30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc: Dòng chảy liền mạch nhiều dấu ấn

Phương Hà
ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ vào năm 1991 và nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược vào tháng 10/2003. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 24 vào ngày 26/10, hai bên nhất trí thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ASEAN-Trung Quốc
Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc được tổ chức vào ngày 22/11 theo hình thức trực tuyến. (Nguồn: TTXVN)

Nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Trung Quốc (1991-2021), ASEAN và Trung Quốc phối hợp tổ chức Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc vào ngày 22/11 theo hình thức trực tuyến, Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc và một số hoạt động kỷ niệm khác.

Nhiều cơ chế hợp tác

ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ vào năm 1991 và nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược vào tháng 10/2003. Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 15 năm Đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc (Singapore, tháng 11/2018) đã thông qua Tầm nhìn Quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Trung Quốc 2030.

Quan hệ hai bên được triển khai thông qua nhiều cơ chế, bao gồm Hội nghị Cấp cao thường niên, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc (PMC+1), các Hội nghị Bộ trưởng hợp tác chuyên ngành…

Hợp tác được triển khai thông qua các Kế hoạch hành động 5 năm, hiện đang triển khai trên cơ sở Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2025 được thông qua vào tháng 11/2020.

Để thúc đẩy hợp tác có trọng điểm, Trung Quốc đề xuất các chủ đề hợp tác cho từng năm với ASEAN như Năm Hợp tác Biển 2015, Năm Hợp tác Giáo dục 2016, Năm Hợp tác Du lịch 2017, Năm Hợp tác Sáng tạo 2018, Năm Hợp tác Giao lưu Truyền thông 2019, Năm Hợp tác Kinh tế số 2020, Năm Hợp tác về Phát triển bền vững trong năm 2021 và tiếp nối sang năm 2022.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 24 vào ngày 26/10, hai bên đã nhất trí thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

Ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN

Trung Quốc tham gia đầy đủ vào các cơ chế khu vực do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt như ASEAN-Trung Quốc, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF), cũng như các cơ chế chuyên ngành khác trong lĩnh vực chính trị-an ninh.

Bắc Kinh khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực, ủng hộ ASEAN phát huy vai trò lớn hơn tại các diễn đàn đa phương trên thế giới. Trung Quốc là nước Đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN tham gia Hiệp ước thân thiện và Hợp tác (TAC).

Hai bên ký Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào tháng 11/2002 tại Phnom Penh, Campuchia.

Tháng 11/2012, Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15 thông qua Tuyên bố chung về kỷ niệm 10 năm ký Tuyên bố DOC. Hai bên thông qua Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về triển khai đầy đủ và hiệu quả DOC vào ngày 25/7/2016.

Trung Quốc tham gia hợp tác trong cơ chế Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) ngay từ khi được thiết lập từ năm 2010 và hợp tác trong khuôn khổ cơ chế Bộ trưởng và Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về tội phạm xuyên quốc gia.

Đối tác kinh tế lớn nhất của nhau

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong nhiều năm liền (từ 2009-2021), trong khi đó, vào năm 2020, ASEAN lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Trong năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 516,9 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc vào ASEAN đạt 7,6 tỷ USD trong năm 2020, là nguồn vốn FDI lớn thứ 4 vào ASEAN.

Sau khi ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào tháng 11/2020, Trung Quốc là một trong những nước đối tác đầu tiên của ASEAN sớm hoàn tất chính thức phê chuẩn Hiệp định RCEP.

Ngoài ra, hai bên hiện đang hợp tác chặt chẽ thông qua các cơ chế, diễn đàn do ASEAN chủ trì trong các lĩnh vực như kết nối du lịch, công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng thành phố thông minh… và triển khai các thỏa thuận hợp tác liên quan.

Đa dạng lĩnh vực hợp tác

ASEAN và Trung Quốc đẩy mạnh ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, lao động, an ninh xã hội, môi trường, truyền thông, thanh niên, giảm nghèo…

Hợp tác giáo dục hai bên là lĩnh vực hợp tác quan trọng và là kênh hợp tác hiệu quả giúp thúc đẩy giao lưu thanh niên và kết nối nhân dân ASEAN-Trung Quốc, thông qua các chương trình như Tuần lễ hợp tác giáo dục ASEAN-Trung Quốc (CAECW) thường niên (từ năm 2008 đến nay), Học bổng các nhà Lãnh đạo trẻ ASEAN-Trung Quốc (ACYLS) từ năm 2019.

Trong lĩnh vực y tế, hai bên hợp tác thông qua cơ chế Hội nghị quan chức cao cấp và Bộ trưởng Y tế ASEAN-Trung Quốc, ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về Hợp tác Y tế tại cuộc họp Bộ trưởng Y tế ASEAN-Trung Quốc lần thứ 4 (ngày 6/7/2012), thúc đẩy các hoạt động trao đổi chuyên gia và mời ASEAN tham gia các khóa đào tạo tại Trung Quốc.

