TIN LIÊN QUAN | |
Baker McKenzie: Việt Nam vẫn thu hút nhà đầu tư dù đối mặt với bất ổn kinh tế toàn cầu | |
IMF: Căng thẳng thương mại, tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2020 giảm |
Các nước đóng vài trò chính trong nền kinh tế toàn cầu. |
Sáu nguyên nhân chính đang dẫn đường đưa nền kinh tế toàn cầu đến chỗ bất ổn bao gồm: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung; Ngành chế tạo toàn cầu có dấu hiệu suy giảm; Vấn đề địa chính trị; Lợi nhuận doanh nghiệp giảm mạnh; Các ngân hàng Trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ; Động thái mới từ phía một số chính phủ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã kéo dài liên tục trong 18 tháng qua đã khiến tăng trưởng toàn cầu và nhiều nền kinh tế khác phải đối mặt với sức ép liên quan đến bảo hộ thương mại. Mặc dù gần đây đã xuất hiện đột phá quan trọng trong tiến trình đàm phán dai dẳng giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng trên thực tế, những bất đồng về mặt nguyên tắc vẫn chưa được giải quyết.
Tính đến hiện tại, lĩnh vực chế tạo đã trải qua 5 tháng liên tiếp có dấu hiệu suy giảm, khiến các nước dựa vào xuất khẩu lớn như Đức, Nhật Bản... gặp phải nhiều vấn đề. Những câu hỏi đặt ra hiện nay là: Liệu sự suy giảm của ngành công nghiệp chế tạo có tác động đến ngành dịch vụ hay không? hay rộng hơn, liệu sự suy giảm trong lĩnh vực chế tạo có trở thành một nhân tố khiến kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm hay không?
Trong khi đó, vấn đề địa chính trị trên phạm vi toàn cầu đang cho thấy rõ những ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của nền kinh tế thế giới.
Lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu quý II/2019 dường như đã xuống mức thấp nhất, khiến lòng tin của doanh nghiệp suy giảm. Điều này khiến đầu tư toàn cầu giảm, gây nguy hại đến lòng tin và cả ngân sách chi tiêu của người tiêu dùng.
Tình hình buộc các ngân hàng Trung ương phải nới lỏng chính sách tiền tệ. Các Ngân hàng Trung ương châu Âu và Nhật Bản đều đã lần lượt thực hiện chính sách lãi suất âm nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế.
Trong tình hình đó, động thái từ phía một số chính phủ lại đi ngược lại mục tiêu của việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Trong khi các tổ chức như IMF đốc thúc chính phủ các nước gia tăng chi tiêu công nhằm kích thích nền kinh tế, thì một số nền kinh tế lớn, bao gồm Trung Quốc, Đức lại kiềm chế chi tiêu, còn Nhật Bản cũng đã chính thức nâng thuế tiêu dùng vào tháng 10/2019.
Dù những nguyên nhân trên gây ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu, thế nhưng, một tương lai ảm đạm đối với kinh tế thế giới có lẽ không quá gần, bởi các lý do sau:
Nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì ổn định. Theo kết quả tính toán của một số mô hình, năm 2020 Mỹ chỉ có 25% rủi ro rơi vào suy thoái. Và khi nền kinh tế lớn nhất thế giới còn tăng trưởng ổn định, thì kinh tế thế giới ít có khả năng rơi vào suy thoái hơn. Hơn nữa, do đặc điểm nền kinh tế Mỹ không quá phụ thuộc vào thương mại, nên dù thương mại toàn cầu bị tác động, thì kinh tế Mỹ vẫn có thể duy trì ổn định.
Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện đang ở mức thấp nhất trong 50 năm qua. Trong khi, người tiêu dùng Mỹ vẫn là cột trụ tăng trưởng kinh tế. Do đó, ngay cả khi nền kinh tế có dấu hiệu giảm tốc, nhưng khả năng nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái thấp, do chi tiêu hộ gia đình vẫn được duy trì.
Trước tình hình khó khăn, Ngân hàng Trung ương các nước đều tìm cách triển khai các biện pháp kích thích kinh tế. Trong năm 2019, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã ba lần tiến hành cắt giảm lãi suất, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng tiếp tục điều giảm lãi suất tiền gửi âm, đồng thời khởi động lại kế hoạch mua trái phiếu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng đang cân nhắc áp dụng đồng thời nhiều biện pháp kích thích kinh tế,...
Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc được cho là còn "để dành" các gói kích thích kinh tế chưa sử dụng. Trong bối cảnh nền kinh tế rơi vào tăng trưởng chậm, Chính phủ nước này rất có thể tiến hành hàng loạt các biện pháp, đặc biệt tăng cường chi tiêu công trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng thương mại...
Lý do cuối cùng là Chính phủ các nước đều có ý thức trong việc thắt chặt quản lý các hoạt động kinh tế. Nếu trước đây, kinh tế suy thoái xuất phát từ lạm phát cao trong thập niên 1980, “bong bóng” cổ phiếu công nghệ Mỹ vào những năm 2000, hay khủng hoảng nợ công tại châu Âu và khủng hoảng bất động sản tại Mỹ vào những năm 2010, thì hiện tại, có thể khẳng định, những dấu hiệu khủng hoảng trên chưa xuất hiện tại các nền kinh tế phát triển trên thế giới.
| Hạn chế xuất khẩu với Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ gây phương hại cho chính mình và kinh tế toàn cầu TGVN. Ngày 24/7, Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết, các cơ quan xếp hạng toàn cầu đã bày tỏ lo ngại các biện pháp ... |
| Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Osaka Ngày 28/6, Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã khai mạc tại Osaka, Nhật Bản, với sự tham gia của các lãnh đạo 20 nền kinh ... |
| EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đang bàn cách cải tổ WTO Ngày 28/6, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo về những thiệt hại đối với nền kinh tế toàn cầu ... |