Ấn độ dè chừng tiếp cận thương mại tự do là điều không cần thiết?

Việt An
Thời gian tới, để đạt được tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, Ấn Độ cần phải khai thác sâu hơn các thị trường toàn cầu, nghĩa là cần chắc chắn về vấn đề mở cửa thương mại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ấn Độ đang miễn cưỡng tiếp cận thương mại tự do?
Ấn Độ đang dè chừng tiếp cận thương mại tự do? Ảnh minh họa. (Nguồn: India Inc Group)

Tháng 11/2019, Ấn Độ đột ngột rút khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại khổng lồ quốc gia này đã theo đuổi trong 8 năm.

Tuy nhiên gần đây, Ấn Độ đã thay đổi ý định khi tìm cách thúc đẩy ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Australia, Canada, các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.

Vì sao Ấn Độ rút khỏi RCEP?

Đánh giá về nguyên nhân, nhiều ý kiến cho rằng, Ấn Độ rút khỏi RCEP chủ yếu do lo ngại về Trung Quốc. Tuy nhiên, thương mại Ấn-Trung vẫn duy trì phát triển trong ba năm qua và vượt mốc 125 tỷ USD vào năm 2021.

Từ tháng 4-8/2022, Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn thứ hai của Ấn Độ. Bên cạnh đó, một yếu tố khác được bàn đến là New Delhi lo ngại thâm hụt thương mại với các nước ASEAN cũng như Trung Quốc.

Trên thực tế, điều này có thể thay đổi được. Trong số 15 nước thành viên của RCEP, Ấn Độ đã có FTA với 12 nước và đang trong tiến trình thỏa thuận với thành viên thứ 13 là Australia. Vì vậy, vấn đề thâm hụt thương mại có thể được giải quyết nhờ thặng dư thương mại song phương với các nước đối tác.

Mặt khác, đầu tư có thể là một khía cạnh quan trọng của RCEP mà Ấn Độ đã bỏ sót. RCEP tham vọng định vị toàn bộ chuỗi giá trị cung ứng trong lãnh thổ thương mại tự do.

Do đó, các nhà đầu tư tương lai sẽ phải suy nghĩ kĩ hơn về việc đặt một phần giá trị cung ứng vào một đất nước không thuộc RCEP như Ấn Độ, bởi làm vậy có thể sẽ cản trở tính liền mạch xuyên biên giới của các yếu tố cấu thành chuỗi.

Ngoài ra, nếu phải tìm một điểm đầu tư mới nhằm đa dạng hóa thị trường thay vì chỉ tập trung vào Trung Quốc, các công ty phương Tây có xu hướng bị thu hút bởi các nước RCEP và thành công của Việt Nam là một minh chứng.

Tin liên quan

IPEF: Để giá trị vượt qua thách thức

IPEF: Để giá trị vượt qua thách thức

Điều này đặt ra quan điểm có thể New Delhi đã bỏ lỡ mất cơ hội đầu tư tiềm năng chỉ để bảo vệ đất nước khỏi thâm hụt thương mại, điều vốn có thể điều chỉnh được mà không cần rút khỏi hiệp định.

Cần chắc chắn về vấn đề mở cửa thương mại

Trong khi, RCEP đã thể hiện rõ được lợi ích tự do thương mại những năm qua, bao gồm mở cửa biên giới và giảm thuế quan, cam kết mở cửa của Ấn Độ vẫn chưa rõ ràng. Một số quyết định gần đây là điển hình cho thấy sự miễn cưỡng của quốc gia này đối với thương mại tự do hoàn toàn.

Thứ nhất, tháng 5/2022, trong khi được kỳ vọng xuất khẩu kỷ lục 10 tấn lúa mì, chính phủ Ấn Độ đột ngột thông báo cấm xuất khẩu mặt hàng này, khoảng 6 tuần sau khi khẳng định với thế giới rằng, nước này sẽ là một nhà cung cấp đáng tin cậy và đứng ra giải quyết vấn đề thiếu hụt lúa mì do xung đột Nga-Ukraine gây ra.

Lệnh cấm này đã khiến giá lúa mì ở Chicago tăng 6% và khiến các nước nhập khẩu thất vọng.

