Một phong trào chống chiến tranh Việt Nam: Quỹ Đoàn kết Đông Dương 1971-1973 |
Quỹ Đoàn kết Đông Dương (FSI) là một tổ chức quy tụ chủ yếu các nhà trí thức, hoạt động tích cực trong giai đoạn từ năm 1971 tới năm 1973, phản đối mạnh mẽ chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là sự can thiệp của Mỹ.
"Uỷ ban" này thuộc cánh tả phi cộng sản, là một trong những nhóm hiếm hoi các trí thức được hình thành từ những năm 1970, theo đuổi cuộc đấu tranh liên tục, công khai phản đối chiến tranh Việt Nam, trong chuỗi dày đặc các phong trào phản chiến những năm 1965-1968.
Quỹ luôn giữ phát biểu ủng hộ miền Bắc Việt Nam và phản đối Mỹ. Laurent Schwartz, nhà toán học nổi tiếng thế giới là người đưa ra phát biểu đó vào tháng 4/1971.
Với sự lan rộng của chiến tranh ở Lào và Campuchia, ông đã phát triển tổ chức này cùng với Ủy ban quốc gia vì Việt Nam.
Một số đảng cánh tả đã ủng hộ Quỹ. Liên đoàn Cộng sản Cách mạng (LCR, có xu hướng trotskiste) và Đảng Xã hội thống nhất (PSU) đã giúp đỡ về chính trị và vật chất là minh chứng cho yếu tố “cánh tả" của phong trào.
Sự tập hợp các nhà trí thức phi cộng sản này, đó trước hết là sự huy động dư luận Pháp chống lại sự can thiệp của Mỹ khi chứng kiến dân tộc Việt Nam đang chịu những nguy hiểm ngày càng tăng của bom đạn.
FSI xuất hiện trong tranh luận công khai ở Pháp vào mùa xuân năm 1971. Sự ra đời của tổ chức này gắn liền với hoạt động nhiệt tình của Laurent Schwartz, người mà vào năm 1970 đã gửi một bức thư đánh máy có nhiều chữ ký của trí thức cho báo chí kêu gọi biểu tình tại Paris chống chiến tranh Việt Nam nhân ngày 8/5/1971.
Nhân dân Pháp phản đối chiến tranh ở Việt Nam. (Ảnh tư liệu) |
Trong bức thư đặc biệt có chữ ký của Claude Bourdet và Madeleine Rébérioux, ông đã thông báo về thành phần của Quỹ Đoàn kết Đông Dương. Ngày 18/9, trong một bức thư dài, ông đã nhắc lại với các thành viên của ủy ban lý do mà FSI được thành lập. Đó là kết quả của các cuộc thảo luận giữa các nhân vật nổi tiếng đại diện cho một số tổ chức chính trị hoặc phi chính trị.
Những nhà hoạt động này thường là các "trí thức cánh tả phi cộng sản", gần gũi với các nhóm "cực tả". Phần lớn trong số họ, đặc biệt là Laurent Schwartz, Pierre Vidal-Naquet, Madeleine Rébérioux, đã từng tham gia nhiều hoạt động chống chiến tranh trước năm 1968. Nhiều người đã chiến đấu trong Ủy ban công đoàn đại học vì hòa bình ở Việt Nam, trong Ủy ban quốc gia vì Việt Nam và không nhiều trong Ủy ban vì quyền cơ bản của Việt Nam (Comité Viet Nam de base). FSI là một sự tập hợp cổ điển sự cam kết của giới trí thức Pháp và đã tự giải tán sau năm 1973.
(Trích từ "Vietnam, 1968-1976 La sortie de guerre" (Enjeux Internationaux) do Pierre Journoud và Cecile Menetrey-Monchaud chủ biên)
| Chủ tịch nước tiếp các đại biểu quốc tế dự kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, 50 năm trôi qua kể từ khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại ... |
| Hội nghị Paris: Một đấu bốn và ‘bốn trong một' Tại Hội nghị Paris, Bộ trưởng Xuân Thủy không chỉ lần lượt đấu với 4 Trưởng đoàn của Mỹ mà còn phải thực hiện đồng ... |
| 50 năm ký Hiệp định Paris: Thanh niên Quảng Bình tổ chức chương trình nghệ thuật 'Dấu mốc hòa bình' Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao mà đỉnh cao là Hiệp định Paris năm 1973 là hành trang quý giá để thế hệ trẻ ... |
| Hiệp định Paris về Việt Nam: Những điều khoản ký kết và thực hiện Hiệp định Paris là kết quả của một cuộc hội đàm lịch sử trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm ... |
| Tản mạn chuyện đàm phán ở Paris… Trong gần năm năm diễn ra đàm phán Paris về Việt Nam, không chỉ đồng bào và chiến sĩ trong nước mà nhân dân thế ... |