Ấn Độ: Đến thời 'cáo chung' máy bay chiến đấu MiG-21?

Hồng Phúc
Tờ Times of India ngày 30/7 dẫn lời các quan chức Không quân Ấn Độ giấu tên cho hay các máy bay MiG-21 đã quá hạn nghỉ hưu từ lâu và phải được thay thế trước khi ngừng hoạt động.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Máy bay chiến đấu Mig-21 tại DefExpo 2020 ở Lucknow, Ấn Độ, ngày 5/2/2020. (Nguồn: Reuters)
Máy bay chiến đấu MiG-21 tại Triển lãm DefExpo 2020 ở Lucknow, Ấn Độ, ngày 5/2/2020. (Nguồn: Reuters)

Một chiếc máy bay chiến đấu huấn luyện MiG-21 của Không quân Ấn Độ cất cánh từ căn cứ không quân Utarlai ở bang Rajasthan đã bị rơi vào đêm 28/7, khiến hai phi công M Rana và Advitiya Bal thiệt mạng.

Đó là vụ tai nạn mới nhất liên quan đến máy bay chiến đấu MiG-21 thời Liên Xô (cũ) của Ấn Độ, và tất nhiên không phải là vụ tai nạn đầu tiên. Theo Zee News, chỉ tính riêng trong năm 2021, đã có 5 vụ tai nạn liên quan đến MiG-21, khiến 3 phi công thiệt mạng.

Theo nhiều báo cáo khác nhau, hơn 400 chiếc MiG-21 đã bị rơi trong 5 thập kỷ qua, gây tử vong cho hơn 200 phi công và 50 người khác. Năm 2012, cựu Bộ trưởng Quốc phòng AK Antony cho biết tại Quốc hội rằng, hơn một nửa trong số 872 máy bay MiG mua từ Nga đã bị rơi, khiến cho hơn 200 người, trong đó có 171 phi công và 39 dân thường, thiệt mạng.

Sau vụ tai nạn gần đây ở bang Rajasthan, Không quân Ấn Độ (IAF) đã công bố kế hoạch cho nghỉ hưu một phi đội máy bay MiG-21 Bison.

Hãng thông tấn ANI trích dẫn nguồn tin IAF cho hay, "phi đội 51 đóng ngoài căn cứ không quân Srinagar sẽ được đánh số hiệu vào ngày 30/9. Sau đó, chỉ có ba phi đội máy bay còn hoạt động và sẽ bị loại bỏ dần vào năm 2025".

Kênh tin tức Wion cho biết, IAF hiện có khoảng 70 chiếc MiG-21. Lực lượng này và Bộ Quốc phòng mấy năm gần đây đã mua máy bay từ nhiều nhà sản xuất phương Tây.

Báo Times of India dẫn lời các quan chức IAF giấu tên cho hay các máy bay MiG-21 đã quá hạn nghỉ hưu từ lâu và phải được thay thế trước khi ngừng hoạt động.

Một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã từ chối xác nhận hay phủ nhận thông tin trên của Times of India mà chỉ nói với Reuters rằng các cuộc thảo luận về tương lai của MiG-21 đang diễn ra.

Những thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh các nguồn cung phụ tùng từ Nga đang ngày càng khó khăn do cuộc chiến ở Ukraine.

Được báo chí Ấn Độ mệnh danh là “cỗ quan tài bay”, MiG-21 từng là máy bay chiến đấu chủ lực của nước này kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 1963.

Các chuyên gia quân sự Ấn Độ đang nhiệt tình kêu gọi đưa máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas của Hindustan Aeronautics Limited thay thế máy bay MiG-21.

New Delhi từ lâu đã đầu tư máy bay chiến đấu từ các nước như Nga, Pháp và Anh và máy bay nội địa Tejas được lên ý tưởng để thay thế MiG-21 cũ kỹ.

Lý do Israel tạm dừng hoạt động phi đội F-35

Lý do Israel tạm dừng hoạt động phi đội F-35

Không quân Israel sẽ đánh giá các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 trong những ngày tới sau khi Mỹ ngừng hoạt động hầu ...

Mỹ sẽ chuyển giao cho Đức 35 máy bay chiến đấu tối tân

Mỹ sẽ chuyển giao cho Đức 35 máy bay chiến đấu tối tân

Cơ quan hợp tác quốc phòng Mỹ cho biết chính quyền nước này đã chấp thuận khả năng bán 35 máy bay chiến đấu F-35 ...

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/5/2024: Tuổi Hợi tình cảm hòa thuận

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/5/2024: Tuổi Hợi tình cảm hòa thuận

Xem tử vi 4/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 4/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Người một nhà tập 12: Khanh lo cả nhà bị trả thù

Người một nhà tập 12: Khanh lo cả nhà bị trả thù

Người một nhà tập 12, Khanh lo bị trùm xã hội đen trả thù cả nhà...
Hội sinh viên Việt Nam tại các trường đại học Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn hướng nghiệp

Hội sinh viên Việt Nam tại các trường đại học Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn hướng nghiệp

Hội sinh viên Việt Nam tại các trường đại học Hàn Quốc phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Seoul tổ chức thành công Diễn đàn hướng nghiệp.
OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Kinh tế Tài chính Morocco Nadia Fettah Alaoui

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Kinh tế Tài chính Morocco Nadia Fettah Alaoui

Chiều 2/5, tại Paris, Pháp, nhân dịp dự OECD, Bộ trưởng Việt Nam-Moroccco nhất trí cùng thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Phiên bản di động