Thứ hai, ngay sau lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, New Delhi tiếp tục cấm xuất khẩu đường. Trong khi đó, Ấn Độ là quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới với mức tăng 14% trong năm 2021 và được mong đợi sẽ sản xuất kỷ lục 35,5 tấn đường trong năm 2022.

Thứ ba, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ cảnh báo các nhà sản xuất ô tô không được “ép buộc” các nhà cung cấp linh kiện nhập khẩu. Ngành công nghiệp ô tô của nước này đã phát triển vượt xa mong đợi, là ngành xuất khẩu ròng và đạt kỷ lục xuất khẩu trị giá 19 tỷ USD năm 2021.

Có lẽ, vấn đề “đốc thúc” các nhà sản xuất ô tô bản địa hóa linh kiện nên được định đoạt tự do dựa trên các cân nhắc thị trường.

Thứ tư, đầu tháng 9/2022, Ấn Độ là quốc gia duy nhất trong số 13 nước thành viên quyết định rút khỏi trụ cột thương mại của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương (IPEF). Sự lưỡng lự của quốc gia này đến từ lo ngại về thương mại kỹ thuật số, các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, và mua sắm công.

Mỗi vấn đề này đều rất phức tạp nhưng chắc chắn một điều rằng khả năng cạnh tranh của New Delhi trong thương mại toàn cầu không bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn về lao động hoặc bảo vệ môi trường.

Trên thực tế, Ấn Độ đã thể hiện sự sẵn sàng trong việc hài hòa các chính sách trong nước với các thông lệ quản lý toàn cầu tốt nhất trong các cuộc đàm phán về FTA với EU. Vì vậy, nước này không cần phải quá để tâm khi ký kết những điều kiện được cho là không liên quan đến thương mại.

Thời gian tới, địa chính trị và địa kinh tế sẽ ngày càng gắn kết với nhau. Vì vậy, cam kết mở cửa và tự do thương mại của Ấn Độ sẽ được thử nghiệm. Các điều chỉnh thuế quan thường xuyên để bảo vệ các lợi ích được ưu đãi trong nước và các lệnh cấm thương mại định kỳ nên được hủy bỏ, thay vào đó nên xây dựng cơ cấu thuế quan vừa phải và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Để đạt được tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, New Delhi cần phải khai thác sâu hơn các thị trường toàn cầu, nghĩa là cần chắc chắn về vấn đề mở cửa thương mại.

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/9): GDP Nga sụt giảm ít hơn dự báo, Fed-ECB quyết ‘cắt rễ’ lạm phát, Đức ‘sống khỏe’, không cần khí đốt Moscow

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/9): GDP Nga sụt giảm ít hơn dự báo, Fed-ECB quyết ‘cắt rễ’ lạm phát, Đức ‘sống khỏe’, không cần khí đốt Moscow

Suy thoái kinh tế toàn cầu có thể kéo dài sang năm 2023, cộng đồng quốc tế chung tay ứng phó khủng hoảng lương thực, ...

Tổng thống Putin nói về làn sóng doanh nghiệp rời Nga, muốn công ty nội địa làm việc này

Tổng thống Putin nói về làn sóng doanh nghiệp rời Nga, muốn công ty nội địa làm việc này

Ngày 21/9, trong cuộc gặp lãnh đạo các trường kỹ thuật tiên tiến và đối tác của những cơ sở giáo dục này tại Veliky ...

Nga-phương Tây: ‘Con bài’ chính của Moscow đang suy yếu, nền kinh tế vào ‘con đường lãng quên’?

Nga-phương Tây: ‘Con bài’ chính của Moscow đang suy yếu, nền kinh tế vào ‘con đường lãng quên’?

Trong dài hạn, kinh tế cho Nga có thể gặp nhiều rắc rối khi ‘con bài’ thương lượng chính đang suy yếu và các lệnh ...

