Ấn Độ xem xét lại việc tiếp tục thỏa thuận thương mại với ASEAN

TGVN. Chính phủ Ấn Độ đang xem xét lại việc tiếp tục Hiệp định thương mại tự do (FTA) với ASEAN, sau khi khối này ngần ngại giải quyết quan ngại của Ấn Độ liên quan đến điều mà New Delhi cho là bất đối xứng trong thỏa thuận đã có hiệu lực từ 10 năm qua này.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Covid-19: Ấn Độ phát hiện thêm 17.296 ca dương tính trong 24 giờ, Ukraine xem xét tái áp đặt phong tỏa
Nóng. Cố vấn Nhà Trắng khẳng định thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đã kết thúc
4903 export
Ấn Độ đang tìm cách sửa đổi chiến lược liên quan đến các FTA, không loại trừ FTA với ASEAN vốn có hiệu lực từ 10 năm nay. (Nguồn: Getty)

Theo báo Times of India ngày 1/8, Ấn Độ đang phàn nàn về tình trạng thâm hụt thương mại gia tăng với ASEAN, trong đó có nhiều hàng hóa được xem là có nguồn gốc từ Trung Quốc đi qua một số thành viên ASEAN.

Hiện chính phủ Ấn Độ đang tìm cách sửa đổi chiến lược liên quan đến các FTA, với việc Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman hôm 31/7 ngụ ý rằng New Delhi sẽ yêu cầu những thỏa thuận “có đi có lại” với các quốc gia mà nước này mở cửa thị trường.

Phát biểu tại một sự kiện do Liên đoàn Các phòng Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ (FICCI) tổ chức, bà Sitharaman nhấn mạnh: “Đây là một điểm hết sức trọng yếu trong các cuộc đàm phán thương mại của chúng ta”.

Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi cáo buộc các thỏa thuận thương mại do Liên minh Tiến bộ Thống nhất (UPA) thực hiện chịu phần lớn trách nhiệm trong việc gây ra tình trạng thâm hụt thương mại hiện nay, đồng thời cho rằng các thỏa thuận với ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản đã được ký kết vội vã khiến các lợi ích của Ấn Độ không được bảo vệ phù hợp.

Do đó, Bộ trưởng Công thương Ấn Độ Piyush Goyal đã yêu cầu đàm phán lại một số điều khoản theo cơ chế rà soát hiệp định, điều mà cho đến nay ASEAN đã từ chối chấp thuận.

Ít nhất ba quan chức cao cấp ở New Delhi nói rằng, chính phủ Ấn Độ đang xem xét lựa chọn rút khỏi một số FTA, đặc biệt là với ASEAN, nếu các điều khoản thỏa thuận không có lợi cho Ấn Độ. Cơ chế miễn thuế hoặc thuế thấp đang được cho là dẫn đến sự gia tăng đột biến một số sản phẩm nhập khẩu - từ hương nhang đến điều hòa không khí và tivi.

Các nguồn tin chính phủ đã cáo buộc các đối tác thương mại lợi dụng những công cụ không công bằng để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của họ vào Ấn Độ, trong khi dựng lên các rào cản đối với hàng hóa và chuyên gia của nước này. New Delhi coi đây là “thành quả” lớn nhất từ các hiệp định thương mại nêu trên.

Trong những năm gần đây, từ việc đe dọa chặn thỏa thuận xúc tiến thương mại của WTO vào năm 2015 đến rút khỏi đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Ấn Độ đã thể hiện lập trường cứng rắn hơn trong các hoạt động toàn cầu.

Bộ trưởng Tài chính Sitharaman, Bộ trưởng Công Thương Goyal và ông Bibek Debroy, đứng đầu Hội đồng Cố vấn Kinh tế cho Thủ tướng Ấn Độ, đang xem xét các lựa chọn nhằm tăng cường can dự thương mại của Ấn Độ và rà soát lại các FTA hiện hành.

Chuyên gia: Mỹ có thể lấp đầy ‘khoảng trống công nghệ’ tại Ấn Độ do Trung Quốc tạo ra

Chuyên gia: Mỹ có thể lấp đầy ‘khoảng trống công nghệ’ tại Ấn Độ do Trung Quốc tạo ra

TGVN. Giới phân tích cho rằng, lệnh cấm của Ấn Độ tới các công ty công nghệ Trung Quốc giữa những cáo buộc về đại ...

Việt Nam đang xem xét mở lại các chuyến bay thương mại với Hàn Quốc

Việt Nam đang xem xét mở lại các chuyến bay thương mại với Hàn Quốc

TGVN. Ngày 23/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung Wha ...

Tin tức ASEAN buổi sáng 9/7: Covid-19 tiếp tục 'hoành hành' ở Indonesia, Philippines, Nhật Bản muốn tăng cường hợp tác số với ASEAN

Tin tức ASEAN buổi sáng 9/7: Covid-19 tiếp tục 'hoành hành' ở Indonesia, Philippines, Nhật Bản muốn tăng cường hợp tác số với ASEAN

TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, Nhật Bản muốn tăng cường hợp tác kinh tế số với ASEAN... là những thông tin chính ...

Căng thẳng với Trung Quốc, Ấn Độ kiên quyết không xem xét lại lựa chọn rút khỏi RCEP

Căng thẳng với Trung Quốc, Ấn Độ kiên quyết không xem xét lại lựa chọn rút khỏi RCEP

TGVN. Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vẫn kiên trì với quyết định không tham gia Hiệp định đối tác kinh tế ...

QT. (theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động