Một trạm ga tàu điện ngầm ở London. (Nguồn: Travel) |
Ước tính, hàng triệu người đã sử dụng tàu điện ngầm ở London (Anh) với 270 nhà ga khắp thành phố này. Đây cũng là phương tiện đi lại thuận tiện, an toàn nhất để đi vòng quanh thủ đô của "xứ sở sương mù".
Nhưng có lẽ, nhiều hành khách khi bước chân lên tàu điện ngầm không hề biết câu chuyện phía sau.
Năm 1665, nạn dịch hạch tràn đến London và được tài liệu ghi lại là một trong những trận dịch bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử, cướp đi sinh mạng của khoảng 100.000 người - tương đương với 1/5 dân số thành phố ở thời điểm đó.
Lượng người tử vong quá cao khiến những "hố chôn người mắc dịch hạch" trở thành ngôi mộ chung của nhiều thi thể.
Vào năm 1863 (gần 200 năm trôi qua), London chính thức mở tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới. Nhìn vào hình ảnh bản đồ, có thể nhận thấy nhiều tuyến đường được thiết kế "cong mềm mại" thay vì đi thẳng để tiết kiệm thời gian.
Dựa trên tài liệu ghi chép, các nhà khảo cổ đưa ra lời giải thích khả thi nhất. Đó là, khi thiết kế đường, các kỹ sư phải tránh những "hố chôn thi thể bị dịch hạch" để không ảnh hưởng tới người đã khuất.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra, đường cong của tuyến tàu điện ngầm không chỉ tránh những hố chôn tập thể, mà còn liên quan tới vấn đề chi phí. Vào thời điểm đó, chỉ cần đào sâu 6 m dưới lòng đất, các công ty đường sắt phải mua lại các bất động sản trên khu vực bị ảnh hưởng.
Trước tình hình đó, các công ty buộc phải thiết kế sao cho đường ray đi qua ít khu nhà cửa nhất có thể để giảm chi phí.
Chính bởi điều này, có những nhà ga buộc phải xây dựng trên "hố dịch hạch". Tiêu biểu như bên dưới nhà ga Aldgate là hố chôn tập thể của hơn 1.000 người tử vong vì dịch bệnh.
Năm 2013, một hố chôn được cho là lớn nhất tìm thấy tại London, phát hiện ở quảng trường Charterhouse. Tại đây, nhóm khảo cổ tìm thấy hàng chục bộ hài cốt, nhưng người ta vẫn tin rằng có tới 50.000 thi thể được chôn cất tại khu vực này. Sau đó, các chuyên gia đến từ bảo tàng London đã tới khai quật và nghiên cứu những gì còn lại.
Cùng với sự phát triển của thành phố, nhiều dự án tàu điện ngầm và cao tốc đã đi qua cả trăm nghĩa trang tập thể ở London.
Tất cả không hoàn toàn là "hố dịch hạch" nữa mà có thể đến từ thảm họa dịch bệnh khác như dịch tả hay đậu mùa. Trong quá trình thi công, nếu gặp phải các bộ hài cốt, thi thể người đã khuất sẽ được chuyển tới an táng ở một nơi khác.
| Choáng ngợp với nhà ga tàu điện ngầm - 'Cung điện' lộng lẫy dưới lòng đất ở thủ đô nước Nga TGVN. Được khai trương từ năm 1935, đến nay toàn hệ thống tàu điện ngầm Moscow (Liên bang Nga) có 14 tuyến đang hoạt động, ... |
| Đức đổi tên ga tàu điện ngầm ở Berlin để phản đối phân biệt chủng tộc TGVN. Ga tàu điện ngầm (U-Bahn) có tên Mohrenstraße (Phố người Moor) thuộc quận Mitte (Trung tâm) ở Berlin, Đức sẽ được đổi tên mới ... |