Nhỏ Bình thường Lớn

Kiên trì Hiệp định đầu tư với Trung Quốc, bà Merkel 'nhận quả đắng'?

Liên minh châu Âu (EU) đã đàm phán về hiệp định đầu tư gây tranh cãi với Trung Quốc trong nhiều năm. Động lực cho hiệp định này chính là Thủ tướng Đức Angela Merkel. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra tại Đức, cánh cửa thời gian đang đóng lại với Bắc Kinh.

Năm 2012, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Thủ tướng Angela Merkel đã gặp một người đàn ông mà tới khi đó, ở châu Âu hầu như không ai biết đến: ông Tập Cận Bình. Bà Merkel đã trò chuyện khoảng 30 phút với vị chính trị gia này - người sau này đảm nhiệm vị trí quyền lực nhất tại Trung Quốc.

Ảo tưởng của bà Merkel về Trung Quốc
Bất chấp sự phản đối từ bên trong và bên ngoài nước Đức, Thủ tướng Angela Merkel vẫn kiên định với Hiệp định đầu tư EU-Trung Quốc. (Nguồn: Financial Times)

Điều chưa biết

Hợp tác thương mại giữa Berlin và Bắc Kinh đang diễn ra tốt đẹp. Bà Merkel hiểu rõ sự hợp tác này.

Từ khi nhậm chức Thủ tướng Đức năm 2005, hầu như năm nào bà cũng đến thăm Trung Quốc. Bà đã nhiều lần gặp Chủ tịch Trung Quốc thời kỳ đó là Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo và có nhiều kinh nghiệm với hai nhà lãnh đạo Trung Quốc này.

Tin liên quan
Sau đòn trừng phạt Sau đòn trừng phạt 'ăn miếng trả miếng', EU hoãn phê chuẩn thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc

Nhiều quốc gia, kể cả các nước EU, đều hy vọng rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Từ năm 2013, EU và Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán một hiệp định vốn mang lại kỳ vọng về một kỷ nguyên mới giữa hai khu vực thương mại: Trung Quốc mở cửa cho các nhà đầu tư từ EU, và các công ty châu Âu sẽ được đối xử công bằng tại nước này.

Ý tưởng về một hiệp định như vậy thật hấp dẫn vì bất chấp tất cả những hạn chế, Trung Quốc vẫn là một thị trường cực kỳ “béo bở” với các doanh nghiệp châu Âu.

Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện những dấu hiệu của sự hoài nghi. Trong năm đầu cầm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã triển khai sáng kiến "Vành đai và Con đường", hay còn gọi là "Con đường tơ lụa mới", với mục tiêu tạo lập mạng lưới thương mại khổng lồ khắp châu Á, châu Âu và châu Phi.

Một phần của dự án khổng lồ này khiến EU phải đặc biệt lưu tâm, đó là sáng kiến “17 + 1”.

Đây là sáng kiến nhắm tới các quốc gia châu Âu, trong đó có 12 nước thuộc EU. Bắc Kinh đã bắt đầu lôi kéo những quốc gia kém phát triển hơn ở châu Âu tham gia dự án của mình với cam kết đầu tư hàng tỷ USD phát triển cơ sở hạ tầng tại các nước này.

Sáng kiến của Trung Quốc là một nỗ lực nhằm chia rẽ châu Âu. EU dần nhận ra điều đó.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 2015, Thủ tướng Merkel đã nói với nhà lãnh đạo Bắc Kinh rằng Trung Quốc đang “phân mảnh” EU. Đó vẫn là những lời cảnh báo kín đáo và EU lại tiếp tục đàm phán hiệp định đầu tư với Trung Quốc.

Phản ứng một cách cân bằng

Năm 2015, Bắc Kinh giới thiệu kế hoạch “Made in China 2025” (Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025) nhằm đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tàu trong các ngành công nghiệp và công nghệ tương lai. Berlin và Brussels lo ngại rằng các công ty châu Âu có thể bị cuốn vào guồng quay của kế hoạch này.

Đến lúc này, EU bắt đầu phản ứng. Tháng 12/2017, quy tắc phòng vệ thương mại mới đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp từ Trung Quốc có hiệu lực.

Năm 2019, EU công bố một báo cáo chiến lược, trong đó lần đầu tiên coi Trung Quốc là một “đối thủ mang tính hệ thống”. Tuy nhiên, châu Âu vẫn tiếp tục các cuộc đàm phán về hiệp định đầu tư.

Do mối quan hệ kinh tế rất chặt chẽ với Trung Quốc nên khi nhắc tới nước này, Thủ tướng Đức hiếm khi sử dụng từ "đối thủ".

Trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2019, bà Merkel đã đề cập vấn đề Hong Kong và Tân Cương, dù vậy, bà vẫn nỗ lực vực dậy hiệp định đầu tư bị đình trệ nhiều năm qua.

Ở hậu trường, Thủ tướng Đức lặng lẽ đàm phán với Chủ tịch Trung Quốc về thỏa thuận này với sự hợp tác chặt chẽ của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Các nhà đàm phán phải làm việc suốt những ngày nghỉ lễ Giáng sinh 2020.

Bà Merkel hiểu rõ rằng sau khi Đức kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU vào ngày 31/12/2020, hiệp định này sẽ khó có thể tiến triển, vì vậy, cần phải hoàn thành ngay trong thời gian này.

Trước khi năm 2020 kết thúc, EU và Trung Quốc tuyên bố đạt được thống nhất về thỏa thuận đầu tư toàn diện chung.

Mặc dù nội dung của thỏa thuận còn cách xa kỳ vọng của châu Âu nhưng bà Merkel vẫn tin rằng bà đã làm đúng. Điều quan trọng nhất đối với bà là Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức và EU.

Ảo tưởng kết thúc?

Đầu tháng 5/2021, Hội nghị ngoại trưởng các nước G7 tại Lodon đã ra tuyên bố chung trái ngược hoàn toàn với yêu cầu của Bắc Kinh tại cuộc gặp với Mỹ ở Alaska rằng phương Tây không nên can dự vào tình hình nội bộ của Trung Quốc.

Các ngoại trưởng G7 hối thúc Liên hợp quốc về vấn đề Tân Cương và kêu gọi Bắc Kinh “tham gia một cách xây dựng vào hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp”.

Trong khi đó Thủ tướng Merkel vẫn kiên định bảo vệ hiệp định đầu tư toàn diện với Trung Quốc. Bà cho rằng bất chấp tất cả những khó khăn chắc chắn sẽ nảy sinh trong quá trình phê chuẩn, đây vẫn là “một cam kết rất quan trọng”.

Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth khẳng định: “Về nguyên tắc, chính phủ Đức tiếp tục ủng hộ hiệp định đầu tư này”.

Tuy nhiên, vị Quốc vụ khanh này cũng bày tỏ lo ngại: "Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện những bước đi ngày càng cứng rắn và kiên quyết thúc đẩy chương trình nghị sự toàn cầu theo cách riêng của mình. Do đó, EU phải thể hiện sự đoàn kết để bảo vệ lợi ích của liên minh trước Trung Quốc và để định vị vị trí của mình trên thế giới".

Cánh cửa thời gian sẽ đóng lại với Trung Quốc sau cuộc bầu cử Quốc hội Đức vào tháng 9 tới. Chính trị gia Đức Bütikofer bình luận: “Bà Angela Merkel hiện là trụ đỡ quan trọng nhất của Bắc Kinh ở châu Âu. Nhiều người ở Brussels đều nhận thấy điều đó".

Tin liên quan
EU tiến gần hơn tới thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc EU tiến gần hơn tới thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc

Tại châu Âu, những tiếng nói phản đối hiệp định đầu tư của Thủ tướng Merkel với Trung Quốc ngày càng nhiều. Nghị sỹ Bütikofer nói: “Tôi cho rằng chính sách của Đức về Trung Quốc trong tương lai sẽ cứng rắn hơn, bất kể ai sẽ là người chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện nó".

Theo quan điểm của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức Norbert Röttgen, xung đột cơ bản giữa Trung Quốc và phương Tây sẽ không thay đổi sau cuộc bầu cử vào tháng 9 tới tại Đức.

Ông Norbert Röttgen cũng cho rằng quy trình phê chuẩn hiệp định này chỉ có thể tiếp tục khi Trung Quốc dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt đối với các thành viên Nghị viện châu Âu và gia đình.

TIN LIÊN QUAN
Đức: Tân Chủ tịch Đảng CDU chưa được lòng đa số cử tri để kế nhiệm chức Thủ tướng của bà Merkel
Không phải bà Merkel, Bộ trưởng Y tế Đức mới là chính trị gia được yêu thích nhất
Trung Quốc hối thúc EU sớm hoàn tất Hiệp định đầu tư song phương
Australia khẳng định 'đang có lợi thế lớn' và sẽ kiện Trung Quốc lên WTO
Báo Trung Quốc đánh giá về RCEP: 'thiên đường' của thương mại tự do và đầu tư hiệu quả

(theo Die Welt)

Tin cũ hơn

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?
Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường
Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn
G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên