TIN LIÊN QUAN | |
Thành tựu đối ngoại Việt Nam trong 5 năm qua | |
Đối ngoại Việt Nam: Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế |
1 - Tổ chức thành công Năm APEC Việt Nam 2017 Sự kiện đối ngoại quan trọng nhất năm 2017 và trọng tâm là Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại TP. Đà Nẵng đã thành công trên mọi phương diện. Với vai trò là nền kinh tế chủ nhà, Việt Nam đã thành công khi tạo được sự quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên với chủ đề “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung” cùng 4 ưu tiên được các thành viên quan tâm và ủng hộ. Thành công lớn nhất của Việt Nam còn là duy trì được mục tiêu của APEC trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, có chiều hướng khác nhau trong vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư và những lĩnh vực mới, khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. |
2 - Năm thành công của những chuyến thăm song phương Có thể nói, 2017 là năm của những chuyến thăm song phương quan trọng. Nổi bật là các chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump (11-12/11), Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12-13/11), Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên tới Việt Nam (28/2 - 5/3), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm chính thức Việt Nam (16-17/1), Tổng thống Chile, Thủ tướng Canada Justin Trudeau… Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Donald Trump đến Việt Nam diễn ra ngay trong năm đầu cầm quyền. Trong khi đó, Việt Nam là điểm đến nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau Đại hội lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cũng trong năm 2017, lãnh đạo cấp cao Việt Nam có nhiều chuyến đi lịch sử đến các nước như: Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (12-15/1); thăm Indonesia (22-24/8) và Myanmar (24-26/8); Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Beralus, Liên bang Nga (26/6 - 1/7); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Mỹ (29-31/5), Nhật Bản (4-8/6). Với Mỹ, đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị người đứng đầu Chính phủ và là tiếp xúc đầu tiên giữa lãnh đạo cấp cao Việt - Mỹ kể từ khi hai nước có ban lãnh đạo mới. Với Nhật Bản, đây là năm kỷ lục về các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước. Trong đó, chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản là chuyến thăm được mong đợi từ lâu. |
3 - Năm tròn kỷ niệm quan hệ ngoại giao với các đối tác quan trọng Để kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào, hai nước đã lấy năm 2017 là “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam” với hàng loạt các sự kiện ý nghĩa được tổ chức ở cả hai nước. Cũng trong năm 2017, Việt Nam có nhiều hoạt động nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia, 45 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Ấn Độ và 25 năm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc... |
4 - Việt Nam - thành viên có trách nhiệm trong khu vực và quốc tế Năm 2017 đánh dấu tròn 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (LHQ) và 22 năm là thành viên ASEAN, đánh dấu một hành trình thể hiện sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều phối viên Thường trú của LHQ tại Việt Nam Kamal Malhotra nhận định rằng: “Việt Nam hiện đang ở vị thế đã có những hoạt động đáp lại sự hỗ trợ của LHQ từ trước đến nay. Năm 2017, ASEAN bước vào “tuổi vàng” 50 và cũng là dấu mốc 22 năm Việt Nam ra nhập “đại gia đình” ASEAN. |
5 - Ghi dấu ấn tại các diễn đàn khu vực và các tổ chức quốc tế quan trọng Năm qua, những nhà ngoại giao kỳ cựu với “chiến tích” vang dội đã góp phần vào thành công của năm ngoại giao đa phương Việt Nam với việc ứng cử và đã trúng cử vào các tổ chức quốc tế và khu vực: Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, người Việt Nam đầu tiên được bầu vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế; Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ trúng cử Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới; Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, trúng cử Phó Tổng Thư ký ASEAN; Đại sứ Phan Kiều Thu, trúng cử Tổng Thư ký của Kế hoạch vì sự hợp tác phát triển kinh tế và xã hội ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Colombo). Ngoài ra, năm 2017, lần đầu tiên Việt Nam có ứng cử viên cho chức Tổng Giám đốc UNESCO. Tất cả đã nói lên vị thế, uy tín quốc tế và sự sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam. |
6 - 11 nước thành viên TPP thông qua CPTPP thay thế TPP Giữa bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nguy cơ chia rẽ, bảo hộ hiện hữu, Việt Nam và 10 thành viên APEC khác đã đồng thuận thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm thúc đẩy tự do thương mại. CPTPP thể hiện sự nỗ lực lớn của 11 nước thành viên, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại và hợp tác với các nước trong khu vực. CPTPP chiếm khoảng 15% GDP, 15% tổng thương mại toàn cầu và 500 triệu dân. |
7 - Kinh tế Việt Nam với các con số ấn tượng sau nhiều năm Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, GDP Việt Nam năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016. Khác với trước đây, tăng trưởng GDP năm nay đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào khai khoáng, dầu thô hay tín dụng. Thay vào đó, động lực tăng trưởng đến từ xuất khẩu khi lần đầu tiên đạt mức 213,77 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu lập kỳ tích 400 tỷ USD; khu vực công nghiệp phục hồi rõ nét; thu hút vốn FDI đạt gần 36 tỷ USD trong đó giải ngân kỷ lục 17,5 tỷ USD, cao nhất 10 năm qua. Tăng trưởng của thị trường chứng khoán đạt 40%, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường chứng khoán có mức tăng mạnh nhất thế giới. |
8 - Có thêm 2 Di sản phi vật thể nhân loại và 1 Di sản tư liệu thế giới Việc UNESCO ghi danh nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam và chuyển Hát Xoan Phú Thọ từ Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp thành Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại đã tiếp tục khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam. Với việc UNESCO vinh danh Nghệ thuật Bài Chòi và Hát Xoan, đã nâng tổng số di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ở Việt Nam lên 11 di sản. Cũng năm 2017, với những giá trị đặc sắc về nội dung và hình thức như tính độc đáo, xác thực, tầm ảnh hưởng quốc tế, Châu bản triều Nguyễn chính thức được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới. Trước đó, năm 2014, Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. |
9 - Năm vươn ra biển lớn của thể thao Việt Nam Theo Tổng cục Thể dục Thể thao, trong năm 2017, Việt Nam đã giành được 46 HCV, 39 HCB, 31 HCĐ ở cấp độ thế giới; 64 HCV, 50 HCB, 44 HCĐ châu Á; 315 HCV, 212 HCB, 244 HCĐ Đông Nam Á. Nổi bật là thành tích đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu xuất sắc tại SEA Games 29, phá 12 kỷ lục SEA Games và xếp thứ 3/11 quốc gia tham dự... Năm 2017 cũng đánh dấu việc lần đầu tiên Đội tuyển bóng đá U20 có vé dự FIFA U20 World Cup. Đây cũng năm đầu tiên Việt Nam có 6 đội tuyển bóng đá quốc gia giành quyền tham dự Vòng Chung kết châu Á trong năm 2018 bao gồm: Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia, Đội tuyển bóng đá nam quốc gia, Đội tuyển bóng đá U23 quốc gia, Đội tuyển bóng đá U19 quốc gia, đội tuyển U16 quốc gia và đội tuyển Futsal Việt Nam. |
Dấu ấn đối ngoại Việt Nam 2015 Bình chọn của Ban Biên tập TG&VN |
Đối ngoại Việt Nam 2014: Tích cực và chủ động Sáng 30/12, Báo Thế giới & Việt Nam và Báo điện tử VietNamNet thực hiện cuộc đối thoại trực tuyến về dấu ấn đối ngoại ... |
9 dấu ấn Đối ngoại Việt Nam năm 2013 Báo Thế giới & Việt Nam xin trân trọng giới thiệu 9 dấu ấn đối ngoại Việt Nam 2013 do Ban Biên tập Báo bình ... |