TIN LIÊN QUAN | |
Chuẩn bị cho GMS6 và CLV10 chu đáo, không chủ quan | |
Các Bộ trưởng GMS bàn về phát triển hạ tầng |
Trả lời tại buổi phỏng vấn, ông Perdiguero chia sẻ những thành tựu của GMS trong lĩnh vực phát triển kết nối giao thông, đặc biệt là dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Theo ông, đây là dự án tiêu biểu có ý nghĩa quan trọng trong chương trình hợp tác GMS tại Việt Nam.
Ông Pediguero đề cao sự chủ động của Việt Nam trong việc đóng góp sáng kiến tại tất cả các lĩnh vực hợp tác của GMS. “Việt Nam là hành lang kết nối” với các nước láng giềng thông qua các dự án trong khuôn khổ Hành lang kinh tế Bắc - Nam (kết nối Việt Nam - Trung Quốc), Hành lang kinh tế Đông - Tây (Đà Nẵng và các thành phố của Lào, Thái Lan, Myanmar) và Hành lang kinh tế phía Nam (TP. Hồ Chí Minh -Phnom Penh - Bangkok).
Ông nhấn mạnh rằng chương trình hợp tác GMS được định hướng bởi 3 chữ C: Kết nối (connectivity), Cạnh tranh (competitiveness) và Cộng đồng (community). Vì vậy, ADB mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò là thành viên tích cực, thúc đẩy hợp tác GMS ở cả khu vực tư nhân cũng như khuyến khích các cơ quan cấp tỉnh tham gia nhiều hơn nữa vào các sáng kiến hợp tác.
Giám đốc ADB trả lời phỏng vấn ngày 13/3. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Bên cạnh đó, ông cho biết, GMS đã tài trợ 21 tỷ USD cho các dự án phát triển trong suốt 25 năm qua và mục tiêu tiếp theo của chương trình là hỗ trợ 66 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.
Sáng kiến hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khởi xướng năm 1992. Các nước thành viên của tiểu vùng Mekong mở rộng gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc).
Các sáng kiến và hoạt động trong chương trình GMS tập trung vào 10 lĩnh vực chính bao gồm: giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, du lịch, thông tin viễn thông, thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển đô thị.
Việt Nam tham gia tích cực Chương trình hợp tác kinh tế GMS ngay từ khi Chương trình này được thành lập vào năm 1992. Sự tham gia của Việt Nam mang nhiều kết quả tích cực về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo cũng như góp phần gia tăng liên kết kinh tế khu vực.
64 tỷ USD phát triển bền vững khu vực Mekong Bộ trưởng 6 nước thuộc Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) vừa thông qua một khuôn khổ kế hoạch hành động 5 năm gồm các ... |
6 nước Mekong tập trung hợp tác về thương mại điện tử Ngày 12/6, 6 nước dọc sông Mekong đã thành lập một liên minh nhằm xây dựng nền tảng cho thương mại điện tử xuyên biên ... |
Cam kết phát triển bền vững và bao trùm khu vực GMS Ngày 20/12, tại Bangkok, Thái Lan các nhà lãnh đạo chính phủ các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng đã ra Tuyên bố chung của ... |