm phòng thủ, tự vệ của Chiến lược Quốc phòng Việt Nam.
Tinh gọn bộ máy: Tăng về chất, 'giữ chân' người tài

Tinh gọn bộ máy: Tăng về chất, 'giữ chân' người tài

Tinh gọn bộ máy không chỉ là việc giảm thiểu số lượng cán bộ, công chức hay cắt giảm bộ phận, mà là một cuộc cách mạng thay đổi về chất, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu trong bối cảnh phát triển của xã hội và nền kinh tế.
Ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025

Ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025

Chiều tối 20/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng.