TIN LIÊN QUAN | |
1/3 dân số thế giới quá béo hoặc quá gầy | |
UNICEF cảnh báo tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng của trẻ em Madaya |
Báo cáo của tổ chức cứu trợ quốc tế WaterAid cho biết, dù là nền kinh tế tăng trưởng cao trong những năm gần đây, nhưng Ấn Độ có số trẻ suy dinh dưỡng nhiều hơn cả tổng số trẻ suy dinh dưỡng của các nước Nigeria, Pakistan, Trung Quốc và Cộng hòa Congo cộng lại, với 48 triệu trẻ dưới 5 tuổi, chiếm khoảng 30% trên toàn cầu.
Số trẻ suy dinh dưỡng ở Ấn Độ chiếm khoảng 30% con số này trên toàn cầu. (Nguồn: Oneindia) |
Nigeria bị xếp thứ hai với 10,3 triệu trẻ suy dinh dưỡng, trong khi Pakistan đứng ở vị trí thứ ba với 9,9 triệu trẻ. Bangladesh ghi nhận 5,5 triệu trường hợp trong tổng số 160 triệu dân. Nước này gần như xóa bỏ tình trạng đi vệ sinh ngoài trời chỉ trong vòng hơn 10 năm qua nhờ phát động chiến dịch xây dựng nhà vệ sinh.
Tại Timor Leste, nơi tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến nhất, gần 58% trẻ mắc phải tình trạng này. Trong khi đó, Đức có tỷ lệ thấp nhất với 1,3%.
Giải thích nguyên nhân nhiều trẻ Ấn Độ chậm phát triển, chuyên gia WaterAid nhấn mạnh nước này có tỷ lệ người đi vệ sinh ngoài trời cao nhất trên thế giới, dẫn đến lây lan nhiều bệnh tật cũng như khiến trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy và các bệnh truyền nhiễm khác. Dữ liệu do WaterAid thu thập cho thấy mỗi năm có 140.000 trẻ tại quốc gia Nam Á này tử vong do tiêu chảy, trong khi 76 triệu trẻ chưa được tiếp cận nước sạch và 774 triệu trẻ sinh hoạt mà không có hệ thống vệ sinh đầy đủ.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), vấn đề vệ sinh từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối ở Ấn Độ, với xấp xỉ 594 triệu người – gần một nửa dân số nước này- “giải quyết nhu cầu” ngoài trời. Kể từ khi nhậm chức hồi năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh sự cần thiết phải “làm sạch” Ấn Độ và liên tục hối thúc trong 4 năm mỗi hộ gia đình xây dựng một nhà vệ sinh.
Năm 2080, thế giới có thêm 600 triệu người suy dinh dưỡng Ngày 3/11, một chuyên gia nhân quyền của Liên hợp quốc (LHQ) đã cảnh báo tình trạng biến đổi khí hậu đang đặt ra mối ... |
Đừng ép trẻ ăn cơm sớm Tại Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, 60% số trẻ suy dinh dưỡng đến khám có nguyên nhân từ hậu quả của việc bị cho ăn ... |