TIN LIÊN QUAN | |
Các tỷ phú giàu nhất thế giới mất 436 tỷ USD trong 2 tháng | |
Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt ngưỡng 2,2 tỷ USD |
Theo bảng xếp hạng hàng năm về người giàu toàn cầu của Hurun Institute có trụ sở tại Trung Quốc, thế giới hiện có 2.470 tỷ phú. Ngoài 206 cái tên được đưa thêm vào danh sách tỷ phú trong năm ngoái, 224 tỷ phú khác cũng đã trượt khỏi danh sách này.
“Thị trường chứng khoán nghèo nàn và đồng USD tăng giá là những lý do chính khiến số lượng tỷ phú giảm kỷ lục. Mặc dù đồng USD có mạnh hơn và cắt giảm thuế, Mỹ chỉ có thêm 13 tỷ phú, nhưng khiến các nước còn lại giảm đi số lượng tỷ phú đáng kể”, ông Rup Rupert Hoogewerf, người sáng lập Hurun Institute tuyên bố.
Trung Quốc và Mỹ đã đấu tranh cho sự thống trị kinh tế trong những năm gần đây, với việc Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ về số lượng tỷ phú vào năm 2016.
Danh sách Hurun đo lường sự giàu có của các cá nhân vào ngày 31/1 hàng năm. 40 tỷ phú trong danh sách năm ngoái đã qua đời trong năm 2018. (Nguồn: Forbes) |
Nhìn chung, hai quốc gia này đều tự hào khi chiếm một nửa trong số các tỷ phú thế giới. Nhưng cuộc chiến thương mại giữa họ đã cản trở những động cơ mạnh mẽ nhất của nền kinh tế toàn cầu, làm dấy lên lo ngại về sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Trong một cuộc khảo sát gần đây, gần 800 nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới đã xác định suy thoái kinh tế toàn cầu là mối quan tâm lớn nhất của họ trong năm 2019.
Sự suy thoái rõ ràng nhất đã diễn ra ở Trung Quốc, nơi thị trường có hoạt động tồi tệ nhất trong 4 năm qua khi suy giảm 25% và đồng tiền mất giá rõ rệt.
Năm ngoái, Trung Quốc đã bổ sung kỷ lục 210 tỷ phú vào danh sách nhưng năm nay, nước này mất 161 tỷ phú, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác và chỉ có thêm 52 tỷ phú. Tuy nhiên, Trung Quốc đại lục, bao gồm Đài Loan (Trung Quốc) và Hong Kong (Trung Quốc), vẫn là thủ phủ tỷ phú của thế giới, nơi có 658 tỷ phú sinh sống. Trung Quốc cũng đóng góp nhiều tỷ phú mới nhất trong danh sách.
“Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, có một sự đổi mới đáng kể đang diễn ra khi các doanh nhân Trung Quốc có lợi thế về khả năng mở rộng và dám đầu tư mạo hiểm”, ông Hoogewerf nói.
Jack Ma, người giàu nhất Trung Quốc và cũng là người sáng lập công ty thương mại điện tử khổng lồ Alibaba, đã tăng khối tài sản của mình thêm hơn 20% lên 39 tỷ USD vào năm ngoái, bất chấp sự hỗn loạn tại thị trường Trung Quốc.
Tỷ phú Trung Quốc, ông Jack Ma. (Nguồn: Moneycontrol) |
Tuy nhiên, các đối thủ nặng ký khác của ông đã phải chứng kiến tài sản của họ bốc hơi. Wang Jianlin, người sáng lập công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc, đã chứng kiến giá trị tài sản ròng của mình giảm 37% xuống còn 17 tỷ USD. Khối tài sản của gia đình sở hữu nhà sản xuất thiết bị gia dụng Midea cũng mất 34% vì giá cổ phiếu giảm.
Đứng đầu danh sách Hurun năm nay vẫn là người Mỹ. Nhà sáng lập và giám đốc điều hành Amazon, Jeffrey. P Bezos đứng đầu danh sách năm thứ hai liên tiếp với giá trị ròng là 147 tỷ USD. Tiếp sau là nhà sáng lập Microsoft, tỷ phú Bill Gates, rồi đến nhà đầu tư huyền thoại Warren Warrenett của Berkshire Hathaway, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, và đồng sáng lập Google, Serge Brin và Larry Page đều được xếp hạng trong top 10.
Sau một thập kỷ, số người giàu Trung Quốc tăng gấp 9 lần Số cá nhân sở hữu tài sản giá trị cao ở Trung Quốc (HNWIs) đã tăng lên gấp 9 lần trong một thập kỷ qua, ... |
Người giàu Trung Quốc mua hết 1/4 số nhà mới ở Australia Theo Daily Mail, các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua hết 1/4 số nhà mới trên thị trường bất động sản Australia. |
Bùng nổ triệu phú ở Vancouver Giá nhà đất ở Vancouver tăng cao, bất đắc dĩ biến hầu hết cư dân thành phố này thành triệu phú. |