Hợp tác môi trường được triển khai thông qua Chiến lược hợp tác bảo vệ môi trường ASEAN-Trung Quốc, tổ chức Tuần lễ Hợp tác Môi trường ASEAN-Trung Quốc (từ năm 2011) và lập Trung tâm hợp tác môi trường ASEAN-Trung Quốc (từ ngày 24/5/2011) để điều phối các hoạt động triển khai các chiến lược về môi trường.

Hai bên nhất trí công bố năm 2021 là Năm hợp tác bền vững ASEAN-Trung Quốc, triển khai các hoạt động, chương trình hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như y tế công cộng, giảm nghèo, quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, năng lượng sạch, phát triển nông thôn bền vững và đô thị bền vững…

ASEAN-Trung Quốc
Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 24, ngày 26/10. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hợp tác chống dịch và thúc đẩy phục hồi toàn diện

Hợp tác ứng phó Covid-19 được chủ động thúc đẩy ngay từ sớm, với việc tổ chức Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về Covid-19 (Vientiane, ngày 20/2/2020).

Thông qua các cơ chế do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt, Trung Quốc tích cực thúc đẩy các sáng kiến hợp tác với ASEAN ứng phó Covid-19 và phục hồi toàn diện.

Hai bên nhất trí thông qua các Tuyên bố chung về Hợp tác hỗ trợ Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Tuyên bố chung ASEAN về Hợp tác Phát triển bền vững và xanh trong năm 2021 nhằm đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực này.

Trung Quốc đề xuất tận dụng, phát huy các cơ chế hợp tác hiện có nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ các nước ASEAN nghiên cứu, phát triển vaccine, cân nhắc tích cực nhu cầu vaccine Covid-19 của ASEAN, cử các chuyên gia y tế đến hỗ trợ các nước ASEAN.

Bắc Kinh đã triển khai đóng góp 1 triệu USD cho Quỹ ASEAN Ứng phó Covid-19, đề xuất lập cơ chế ứng phó tình huống y tế công cộng khẩn cấp, cam kết trích 5 triệu USD từ Quỹ Hợp tác ASEAN-Trung Quốc tài trợ các chương trình, dự án hợp tác y tế công cộng với ASEAN...

Đẩy mạnh các nỗ lực khôi phục các hoạt động kinh tế, giao thương là ưu tiên hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc. Hai bên đang tích cực hợp tác triển khai hiệu quả Hiệp định Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), tạo điều kiện để doanh nghiệp trao đổi thương mại-đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khắc phục tác động của dịch bệnh…

Trung Quốc cam kết sẽ hỗ trợ ASEAN triển khai Khung phục hồi tổng thể (ACRF), phát triển kinh tế số, hợp tác phát triển bền vững theo chủ đề hợp tác năm 2021, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường biển, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

Vì một Biển Đông hòa bình, ổn định

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 24 ngày 26/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, trải qua 30 năm quan hệ hữu nghị, 25 năm Đối tác đối thoại, 18 năm Đối tác chiến lược, ASEAN và Trung Quốc đã tạo dựng được nền tảng hợp tác toàn diện, phong phú và thực chất trên mọi lĩnh vực, là đối tác truyền thống hàng đầu của nhau, thể hiện nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của hai bên cùng nhau vun đắp quan hệ trên cơ sở tin cậy, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, các bên cần chung tay, trách nhiệm, tiếp tục đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn Trung Quốc, với tiềm năng và vị thế của mình, tiếp tục tham gia hợp tác khu vực và quốc tế, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, kiểm soát dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị ASEAN-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhanh chóng khôi phục hàng không, du lịch, các chuỗi sản xuất, cung ứng của khu vực, tạo thuận lợi di chuyển an toàn của người dân, doanh nhân.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng bày tỏ mong muốn Trung Quốc, với vị thế của mình, hỗ trợ ASEAN phát huy vai trò trung tâm, củng cố lòng tin chiến lược, kiến tạo môi trường hữu nghị, ổn định, thuận lợi cho hợp tác cùng phát triển.

Thủ tướng tái khẳng định lập trường của ASEAN về Biển Đông và cũng đề nghị cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC, đẩy mạnh thương lượng xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, vì một Biển Đông hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác, phục vụ lợi ích chung là hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt Kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt Kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

Những dấu ấn đậm nét của Việt Nam trong ASEAN

Những dấu ấn đậm nét của Việt Nam trong ASEAN

Dù với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020 hay là thành viên, Việt Nam luôn tích cực, trách nhiệm và chủ động trong Hiệp ...

Xem nhiều

Đọc thêm

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở ...
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Dự báo thời tiết ngày mai (6/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nhiều mây, có mưa, trời lạnh; khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (6/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nhiều mây, có mưa, trời lạnh; khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định mưa to đến rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (6/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Thuận theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/11/2024.
Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi, loài chim cánh cụt duy nhất sinh trưởng trên lục địa này, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm ...
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động