30 quốc gia tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

Minh Quân
Chiều 24/11, Bộ Quốc phòng đã giới thiệu về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 (VietNam Defence 2022) diễn ra từ 8-10/12 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(11.24) Đại diện Bộ Quốc phòng phát biểu tại Họp báo về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam năm 2022 ngày 24/11. (Ảnh: Minh Quân)
Đại diện Bộ Quốc phòng phát biểu tại buổi họp báo thông tin về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam năm 2022, ngày 24/11. (Ảnh: Minh Quân)

Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Phó chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng cho biết, Triển lãm có tổng diện tích trưng bày hơn 50.000 m2, diện tích trưng bày trong nhà và ngoài trời hơn 20.000m2.

Đến nay, hơn 170 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ 30 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, châu Á, châu Âu, châu Mỹ đã đăng ký gian hàng trưng bày tại triển lãm.

Đồng thời, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 45 đoàn chính thức đăng ký sang thăm Việt Nam và dự Triển lãm, gồm khách mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu, lãnh đạo Tổng cục Chính trị, Tư lệnh Hải quân, Tư lệnh Phòng không-Không quân và Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Cùng với đó là lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành; lãnh đạo Bộ Quốc phòng và các diễn giả.

(11.24) Đại tá Phạm Mạnh Hùng phát biểu tại Họp báo. (Ảnh: Minh Quân)
Đại tá Phạm Mạnh Thắng, Phó cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, phát biểu tại họp báo. (Ảnh: Minh Quân)

Tại Triển lãm, các doanh nghiệp quốc phòng trong nước và quốc tế sẽ trưng bày, giới thiệu các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí, trang bị sử dụng cho lực lượng Hải quân, Lục quân, Phòng không-Không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật.

Về phía Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng cho biết, các thiết bị được trưng bày tại Triển lãm đến từ các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân chủng Hải quân, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội và các công ty thương mại, dịch vụ của Bộ Quốc phòng) và một số đơn vị Bộ Công an (Cục Công nghiệp An ninh) nghiên cứu, chế tạo.

Đồng thời, Ban tổ chức cũng sẽ bố trí khu vực không gian văn hóa, không gian ẩm thực, khu vực trưng bày “Kinh tế-quốc phòng trong kỷ nguyên công nghệ số” về các mốc son tiêu biểu của Quân đội nhân dân Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử gắn với phát triển kinh tế-xã hội; kết nối với Triển lãm không gian mạng.

(11.24) Các phóng viên quốc tế đặt câu hỏi về Triển lãm. (Ảnh: Minh Quân)
Các phóng viên quốc tế đặt câu hỏi về Triển lãm. (Ảnh: Minh Quân)

Đại tá Phạm Mạnh Thắng, Phó cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng cho biết, Triển lãm sẽ mở cửa cho nhân dân và các đoàn khách quốc tế, các đoàn lực lượng vũ trang trong các ngày: ngày 9/12 (khung giờ từ 14h-18h) và ngày 10/12 (tham quan cả ngày).

Theo Đại tá Phạm Mạnh Thắng, đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế. Triển lãm sẽ góp phần tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại về quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Đồng thời, quảng bá, tuyên truyền năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí trang bị do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất đến bạn bè quốc tế và nhân dân trong nước. Qua đó, các quốc gia, các công ty, doanh nghiệp trong nước, quốc tế có thể giới thiệu, trưng bày sản phẩm, cũng như tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

(11.24) Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Phó chính ủy Tổng cục công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng, giải đáp câu hỏi của các phóng viên. (Ảnh: Minh Quân)
Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Phó chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng, giải đáp câu hỏi về Triển lãm. (Ảnh: Minh Quân)

Ngoài ra, sự kiện cũng góp phần tăng cường hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng, đa dạng hóa các kênh hợp tác mua sắm, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ để sản xuất trang bị kỹ thuật, trang bị hậu cần đáp ứng yêu cầu của các lực lượng vũ trang. Triển lãm cho thấy một số xu hướng phát triển của vũ khí, trang bị kỹ thuật trên thế giới để đề xuất, lựa chọn mua sắm, sản xuất, cải tiến vũ khí trang bị cho quân đội và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng.

Đây cũng là dịp để Bộ Quốc phòng Việt Nam tích lũy kinh nghiệm và hướng tới tổ chức Triển lãm định kỳ 2 năm/lần, nhất là triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Campuchia và Trung Quốc

Việt Nam thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Campuchia và Trung Quốc

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có cuộc gặp Đại tướng Tea Banh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc ...

Dù khác biệt sâu sắc, Pháp và Nga vẫn cần phải duy trì một việc

Dù khác biệt sâu sắc, Pháp và Nga vẫn cần phải duy trì một việc

Việc duy trì đối thoại giữa các nước sở hữu hạt nhân như Pháp và Nga là cần thiết.

ACAMM-23 góp phần hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025

ACAMM-23 góp phần hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025

Sáng 10/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 23 (ACAMM-23) ...

Hạ sĩ quan đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hợp tác giữa Lục quân ASEAN

Hạ sĩ quan đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hợp tác giữa Lục quân ASEAN

Sáng 9/11 tại Hà Nội, Hội nghị thường niên Hạ sĩ quan Lục quân các nước ASEAN lần thứ 10 (ASMAM-10) đã khai mạc dưới ...

Cán bộ tiền công vụ năm 2022 trải nghiệm thực tế tại các tổ chức quốc tế và Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng

Cán bộ tiền công vụ năm 2022 trải nghiệm thực tế tại các tổ chức quốc tế và Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng

Tiếp tục chương trình tham quan và tìm hiểu thực tế, các cán bộ mới được tuyển dụng dự khóa bồi dưỡng tiền công vụ ...

Đọc thêm

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía ...
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân ...
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 và vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh ...
Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Chiếc đồng hồ vàng được tìm thấy từ thi thể của người đàn ông giàu nhất thế giới từng có mặt trên con tàu bi kịch Titanic.
Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển các hoạt động khai thác mỏ bền vững hơn.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động