Nga-EU: Khi người ta tranh cãi về tính chất ‘con dao 2 lưỡi’ của đòn trừng phạt

Nga-EU: Khi người ta tranh cãi về tính chất ‘con dao 2 lưỡi’ của đòn trừng phạt

Tổng thống Nga Putin cảnh báo, thay vì mang lại hiệu quả mà phương Tây mong muốn, các lệnh trừng phạt đang làm xói mòn ...

Giữa 'bão' trừng phạt từ phương Tây, ít nhất 20 tỷ USD hàng hoá vẫn vào Nga nhờ lý do này

Giữa 'bão' trừng phạt từ phương Tây, ít nhất 20 tỷ USD hàng hoá vẫn vào Nga nhờ lý do này

Ngày 18/9, trả lời phỏng vấn hãng tin Izvetia, Bộ trưởng Công thương Liên bang Nga Denis Manturov cho hay, lượng hàng hoá nhập khẩu ...

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/1/2025: Tuổi Mùi tài chính ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/1/2025: Tuổi Mùi tài chính ổn định

Xem tử vi 20/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/1/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/1/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 20/1. Lịch âm hôm nay 20/1/2025? Âm lịch hôm nay 20/1. Lịch vạn niên 20/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 20/1/2025: Bảo Bình tiền bạc rủng rỉnh

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 20/1/2025: Bảo Bình tiền bạc rủng rỉnh

Tử vi hôm nay 20/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xuân Quê hương 2025: Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hỗ trợ nhau hiện thực hóa những giấc mơ

Xuân Quê hương 2025: Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hỗ trợ nhau hiện thực hóa những giấc mơ

Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ nhấn mạnh điều đó trong phát biểu chúc mừng năm mới tại chương trình Xuân Quê hương 2025 ở thủ đô ...
Ông Donald Trump sẽ thăm Ấn Độ, Trung Quốc sau khi tuyên thệ nhậm chức?

Ông Donald Trump sẽ thăm Ấn Độ, Trung Quốc sau khi tuyên thệ nhậm chức?

Ấn Độ và Trung Quốc là hai cái tên được nhắc đến khi đề cập chuyến công du của ông Donald Trump trong những ngày đầu tiên trên cương vị ...
Chủ tịch nước Lương Cường gửi tình cảm nồng ấm, lời thăm hỏi ân tình đến kiều bào

Chủ tịch nước Lương Cường gửi tình cảm nồng ấm, lời thăm hỏi ân tình đến kiều bào

TG&VN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân Quê hương 2025.
Giá tiêu hôm nay 20/1/2025: Tiếp tục đi ngang, bài học lớn về nhận định thị trường và liên kết chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp Việt

Giá tiêu hôm nay 20/1/2025: Tiếp tục đi ngang, bài học lớn về nhận định thị trường và liên kết chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp Việt

Giá tiêu hôm nay 20/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.000 đồng/kg.
Truyền thông Campuchia ấn tượng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Truyền thông Campuchia ấn tượng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Các cơ quan truyền thông Campuchia đăng nhiều bài viết bày tỏ ấn tượng với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam năm 2024.
Giá cà phê hôm nay 19/1/2025: Giá cà phê xuất khẩu tăng 59%, những yếu tố mới của vụ thu hoạch 2024 - 2025

Giá cà phê hôm nay 19/1/2025: Giá cà phê xuất khẩu tăng 59%, những yếu tố mới của vụ thu hoạch 2024 - 2025

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam quý 4/2024 đạt 208.000 tấn, trị giá 1,16 tỉ USD; so với cùng kỳ năm 2023 giảm 44% về lượng nhưng tăng 4% về giá trị. Tháng 12/2024, ...
Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Tuần tăng giá

Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Tuần tăng giá

Giá xăng dầu hôm nay 13/1, giá dầu Brent giảm 50 cent, tương đương 0,6%, xuống mức 80,79 USD/thùng.
WEF đánh giá cao quá trình hợp tác giữa Việt Nam và các cơ chế đa phương

WEF đánh giá cao quá trình hợp tác giữa Việt Nam và các cơ chế đa phương

Chuyên gia cấp cao của WEF khẳng định, thời gian qua, Việt Nam luôn nỗ lực tăng cường hợp tác với các cơ chế đa phương. Điều này có ý nghĩa quan trọng.
Lễ vinh danh doanh nghiệp Việt Nam điển hình sáng tạo

Lễ vinh danh doanh nghiệp Việt Nam điển hình sáng tạo

Tối 18/1, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ vinh danh doanh nghiệp Việt Nam điển hình sáng tạo.
Bất động sản: Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đầu cơ đẩy giá, không phải phía Tây, đây mới là tâm điểm thị trường chung cư Hà Nội

Bất động sản: Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đầu cơ đẩy giá, không phải phía Tây, đây mới là tâm điểm thị trường chung cư Hà Nội

Văn Giang trở thành tâm điểm thị trường chung cư Hà Nội và Hưng Yên, những hợp đồng bắt buộc phải chứng thực… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sắp ra mắt niên giám bất động sản công nghiệp Việt Nam đến năm 2030

Sắp ra mắt niên giám bất động sản công nghiệp Việt Nam đến năm 2030

Niên giám Bất động sản Công nghiệp Việt Nam – Quy hoạch phát triển đến năm 2030 bằng tiếng Anh và tiếng Việt, dự kiến phát hành vào cuối quý I đầu quý II/2025.
Bất động sản: Giá chung cư tăng vù vù, khó tìm nơi an cư; bảng giá đất mới tại Hà Nội, TPHCM tạo cuộc chơi bình đẳng, giảm tốc làn sóng đầu cơ

Bất động sản: Giá chung cư tăng vù vù, khó tìm nơi an cư; bảng giá đất mới tại Hà Nội, TPHCM tạo cuộc chơi bình đẳng, giảm tốc làn sóng đầu cơ

Chung cư bình dân vắng bóng, người dân đỏ mắt tìm nơi an cư; hy vọng từ bảng giá đất mới tại Hà Nội và TPHCM… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá chung cư tiếp tục phá đỉnh, phân khúc đang thống trị thị trường TPHCM, Hà Nội chốt tiến độ xây lại loạt nhà cũ trên ‘đất vàng’

Bất động sản: Giá chung cư tiếp tục phá đỉnh, phân khúc đang thống trị thị trường TPHCM, Hà Nội chốt tiến độ xây lại loạt nhà cũ trên ‘đất vàng’

Giá chung cư Hà Nội ghi nhận mức tăng khủng khiếp, nhận định phân khúc đang thống trị thị trường TPHCM… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nhà đẹp như ý đón Tết Ất Tỵ với giải pháp vay sửa nhà Techcombank, hạn mức lên tới 3 tỷ VNĐ

Nhà đẹp như ý đón Tết Ất Tỵ với giải pháp vay sửa nhà Techcombank, hạn mức lên tới 3 tỷ VNĐ

Sửa nhà thuộc nhóm vay tiêu dùng nhưng giải pháp của Techcombank có thời gian vay lên đến 20 năm và tỷ lệ cho vay tối đa trên tổng nhu cầu vốn là 80%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/1: USD 'lung lay' vì số liệu kinh tế Mỹ, EUR ổn định

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/1: USD 'lung lay' vì số liệu kinh tế Mỹ, EUR ổn định

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/1 ghi nhận USD giảm khi các nhà giao dịch tiếp nhận một loạt dữ liệu kinh tế mới từ Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/1: EUR nối dài đà giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/1: EUR nối dài đà giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/1 ghi nhận đồng USD hạ nhiệt sau khi thị trường nhận được thống kê lạm phát Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/1: USD quay đầu giảm, EUR giữ nhịp đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/1: USD quay đầu giảm, EUR giữ nhịp đi xuống

Sau khi tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn hai năm, đạt đỉnh ở mức 110,17, USD quay đầu giảm nhẹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/1: USD vững vàng tiến bước, EUR sắp ngang bằng đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/1: USD vững vàng tiến bước, EUR sắp ngang bằng đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/1 ghi nhận đồng USD đang tiến gần đến ngưỡng kháng cự quan trọng tại mốc 110,50.
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

Hiện tại, mức lãi suất huy động của các ngân hàng cao nhất thị trường tập trung chủ yếu ở các kỳ hạn dài, từ 18-36 tháng.
Phiên bản di động